F0 đã uống thuốc Molnupiravir có thể dùng tiếp khi tái mắc COVID-19

Phạm Đông |

Theo các chuyên gia y tế, người tái mắc COVID-19 có thể dùng thuốc Molnupiravir như một trường hợp mắc mới. Bởi khi virus SARS-CoV-2 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh.

Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân chính khiến một người gặp phải tình trạng tái mắc COVID-19 là sự xuất hiện của các biến chủng mới. Tái mắc COVID-19 xảy ra khi người bệnh nhiễm các biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2. Riêng với biến thể Omicron, người nhiễm dòng phụ BA.1 vẫn có thể tái nhiễm BA.2 và BA.3.

Khi tình trạng tái mắc COVID-19 ngày càng phổ biến, nhiều người câu hỏi đặt ra là F0 tái nhiễm có thể dùng thuốc kháng virus hay không?

Về điều trị cho người tái nhiễm, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TPHCM - cho biết, sẽ điều trị như một lần mắc bệnh mới. Việc sử dụng Molnupiravir trong lần tái nhiễm tiếp theo là hoàn toàn có thể. Khi đó có thể điều trị bằng thuốc đặc trị Molnupiravir và điều trị theo triệu chứng như ho thì có thể dùng thuốc ho, sốt dùng thuốc hạ sốt.

Khi sử dụng Molnupiravir trong các lần tái nhiễm cách xa nhau không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc đủ 5 ngày liên tiếp thì chúng ta nên ngưng thuốc vì lúc này phần lớn virus đã được tiêu diệt, đồng thời cơ thể đã tạo ra được các kháng thể để tiêu diệt hoàn toàn virus còn lại trong cơ thể.

Để đạt được hiệu quả điều trị COVID-19 tốt nhất chúng ta nên sử dụng Molnupiravir ngay khi xét nghiệm dương tính và có triệu chứng.

Theo quy định của Bộ Y tế, Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tục. Nhưng trên thực tế có rất nhiều ca bệnh nhiễm COVID-19 đã sử dụng thuốc đặc trị đủ liều nhưng kết quả xét nghiệm PCR vẫn dương tính.

Tuy nhiên, ông Dũng khuyên người bệnh đừng vội lo lắng hay tìm thêm những loại thuốc khác thay thế Molnupiravir. Bởi khi sử dụng đủ liều Molnupiravir đồng nghĩa với việc cơ thể của bệnh nhân đã có được sự điều trị tốt nhất và đã có thể sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để tiêu diệt lượng virus còn sót lại trong cơ thể.

“Đã có những nghiên cứu về việc sử dụng Molnupiravir nhưng vẫn dương tính với COVID-19. Kết quả cho thấy những virus khi được đưa ra để nuôi cấy lại không thể sống được. Có nghĩa là Molnupiravir có tiêu diệt và ức chế sự phát triển của virus và thứ còn sót lại đó chỉ là xác của chúng”, ông Dũng phân tích.

Theo TS. Phạm Quang Thái - Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), ai cũng có khả năng tái mắc COVID-19, thậm chí tái mắc nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa bệnh.

Hiện nay, không có công thức chính xác về khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc kháng virus Molnupiravir. Tuy nhiên, tái nhiễm COVID-19 thường xảy ra sau khi người nhiễm COVID-19 trước đó 2-3 tháng. Thời gian này đủ để thuốc của lần đầu đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể.

Các bác sĩ cho biết, hiện nay, triệu chứng mắc COVID-19 ở người đã tiêm vaccine, không thuộc nhóm nguy cơ cao, thường khá nhẹ nhàng. Chủ yếu là ớn lạnh, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau rát cổ họng, xuất hiện trong vài ngày. Triệu chứng mất mùi và mất vị giác ít xuất hiện ở người nhiễm Omicron.

Tuy nhiên, bệnh nhân COVID-19 vẫn có nguy cơ trở nặng. Do đó, người bệnh cần theo dõi dấu hiệu giảm SpO2. Nếu chỉ số vẫn trên 95% thì nên đi bộ trong thời gian 5 đến 10 phút để phát hiện được những người giảm SpO2 tiềm ẩn để điều trị kịp thời.

Riêng thuốc kháng virus dạng uống hiện nay như Molnupiravir hay Favipiravir chỉ nên sử dụng trong 5 ngày đầu và nên dùng khi F0 có dấu hiệu trở nặng như ho nhiều, mệt nhiều, không giảm sốt và SpO2 giảm dưới 95%.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Mắc lại COVID-19 rất nhanh sau khi khỏi bệnh có phải tái nhiễm hay không?

THẢO ANH - PHƯƠNG ANH |

Không ít trường hợp tự điều trị khỏi bệnh sau nhiều lần âm tính nhưng chỉ vừa hết cách ly đi làm trở lại test nhanh vẫn lên 2 vạch. Trường hợp dương tính quá gần thời gian nhiễm lần trước liệu có được xem là tái nhiễm hay không được nhiều người quan tâm.

Omicron chiếm ưu thế: F0 khỏi bệnh có thể tái nhiễm khi mắc chủng mới

Phạm Đông |

Hà Nội - Omicron hiện là chủng lưu hành chính tại Hà Nội. Mặc dù mỗi người sẽ có mức độ miễn dịch khác nhau, nhưng nếu chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc một F0 khác mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

Vì sao nhiều người tái nhiễm COVID-19 lần 2, lần 3 dù tiêm đủ vaccine?

Phạm Đông |

Hiện nay, tình trạng tái nhiễm COVID-19 đang trở nên ngày càng phổ biến. Chuyên gia cho biết nhiều người dù đã khỏi bệnh nhưng có thể dương tính lại 2, thậm chí 3 lần khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến chủng mới.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Mắc lại COVID-19 rất nhanh sau khi khỏi bệnh có phải tái nhiễm hay không?

THẢO ANH - PHƯƠNG ANH |

Không ít trường hợp tự điều trị khỏi bệnh sau nhiều lần âm tính nhưng chỉ vừa hết cách ly đi làm trở lại test nhanh vẫn lên 2 vạch. Trường hợp dương tính quá gần thời gian nhiễm lần trước liệu có được xem là tái nhiễm hay không được nhiều người quan tâm.

Omicron chiếm ưu thế: F0 khỏi bệnh có thể tái nhiễm khi mắc chủng mới

Phạm Đông |

Hà Nội - Omicron hiện là chủng lưu hành chính tại Hà Nội. Mặc dù mỗi người sẽ có mức độ miễn dịch khác nhau, nhưng nếu chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc một F0 khác mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.

Vì sao nhiều người tái nhiễm COVID-19 lần 2, lần 3 dù tiêm đủ vaccine?

Phạm Đông |

Hiện nay, tình trạng tái nhiễm COVID-19 đang trở nên ngày càng phổ biến. Chuyên gia cho biết nhiều người dù đã khỏi bệnh nhưng có thể dương tính lại 2, thậm chí 3 lần khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến chủng mới.