Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến bất kỳ hoặc mọi cơ quan trong cơ thể. Các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm:
Đột quỵ
Bệnh võng mạc
Mất thị lực
Đau tim
Suy tim
Suy gan
Suy thận
Các bệnh về thần kinh
Khoa học đã chứng minh, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn. Nguy cơ càng cao hơn khi người này bị béo phì, huyết áp không kiểm soát, mức cholesterol bất thường, gan nhiễm mỡ, hút thuốc quá nhiều hoặc uống rượu thường xuyên.
Làm thế nào để cải thiện bệnh tiểu đường?
Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi một cách tiếp cận đa hướng, bao gồm việc tập thể dục thường xuyên.
Người bệnh cũng cần ăn chế độ ăn kiêng chuyên biệt để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tránh các sản phẩm chứa chất béo bão hoà như sữa giàu chất chéo, bơ, thịt bò, xúc xích, thịt xông khói,...
Giảm chất béo chuyển hoá như thực phẩm chế biến sẵn
Cùng với đó, việc kiểm soát huyết áp và cholesterol tối ưu sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân cũng cần phải duy trì lịch thăm khám định kỳ với bác sĩ.
Việc cai thuốc lá và rượu rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng và số lượng cuộc sống của họ.
6 lưu ý cho người bị tiểu đường
Không bỏ bữa: Bỏ bữa sẽ khiến bạn bị hạ đường huyết, có thể gây ra những nguy hiểm như nhịp tim tăng liên, ngất, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh,...
Ăn nhiều chất xơ: Bữa ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn ổn định đường huyết.
Tránh xa các đồ uống có đường: Nước ngọt, hay thậm chí là nước trái cây cũng có thể gây tăng đường huyết, dẫn đến tình trạng thường xuyên đi tiểu, tăng cân,... Bạn có thể sử dụng nước uống thông thường hoặc nước dừa, đồ uống không chứa carbonat.
Hạn chế sử dụng dầu, bơ: Chất béo trong những thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết.
Cai rượu: Uống quá nhiều rượu sẽ khiến cơ thể kháng với insulin, làm tăng đường huyết.