VAR là một kiểu “định luật bảo toàn… tranh cãi”

TAM NGUYÊN |

“Tranh cãi không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ chỗ này sang chỗ khác”, điều người ta đang nói về VAR...

Sai lầm mang tính… con người

Ngày 27.6.2010, trên sân Free State ở Bloemfontein (Nam Phi), 2 đội tuyển Đức và Anh gặp nhau ở vòng 1/8 World Cup với tỷ số cuối cùng là 4-1 cho người Đức.

Nhưng sức mạnh của Xe tăng Đức không được nói đến nhiều bằng một tình huống trong trận đấu. Phút 38, Frank Lampard dứt điểm từ xa, bóng chạm mép dưới xà ngang, đập xuống phần cỏ phía sau vạch vôi trước khi bật ra và thủ môn Manuel Neuer ôm được.

Cả thế giới nhìn thấy nhưng chỉ cần một người không thấy, bàn thắng của Frank Lampard đã không được công nhận. Ảnh: FIFA
Cả thế giới nhìn thấy nhưng chỉ cần một người không thấy, bàn thắng của Frank Lampard đã không được công nhận. Ảnh: FIFA

Lampard đã ăn mừng, huấn luyện viên Fabio Capello từ ngoài đường biên cũng ăn mừng, và dĩ nhiên, người Anh cũng ăn mừng. Thế nhưng, trọng tài Jorge Larrionda vẫn cho trận đấu tiếp tục.

Tranh cãi nổ ra, kéo dài như một cuộc chiến. Nhưng cũng như rất nhiều thứ xảy ra trong lịch sử bóng đá, người ta hiểu rằng, sai lầm là một phần trong bóng đá và rốt cuộc, “trọng tài cũng chỉ là con người”.

Quyết định sai lầm của trọng tài có thể đẩy cả một quốc gia vào nỗi thất vọng, nhưng dẫu vậy, nó vẫn cho thấy bóng đá còn tồn tại “chất người”. Nó đại diện cho cảm xúc. Mà bóng đá cần cảm xúc!

Con người sai lầm mang tính… máy móc

Nếu cú dứt điểm của Lampard được thực hiện vào thời điểm này, đó chắc chắn là một bàn thắng. Nhờ VAR – công nghệ video hỗ trợ trọng tài.

Năm 2018, VAR chính thức được đưa vào sử dụng ở một số giải đấu, sau khoảng 2 năm tiến hành thử nghiệm. Nhưng thực tế là ngay từ 2010, dự án mang tên “Refereing 2.0” đã được nghiên cứu ở Hà Lan và đưa vào thử nghiệm từ mùa giải 2012-13, với sự đồng ý của Hội đồng Hiệp hội bóng đá thế giới (IFAB).

Cựu Chủ tịch FIFA - Sepp Blatter, phản đối mạnh mẽ việc đưa công nghệ mới vào bóng đá nhưng người kế nhiệm ông, Gianni Infantino lại rất mở. Từ ban đầu là công nghệ “Goal line” hay “Hawk eyes” hướng đến việc phân định bóng đã qua vạch vôi khung thành hay chưa, cho đến giờ, “VAR” đã can thiệp vào nhiều vấn đề hơn.

Phải thừa nhận rằng, thời gian đầu, VAR đem lại cảm giác thú vị, với một phần nào đó là sự công bằng. Nhưng dần dần, sự ức chế ngày càng lớn, cảm xúc thì ngày càng xẹp đi.

Nếu như ban đầu, VAR có thể giúp các đội bóng nhỏ không phải nhận bàn thua thì giờ đây, VAR cũng khiến họ mất đi bàn thắng mà phải nhọc công lắm mới tạo ra được. Nhưng nói vậy không có nghĩa rằng VAR có lỗi.

VAR không sai, không có lỗi, mà con người đã trở nên quá chi tiết, quá khắt khe... Ảnh: Premier League
VAR không sai, không có lỗi, mà con người đã trở nên quá chi tiết, quá khắt khe... Ảnh: Premier League

VAR không sai, mà chính sự phụ thuộc, lạm dụng đang biến lựa chọn của con người mang tính máy móc hơn là sự quả quyết của một quyết định kết hợp giữa lý trí và cảm xúc.

VAR không hề thay đổi. VAR vẫn có mục đích cụ thể, vẫn luôn là thứ công cụ hỗ trợ trọng tài. Vấn đề ở chỗ, khi đã có VAR rồi, các trọng tài giống như “ngồi trên lưng hổ”, giống như những ngọn lao đã ném đi rồi không thể rút lại được nữa…

Từ chuyện phân xử bóng đã qua vạch vôi hay chưa, giờ họ còn phải xử lý những tình huống việt vị mà khoảng cách có khi chưa bằng đốt ngón tay. Nó chi li đến mức… bủn xỉn, keo kiệt, khắt khe, vô cảm. Việc sa đà vào chi tiết đã bóp nghẹt dần cảm xúc, yếu tố vốn làm cho bóng đá thăng hoa.

Từ cầu thủ tới cổ động viên, ăn mừng cũng phải nhìn trước ngó sau, không còn sự bùng nổ về cảm xúc như trước, bởi họ sợ sẽ rỡi tõm xuống thinh không.

VAR hay không VAR?

Không có VAR cũng tranh cãi, có VAR vẫn tranh cãi. Nói theo cách thực tế thì là “đánh bùn sang ao”, còn văn hoa, khoa học thì có vể ví von với Định luật bảo toàn năng lượng, kiểu như “Tranh cãi không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ chỗ này sang chỗ khác”.

Với những tình huống gây tranh cãi kiểu “mất thì giờ“, người ta lại thích quay về với những tranh cãi mang tính cảm xúc nhiều hơn. Ảnh: Premier League
Với những tình huống gây tranh cãi kiểu “mất thì giờ“, người ta lại thích quay về với những tranh cãi mang tính cảm xúc nhiều hơn. Ảnh: Premier League

Không có VAR, sự ấm ức của kẻ chịu thiệt chỉ dừng lại ở việc “dù sao trọng tài cũng là con người”.

Khi đã có VAR, mọi tình huống đều được đặt lên bàn cân và dẫn tới câu hỏi tại sao trọng tài ở trận này thổi phạt mà trận khác lại bỏ qua? Đó là kiểu tranh cãi khác. Với điểm tựa là VAR, sự ấm ức của kẻ chịu thiệt là có cơ sở.

Rốt cuộc, khi ngày càng nhiều người nói về việc “VAR khiến tình yêu bóng đá giảm đi”, dám chắc rằng, họ sẵn sàng chấp nhận sự thất vọng ở pha bóng bị bỏ qua của Lampard hơn là cảm giác đau đớn khi biết rằng bàn thắng không được công nhận dù điểm chạm của bóng với vạch vôi chỉ mong manh như sợi tóc…

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Với Liverpool, VAR là một kẻ cướp

VIỆT HÙNG |

Một trận đấu có tới 2 lần bị khước từ bàn thắng bởi VAR, đó chắc chắn là cảm giác không dễ chịu chút nào với Liverpool. Chưa kể, họ còn bị chính công nghệ này giáng một đòn đau trong những phút cuối cùng trước Brighton. Để mất 2 điểm theo kịch bản như vậy quả thực là điều rất cay đắng.

3 lần đau đớn vì VAR, Liverpool bị Brighton cầm hòa vào phút cuối

VIỆT HÙNG |

Trong một ngày VAR đã đứng về phía đội chủ nhà Brighton, Liverpool của Jurgen Klopp chỉ biết trách thần may mắn đã không mỉm cười với họ.

Scaloni bức xúc với VAR vì bàn thắng không được công nhận của Messi

HOÀI MINH |

Huấn luyện viên Lionel Scaloni tỏ ý không hài lòng khi VAR không được sử dụng theo một quy chuẩn thống nhất, khiến Argentina và Messi chịu nhiều thiệt thòi.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Với Liverpool, VAR là một kẻ cướp

VIỆT HÙNG |

Một trận đấu có tới 2 lần bị khước từ bàn thắng bởi VAR, đó chắc chắn là cảm giác không dễ chịu chút nào với Liverpool. Chưa kể, họ còn bị chính công nghệ này giáng một đòn đau trong những phút cuối cùng trước Brighton. Để mất 2 điểm theo kịch bản như vậy quả thực là điều rất cay đắng.

3 lần đau đớn vì VAR, Liverpool bị Brighton cầm hòa vào phút cuối

VIỆT HÙNG |

Trong một ngày VAR đã đứng về phía đội chủ nhà Brighton, Liverpool của Jurgen Klopp chỉ biết trách thần may mắn đã không mỉm cười với họ.

Scaloni bức xúc với VAR vì bàn thắng không được công nhận của Messi

HOÀI MINH |

Huấn luyện viên Lionel Scaloni tỏ ý không hài lòng khi VAR không được sử dụng theo một quy chuẩn thống nhất, khiến Argentina và Messi chịu nhiều thiệt thòi.