Phải làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm

ThS.BS.CKI Nguyễn Ngọc Nhã Khanh – Bác sĩ khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh |

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, thậm chí 1-2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm. Để phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng và tránh gây nguy hiểm tính mạng, mỗi người đều cần nắm chắc cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm.

Tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Những triệu chứng này thường không đặc hiệu, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên vẫn có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp phổ biến.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai ngay sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Do đó, cần trang bị cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm để có thể nhanh chóng giúp đỡ bản thân hoặc ai đó khi không may gặp phải tình trạng này. Các cách sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn có thể bao gồm:

Tự làm nôn ói

Gây nôn thường được áp dụng đối với những người có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hay người còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc.

Cách làm này thường được áp dụng đối với những người có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, hay người còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc. Phương pháp này sẽ được áp dụng giúp người bị ngộ độc thực phẩm nhanh chóng nôn hết những thức ăn đã ăn vào. Tuy nhiên, phương pháp này thường được sử dụng khi đã phát hiện bản thân ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn.

Cách để gây nôn: Các cách thức có thể áp dụng như uống 1 ly nước muối pha loãng (0,9%) rồi dùng ngón trỏ móc vào vị trí góc cuống lưỡi gần họng, nhằm kích thích cảm giác nôn ở người bệnh. Người bệnh nôn được càng nhiều càng tốt. Điều này giúp hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại.

Những lưu ý trong lúc gây nôn:

Nếu người bệnh nằm nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở.

Đối với trẻ em, người hỗ trợ cần thực hành động tác gây nôn khéo léo tránh gây trầy xước cổ họng trẻ.

Đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê thì không nên kích nôn vì dễ gây sặc, ngạt thở.

Nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Những người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần có thể gây tình trạng mất nước. Lúc này cần cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước cho trẻ.

Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải.

Trường hợp, ngộ độc tập thể xảy ra, cần chia dung dịch oresol riêng cho từng người, không uống chung để tránh người bị ngộ độc nhẹ có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

Quan sát người bệnh, nếu thấy tình trạng thở khó, cảm giác nghẹt thở thì nên dùng tay sạch kéo lưỡi người bệnh ra ngoài, tránh tụt vào trong, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Theo dõi nhịp tim

Trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp.

Đưa đến người bệnh cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời

Sau khi tiến hành quy trình sơ cứu ngộ độc thực phẩm bao gồm các cách gây nôn, bù nước,… dù tình trạng người bệnh có dấu hiệu tỉnh táo vẫn cần được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và tiến hành thực hiện các bước cấp cứu khi cần thiết.

Dựa theo kết quả đánh giá lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số kỹ thuật như xét nghiệm máu, cấy phân,… nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và có hướng xử trí phù hợp.

Lưu ý: Khi phát hiện tình trạng ngộ độc thực phẩm, người sơ cứu có thể dùng túi kín lưu giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc hoặc thức ăn người bệnh vừa nôn để bác sĩ có thể nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Sau khi tình trạng ngộ độc thuyên giảm, người bệnh cần lưu ý:

Ăn uống từ từ trở lại với những thức ăn nhạt, dễ tiêu như bánh mì, cơm, thịt gà, chuối,…

Ngừng ăn nếu cơn buồn nôn quay trở lại. Tránh các sản phẩm từ sữa, rau sống, caffeine, rượu, nicotin, thức ăn có nhiều chất béo hoặc cay trong vài ngày.

Cân nhắc có thể dùng thuốc acetaminophen để giảm khó chịu, tuy nhiên nếu mắc bệnh gan bạn nên tư vấn bác sĩ.

Không sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì có thể làm chậm quá trình loại bỏ vi khuẩn khỏi các cơ quan tiêu hóa.

ThS.BS.CKI Nguyễn Ngọc Nhã Khanh – Bác sĩ khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh
TIN LIÊN QUAN

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phổ biến phải nắm vững

Thanh Vân (Theo Webmd) |

Ngộ độc thực phẩm là một thuật ngữ rộng, bao gồm rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Các triệu chứng và mức độ tồi tệ của việc ngộ độc thực phẩm sẽ khác nhau bởi nó phụ thuộc vào loại vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng đã lây nhiễm cho bạn, số lượng trong hệ thống của bạn và hệ thống miễn dịch của bạn chống lại nó tốt như thế nào.

Ngộ độc xyanua do uống quá nhiều nước măng

Lệ Hà |

Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 44 tuổi đến từ Thái Nguyên chuyển đến trong tình trạng hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa, đang thở máy, tiêu cơ vân, tổn thương cơ tim. Bệnh nhân được xác định ngộ độc nước măng.

Ăn uống và chăm sóc sức khỏe đúng cách sau khi ngộ độc thực phẩm

Tuấn Đạt (Theo Health) |

Chuyên trang sức khoẻ Health đưa ra một số lời khuyên hữu ích nhằm tư vấn cách ăn uống, chăm sóc cơ thể sau khi gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Hai tuyến bài phản ánh của báo Lao Động đoạt Giải Báo chí quốc gia 2022

NHÓM PV |

Tối 21.6, lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022 đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, TP Hà Nội. Trong đó, báo Lao Động vinh dự nhận 2 Giải Báo chí quốc gia thuộc thể loại phản ánh trên báo điện tử và phản ánh, điều tra trên báo in.

Tin 20h: Bộ LĐTBXH nêu lý do cần giảm tuổi hưởng lương hưu

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Bộ LĐTBXH nêu lý do cần giảm tuổi hưởng lương hưu; Người dân liều mình trên cáp tự chế vượt lũ dữ; Để thiếu điện, EVN truy trách nhiệm đơn vị thành viên...

Sắp diễn ra ngày hội bóng đá công nhân lớn nhất từ trước đến nay

HỮU CHÁNH - PHƯƠNG NGÂN |

TP Hồ Chí Minh - Giải Vô địch bóng đá công nhân toàn quốc là sân chơi, là cơ hội để công nhân thể hiện khát vọng, niềm tin vào tài năng bóng đá của mình.

Công ty Giống cây trồng - Con nuôi Ninh Bình bị tố chiếm đoạt tiền BHXH

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hàng chục người lao động đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Công ty CP Tổng Công ty Giống cây trồng - Con nuôi Ninh Bình (trụ sở tại thôn Đoài Hạ, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình) đã gửi đơn cầu cứu các cơ quan chức năng của tỉnh vì bị chiếm đoạt tiền BHXH.

5 năm thu hơn 19.000 tỉ, Grab Việt Nam vẫn chưa phải đóng thuế doanh nghiệp

Quang Dân |

Giai đoạn 2018 – 2022, Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) đã đưa về hơn 19.000 tỉ đồng doanh thu, thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn chưa chưa phải đóng đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phổ biến phải nắm vững

Thanh Vân (Theo Webmd) |

Ngộ độc thực phẩm là một thuật ngữ rộng, bao gồm rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Các triệu chứng và mức độ tồi tệ của việc ngộ độc thực phẩm sẽ khác nhau bởi nó phụ thuộc vào loại vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng đã lây nhiễm cho bạn, số lượng trong hệ thống của bạn và hệ thống miễn dịch của bạn chống lại nó tốt như thế nào.

Ngộ độc xyanua do uống quá nhiều nước măng

Lệ Hà |

Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 44 tuổi đến từ Thái Nguyên chuyển đến trong tình trạng hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa, đang thở máy, tiêu cơ vân, tổn thương cơ tim. Bệnh nhân được xác định ngộ độc nước măng.

Ăn uống và chăm sóc sức khỏe đúng cách sau khi ngộ độc thực phẩm

Tuấn Đạt (Theo Health) |

Chuyên trang sức khoẻ Health đưa ra một số lời khuyên hữu ích nhằm tư vấn cách ăn uống, chăm sóc cơ thể sau khi gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm.