Thức ăn có thể gây sốc phản vệ

Hà Lê |

Sốc phản vệ do thức ăn không phải là trường hợp hiếm gặp, có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn, những thực phẩm thường gây dị ứng là hải sản, trứng, sữa, dứa, khoai tây, đậu phộng, đậu nành và các chất phụ gia.
Sốc phản vệ do thức ăn. Ảnh minh hoạ
Sốc phản vệ do thức ăn. Ảnh minh hoạ

Sốc phản vệ sau khi ăn cá

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cấp cứu nữ bệnh nhân 65 tuổi bị sốc phản vệ do thức ăn. Bệnh nhân cho biết, sau khi ăn cá thu 30 phút bắt đầu xuất hiện khó thở, bủn rủn tay chân, ban đỏ rải rác toàn thân, huyết áp tụt. Bệnh nhân không có tiền sử dị ứng. Các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí và chẩn đoán theo phác đồ phản vệ, điều trị tích cực. Hiện bệnh nhân đã ổn định và cho hay, không có tiền sử dị ứng trước đây.

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức – Khoa Bệnh Lây đường tiêu hóa (A4B) (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết: Dị ứng thức ăn là một phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra khi cơ thể tiếp nhận những protein đặc biệt thông qua đường ăn uống. Đây là một loại phản ứng của hệ miễn dịch khi các protein đặc biệt này gây nên các phản ứng dị ứng của cơ thể. Tình trạng dị ứng với thành phần protein trong thức ăn có thể là cấp tính (xảy ra một cách đột ngột) hoặc mạn tính (xảy ra trong một thời gian dài).

Có một số người, phản ứng dị ứng triệu chứng rất nhẹ, có thể gây không thoải mái nhưng cũng không nghiêm trọng với cơ thể. Nhưng một số trường hợp lại rất nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng thường phát triển trong vòng vài phút đến hai giờ sau khi ăn.

Các triệu chứng thường gặp như nổi mẩn ngứa toàn thân hoặc ngứa trong miệng, nổi mề đay, phát ban, chàm, sưng môi, sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể; Khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở; Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn; Chóng mặt hoặc ngất xỉu, da nhợt nhạt, tím tái, toát mồ hôi.

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức nói rõ thêm: Thức ăn có thể gây sốc phản vệ với các triệu chứng đe dọa đến tính mạng như hạn chế và thắt chặt đường thở; Cổ họng bị sưng hoặc cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khiến cho quá trình thở khó khăn; Sốc với sự giảm huyết áp đột ngột và nghiêm trọng... Trong trường hợp người mắc bị sốc phản vệ cần phải điều trị khẩn cấp ngay lập tức, nếu không bệnh nhân hôn mê thậm chí tử vong.

Không chủ quan khi đưa thức ăn vào cơ thể

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức phân tích các yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn gồm:

Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn, nổi mề đay, chàm, con cái có nguy cơ cao bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó nếu bố mẹ chúng cũng dị ứng; Nếu đã có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn cụ thể, có thể cơ thể sẽ tăng nguy cơ dị ứng với những loại thức ăn khác. Nếu đã có phản ứng dị ứng với thức ăn thì nguy cơ bị dị ứng ở những lần tiếp theo sẽ cao hơn và mức độ ngày càng nghiêm trọng;

Tuổi: Khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, với những đứa trẻ đã bị dị ứng thức ăn thì khi già đi cơ thể sẽ ít có khả năng hấp thụ thức ăn hoặc các thành phần thức ăn đã gây dị ứng;

Thói quen: Ăn uống không khoa học thường dễ dẫn đến tình trạng dị ứng thực phẩm. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại hạt, sữa, trứng,… Hen suyễn và dị ứng thức ăn thường xảy ra cùng nhau.

Dị ứng thức ăn là tình trạng khá phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến da còn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, hệ hô hấp hoặc tim mạch. Vì vậy khi có 1 trong các triệu chứng dị ứng trên hay đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ đưa ra khuyến cáo:

Để đề phòng dị ứng thức ăn cần tránh các thực phẩm có tiền sử gây dị ứng cho cơ thể hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng; 

Xem kỹ thành phần in trên bao bì thức ăn để loại trừ những sản phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể; Nếu sử dụng thức ăn chế biến sẵn không có nhãn mác, cần cẩn trọng và hỏi đầu bếp về thành phần có trong thức ăn; Không sử dụng thực phẩm hết hạn, ôi thiu, ẩm mốc,…

Tập thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường. Nếu trong trường hợp đi xa, có thể mang theo thức ăn đã chế biến, cẩn trọng với những thức ăn không rõ nguồn gốc.

Trường hợp bị dị ứng nhẹ cần ngừng ngay thức ăn gây dị ứng, có thể sử dụng kháng histamin để giảm bớt các phản ứng dị ứng, giảm nổi mề đay, phát ban, phù nề,…

Trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng, ngừng ngay thức ăn gây dị ứng và cấp cứu kịp thời. Có thể sử dụng epinephrine tiêm tĩnh mạch. Sau đó sử dụng một trong 2 phương pháp: liệu pháp miễn dịch đường uống và Anti - IgE. Tất cả những phương pháp trên đều dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Dọn vườn nhà, người đàn ông sốc phản vệ nặng, nguy kịch vì bị ong vàng đốt

Hương Giang |

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận, cấp cứu nam bệnh nhân 40 tuổi (ở Phú Thọ) bị sốc phản vệ nặng do ong đốt. Loại ong đốt được xác định là ong vàng (một số nơi gọi là ong vang).

Phú Thọ: Bé trai sốc phản vệ sau khi ngậm thuốc chữa ho

Khánh Linh |

Phú Thọ - Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh viện vừa cấp cứu thành công bé trai sốc phản vệ sau khi ngậm 1 viên thuốc ho.

Kích hoạt báo động đỏ cứu bệnh nhân sốc phản vệ do... ăn mì tôm

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Sau khi ăn mì tôm, chị N có biểu hiện bất thường, mệt, khó thở, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, phù mặt và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Làm gì khi bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine?

PGS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y - DƯỢC HUẾ) |

Các phản ứng phụ của tiêm vaccine, làm gì khi bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine?

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Dọn vườn nhà, người đàn ông sốc phản vệ nặng, nguy kịch vì bị ong vàng đốt

Hương Giang |

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận, cấp cứu nam bệnh nhân 40 tuổi (ở Phú Thọ) bị sốc phản vệ nặng do ong đốt. Loại ong đốt được xác định là ong vàng (một số nơi gọi là ong vang).

Phú Thọ: Bé trai sốc phản vệ sau khi ngậm thuốc chữa ho

Khánh Linh |

Phú Thọ - Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh viện vừa cấp cứu thành công bé trai sốc phản vệ sau khi ngậm 1 viên thuốc ho.

Kích hoạt báo động đỏ cứu bệnh nhân sốc phản vệ do... ăn mì tôm

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Sau khi ăn mì tôm, chị N có biểu hiện bất thường, mệt, khó thở, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, phù mặt và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Làm gì khi bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine?

PGS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y - DƯỢC HUẾ) |

Các phản ứng phụ của tiêm vaccine, làm gì khi bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine?