Cần Thơ và bài học của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam

AN NGUYÊN |

Câu chuyện ở câu lạc bộ Cần Thơ khắc hoạ bức tranh khác về trực trạng kém bền vững của các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Dấu hỏi cho tương lai

Sau nhiều lùm xùm về vấn đề nợ lương, thưởng, ngày 19.9.2022, Tổng Giám đốc Nguyễn Đắc Văn đã có văn bản số 270623/TB-TĐG về việc hoàn trả câu lạc bộ bóng đá Cần Thơ cho thành phố Cần Thơ.

Ngày 20.9.2022, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đã có công văn số 3313/SVHTTDL-QLTDTT gửi Công ty Cổ phần Tây Đô Group, trong đó thống nhất tiếp nhận đội bóng đá Cần Thơ kể từ ngày 20.9.2022 và giao Trung tâm Thể dục Thể thao thành phố Cần Thơ quản lý.

Sau đó 1 ngày, ông Trương Công Quốc Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đã có buổi làm việc với các cầu thủ của câu lạc bộ Cần Thơ trước những lùm xùm về nợ lương và lần lượt Giám đốc điều hành, huấn luyện viên trưởng và Chủ tịch câu lạc bộ từ chức.

Hiện thành phố đã sẵn sàng và có được nguồn tài trợ kinh phí cho đội bóng từ nay đến cuối mùa giải. Tiền lương mà đội bóng còn nợ cầu thủ từ tháng 8 thì thành phố đã chuyển cho câu lạc bộ để trả từ ngày 21.9.

Câu lạc bộ Cần Thơ được trả về Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ sau khi nhà tài trợ rút lui. Ảnh: CLB Cần Thơ
Câu lạc bộ Cần Thơ được trả về Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ sau khi nhà tài trợ rút lui. Ảnh: CFC

Về cơ bản, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) có thể “yên tâm” giải đấu sẽ về đích an toàn khi đội bóng miền Tây chắc chắn tiếp tục thi đấu. Nhưng mùa giải năm sau, tương lai thế nào là bài toán mà các nhà quản lý bóng đá cần phải tính trước.

Một đội bóng không có lượng cổ động viên đông đảo, khả năng khai thác thương mại, truyền thông gần như bằng không, thành tích đi xuống trong thời gian dài khó hấp dẫn các nhà đầu tư thể thao thuần tuý.

Nhưng nhìn từ góc độ sự việc của nhà tài trợ “rút lui không lý do” khỏi câu lạc bộ Cần Thơ, có thể thấy rằng việc tìm kiếm lợi ích bên ngoài bóng đá không dễ dàng như nhiều năm về trước. Đây là lý do khiến một số doanh nghiệp thoái lui khỏi bóng đá khi không đạt được mục đích ban đầu.

Thay đổi cho tương lai vững bền

Thực tế, không chỉ câu lạc bộ Cần Thơ mà chuyện ở câu lạc bộ Than Quảng Ninh hay xa hơn là các đội bóng từng bị giải thể vẽ nên bức tranh về bóng đá Việt Nam. So với 10 năm về trước, nền móng của các đội bóng không có nhiều thay đổi. Sự lệ thuộc vào túi tiền của các ông bầu vẫn còn nặng nề. Việc tạo ra dòng tiền từ việc kinh doanh các sản phẩm bóng đá vẫn còn là chuyện mới mẻ.

Câu lạc bộ Than Quảng Ninh bị xoá sổ sau thời gian dài khó khăn về tài chính. Ảnh: TQN
Câu lạc bộ Than Quảng Ninh bị xoá sổ sau thời gian dài khó khăn về tài chính. Ảnh: TQN

Theo tìm hiểu của Lao Động, chỉ có 2 đội bóng tại V.League tái cơ cấu được bảng báo cáo tài chính theo hướng giảm mạnh sự lệ thuộc vào “bầu sữa” của ông chủ. Không bất ngờ, đó chính là câu lạc bộ Hà Nội và câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai.

Tuy mức chi tiêu của 2 đội bóng này khác nhau, nhưng nguồn tiền từ các hoạt động tài trợ, thương mại chiếm khoảng 30-35% ngân sách hoạt động của họ. Nhưng kiếm tiền theo cách của câu lạc bộ Hà Nội hay Hoàng Anh Gia Lai rất khó. Bầu Hiển hay bầu Đức từng chi rất nhiều tiền trong thời gian dài để tạo ra một đội bóng với lực lượng gồm nhiều ngôi sao của đội tuyển quốc gia.

Đây là thời điểm mà họ đẩy mạnh truyền thông trong thời đại thông tin bùng nổ. Mức độ ảnh hưởng trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông, sự lan toả với cộng đồng cũng là công cụ kiếm tiền quan trọng.

Tuy nhiên, các đội bóng khác vẫn tồn tại dựa trên quyền lợi mà nhà tài trợ được hưởng khi bỏ tiền cho bóng đá. Như thế, khi cam kết đầu tư đáo hạn, nhà tài trợ rời đi như một lẽ tất yếu bởi bóng đá có thể không tạo ra nguồn thu nào.

Một số đội bóng có nguồn tài nguyên là "bản sắc” đang cố gắng vượt qua rào cản này. Sông Lam Nghệ An, Nam Định hay Thanh Hoá đều cho thấy những nỗ lực để đẩy mạnh các hoạt động thương mại, tạo ra dòng tiền từ bóng đá theo nhiều cách khác nhau. Đây mới là con đường bền vững để giúp các đội bóng chuyên nghiệp có thể tự vận hành trong tương lai không xa.

AN NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Bao giờ bóng đá Việt Nam mới có thể “kinh doanh”?

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam vẫn đang “kinh doanh”, nhưng không phải bằng sản phẩm tốt nhất của mình…

Hoàng Anh Gia Lai và chuyện chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Chuyện tương lai của các cầu thủ ở Hoàng Anh Gia Lai có thể sẽ mở ra một số vấn đề chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam.

Từ chuyện nợ lương cầu thủ ở giải Hạng Nhất: Vì sao bóng đá Việt Nam "sống trong sợ hãi"

TAM NGUYÊN |

1 năm sau ngày Than Quảng Ninh giải thể, chuyện câu lạc bộ nợ lương cầu thủ lại đẩy bóng đá Việt Nam trở lại câu chuyện làm gì để tồn tại…

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Chuỗi cung ứng đa quốc gia đe dọa vị thế nhà sản xuất của Trung Quốc

Thanh Hà |

Các công ty toàn cầu đang để mắt đến chuỗi cung ứng ở Châu Á gọi là Altasia - nhóm được coi là có nhiều tiềm năng để thay thế sản xuất ở Trung Quốc.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Bản tin công đoàn: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc; Công ty PouYuen không tái ký HĐLĐ với 3.000 lao động; Niềm vui Mái ấm Công đoàn trước thềm 27.2 của đoàn viên ngành y tế Cần Thơ...


Bao giờ bóng đá Việt Nam mới có thể “kinh doanh”?

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam vẫn đang “kinh doanh”, nhưng không phải bằng sản phẩm tốt nhất của mình…

Hoàng Anh Gia Lai và chuyện chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Chuyện tương lai của các cầu thủ ở Hoàng Anh Gia Lai có thể sẽ mở ra một số vấn đề chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam.

Từ chuyện nợ lương cầu thủ ở giải Hạng Nhất: Vì sao bóng đá Việt Nam "sống trong sợ hãi"

TAM NGUYÊN |

1 năm sau ngày Than Quảng Ninh giải thể, chuyện câu lạc bộ nợ lương cầu thủ lại đẩy bóng đá Việt Nam trở lại câu chuyện làm gì để tồn tại…