Tiền chuyển nhượng cầu thủ: Ai "đốt" giỏi như bộ đôi thành Manchester?

VIỆT HÙNG |

Từ 2016 cho đến hiện tại, Man City đang dẫn đầu danh sách những đội bóng lỗ nặng nhất về tiền chuyển nhượng cầu thủ bởi rất nhiều bản hợp đồng hớ.

Premier League là giải đấu kiếm tiền nhiều nhất nhưng bên cạnh đó, độ chi tiêu cũng luôn ở vị trí số 1. Ngoài những cái tên lớn như Man United hay Man City, thật bất ngờ khi mức đầu tư của tân binh Leeds còn lớn hơn cả...Real Madrid.

Từ 2016 đến nay, Premier League trải qua 10 kì chuyển nhượng. Theo tính toán của hãng CIES, Manchester City đã chi tới 883 triệu bảng để mua cầu thủ. Số tiền này được đổ dồn cho các ngôi sao như Ruben Dias, Ferran Torres, Rodri, Leroy Sane, John Stones, Ilkay Gundogan, Aymeric Laporte, Bernardo Silva, Ederson và Riyad Mahrez. Thế nhưng, The Citizens chỉ có doanh thu từ bán cầu thủ là 329 triệu bảng. Như vậy, họ lỗ 554 triệu bảng.

554 triệu bảng tiền lỗ có thể được tập đoàn Abu-Dhabi bù đắp theo nhiều khoản khác nhau nhưng không thể phủ nhận con số 554 triệu bảng thâm hụt qua 10 kì chuyển nhượng là con số quá lớn. Số tiền đó có thể mua nguyên một đội hình để đá Premier League và trả lương cho cả đội từ 1-2 mùa.

Man City chi gần 900 triệu bảng cho chuyển nhượng từ 2016 đến nay. Ảnh: AFP.
Man City chi gần 900 triệu bảng cho chuyển nhượng từ 2016 đến nay. Ảnh: AFP.

Man City lỗ nhiều là vậy và Man United cũng ở mức kinh khủng không kém. Con số "Quỷ đỏ" bỏ ra mua cầu thủ trong 10 kì chuyển nhượng gần nhất ít hơn người hàng xóm (730 triệu bảng), bao gồm các cái tên: Paul Pogba, Alexis Sanchez, Romelu Lukaku, Nemanja Matic, Harry Maguire, Bruno Fernandes, Aaron Wan-Bissaka và Fred.

Tuy nhiên, tổng tiền nhận được của M.U sau khi thanh lý các cầu thủ chỉ là 215 triệu bảng. Như vậy, đội chủ sân Old Trafford lỗ 515 triệu bảng. M.U mua ít hơn Man City nhưng số tiền lỗ không kém là bao do phần lớn trong số các ngôi sao này đều là những bản hợp đồng hớ khi chuyên môn không xứng với số tiền bỏ ra.

M.U cần phải xem lại chính sách chuyển nhượng. Ảnh: AFP.
M.U cần phải xem lại chính sách chuyển nhượng. Ảnh: AFP.

Một đội thành công bậc nhất Châu Âu trong hơn 10 năm qua như Barcelona cũng gặp trở ngại về tài chính khi số tiền lỗ của họ từ chuyển nhượng trong 10 kì gần nhất là 413 triệu bảng. Họ bỏ ra khoảng hơn 1 tỉ bảng để mua người và số tiền bán các ngôi sao được 614 triệu bảng.

Dù bán được Neymar cho PSG năm 2017 với giá kỉ lục thế giới là 198 triệu bảng nhưng cũng giống với M.U, các ngôi sao được mua về của "Gã khổng lồ" trong giai đoạn này không thật sự nổi bật. Tiền bán các cầu thủ cũng không nhiều do thường là các bệnh binh hoặc lão tướng.

Hiện Barcelona đang có khoản nợ 636 triệu bảng và tổng giá trị hợp đồng của Messi trong 4 năm qua lên tới 492 triệu bảng. Đây là nguyên nhân chính khiến đội chủ sân Nou Camp lao đao trong thời gian qua và chỉ mua được những cầu thủ già có giá trị thấp.

Messi đang ngốn quá nhiều tiền của Barcelona. Ảnh: AFP.
Messi đang ngốn quá nhiều tiền của Barcelona. Ảnh: AFP.

Xếp sau 3 đội bóng này lần lượt là PSG, Inter Milan, Everton và Aston Villa với các mức lỗ lần lượt là 400, 338, 303 và 297 triệu bảng. Có thể thấy các đội bóng Anh rất biết cách "đốt tiền" nhưng vẫn chưa thể đạt được các mục đích mình mong muốn.

VIỆT HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Chuyển nhượng tháng 1 ở Châu Âu: Khi những hầu bao phải buộc chặt

TAM NGUYÊN |

COVID-19 và những biến thể mới của nó đã khiến các câu lạc bộ phải thắt chặt hầu bao thay vì vung tay chuyển nhượng như trước…

Thị trường chuyển nhượng mùa giải 2020/2021:Có một mùa đông “lạnh gấp đôi”

TAM NGUYÊN |

Người hâm mộ muốn theo dõi sự sôi động trên thị trường chuyển nhượng tháng 1 để cảm thấy ấm hơn trong cái lạnh của mùa đông giữa mùa dịch nhưng đã thất vọng.

Kì chuyển nhượng mùa Đông như "chợ chiều"

VIỆT HÙNG |

Do tác động của COVID-19, chưa khi nào kì chuyển nhượng mùa Đông của bóng đá Châu Âu lại ảm đạm như hiện tại.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Chuyển nhượng tháng 1 ở Châu Âu: Khi những hầu bao phải buộc chặt

TAM NGUYÊN |

COVID-19 và những biến thể mới của nó đã khiến các câu lạc bộ phải thắt chặt hầu bao thay vì vung tay chuyển nhượng như trước…

Thị trường chuyển nhượng mùa giải 2020/2021:Có một mùa đông “lạnh gấp đôi”

TAM NGUYÊN |

Người hâm mộ muốn theo dõi sự sôi động trên thị trường chuyển nhượng tháng 1 để cảm thấy ấm hơn trong cái lạnh của mùa đông giữa mùa dịch nhưng đã thất vọng.

Kì chuyển nhượng mùa Đông như "chợ chiều"

VIỆT HÙNG |

Do tác động của COVID-19, chưa khi nào kì chuyển nhượng mùa Đông của bóng đá Châu Âu lại ảm đạm như hiện tại.