Super League đã dừng, Champions League kiểu mới sẽ ra sao?

VIỆT HÙNG |

Khi cơn sốt về Super League tạm lắng, giờ là lúc sự chú ý của giới hâm mộ dồn vào Champions League với nhiều băn khoăn.

Dù rất tức giận trước động thái của 12 đội bóng muốn thành lập Super League nhưng Chủ tịch UEFA - Aleksander Ceferin hiểu rằng, nếu đưa ra những lệnh cấm đối với toàn bộ nhóm này, chính UEFA và Champions League sẽ "lãnh đủ".

Trên thực tế, không cần UEFA phải đưa ra án phạt cấm đá Champions League, nhiều đội trong nhóm "nổi loạn" kia cũng chưa chắc đã giành được vé. Trong số 6 đội thuộc "Big 6" của Premier League, hiện chỉ có Manchester United và Manchester City đủ điều kiện tham dự giải. Từ giờ đến cuối mùa, chưa chắc Liverpool, Chelsea hay Tottenham sẽ có mặt trong Top 4. Còn với Arsenal, từ lâu họ đã bị loại khỏi cuộc đua.

Với Serie A, Juventus vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể đoạt vé đến sân chơi cao nhất Châu Âu.

Juventus của Agnelli chưa tự quyết được vé đá Champions League. Ảnh: AFP.
Juventus của Agnelli chưa tự quyết được vé đá Champions League. Ảnh: AFP.

Không sử dụng các án phạt nhưng không có nghĩa, UEFA sẽ để nguyên hiện trạng với 12 đội này. Liên đoàn bóng đá Châu Âu đang tìm cách gỡ bớt các quyền lực mà nhóm này sở hữu để tiến tới, loại bỏ hoàn toàn mầm mống về những hiện tượng tương tự Super League vài ngày qua.

Super League đã tạm "delay", điều này có tác động rất tích cực khi giá trị của Champions League cả về tiền và thương hiệu đã được tăng lên. Trên thực tế, UEFA luôn tăng tiền thưởng của Champions League qua mỗi năm nhưng nó không đáp ứng được nhu cầu của các đội. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, khả năng sẽ có thêm nhiều mô hình như Super League nữa sẽ ra đời.

UEFA biết điều đó nên đã móc nối với một quỹ đầu tư tại Anh để tăng gần gấp 3 giá trị đối với Champions League. Điều cần làm lúc này là phân chia số tiền đó ra sao để những đội bóng lớn không cảm thấy thiệt khi dự giải đấu cấp câu lạc bộ số 1 hành tinh.

Tăng tiền nhưng chưa chắc quy mô giải đấu vẫn giữ nguyên, đó là thách thức với UEFA khi tính toàn cầu buộc phải được mở rộng hơn nữa, đưa thương hiệu Champions League chạm tới nhiều ngõ ngách hơn.

Champions League phải thay đổi để đánh bật mầm mống Super League. Ảnh: UEFA.
Champions League phải thay đổi để đánh bật mầm mống Super League. Ảnh: UEFA.

Từ mùa giải 2024-25, số đội sẽ tăng từ 32 lên 36 và kiểu thi đấu vòng bảng truyền thống sẽ bị bãi bỏ. UEFA sẽ tính toán sao cho các đội được đá ít nhất 10 trận để hình ảnh của những câu lạc bộ nhỏ cũng được phủ sóng nhiều hơn, qua đó tạo thêm doanh thu.

Vòng 16 đội sẽ được lựa chọn theo 2 cách. 8 đội dẫn đầu vòng bảng kiểu mới sẽ vào thẳng, 8 đội còn lại sẽ được chọn từ 2 lượt vòng loại.

Điều gây tranh cãi nhiều nhất là 2 "vé vớt" sẽ có từ mùa giải 2024-25. UEFA sẽ chọn ra 2 đội không vượt qua vòng loại ở giải quốc nội có "hệ số câu lạc bộ" cao nhất để tham gia Champions League.

Đó mới chỉ là những nét đầu tiên của Champions League kiểu mới mà UEFA đang muốn xây dựng. Chi tiết hơn về thể thức, thời gian diễn ra và giải thưởng sẽ được công bố toàn bộ vào cuối năm nay.

VIỆT HÙNG
TIN LIÊN QUAN

UEFA không "chiến thắng" European Super League: Phải cải tổ và minh bạch

HOÀI MINH |

Cái "chết yểu" hay chí ít là việc "tạm dừng" của European Super League (ESL) thực tế không phải chiến thắng của UEFA. Đây là bài học để Liên đoàn bóng đá Châu Âu phải thay đổi.

European Super League: Khai sinh và khai tử, 72 giờ chấn động thế giới

TAM NGUYÊN |

European Super League có thể lập kỷ lục, khi trở thành giải đấu có "thời gian tồn tại" ngắn nhất thế giới.

Big 6 Premier League rời Super League: Giờ thì ở thế "1 cổ 2 tròng"

HOÀI MINH |

Cái giá phải trả của Man United và các đội trong nhóm Big 6 Premier League sau khi rời European Super League (ESL) sẽ không chỉ là tiền bạc.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

UEFA không "chiến thắng" European Super League: Phải cải tổ và minh bạch

HOÀI MINH |

Cái "chết yểu" hay chí ít là việc "tạm dừng" của European Super League (ESL) thực tế không phải chiến thắng của UEFA. Đây là bài học để Liên đoàn bóng đá Châu Âu phải thay đổi.

European Super League: Khai sinh và khai tử, 72 giờ chấn động thế giới

TAM NGUYÊN |

European Super League có thể lập kỷ lục, khi trở thành giải đấu có "thời gian tồn tại" ngắn nhất thế giới.

Big 6 Premier League rời Super League: Giờ thì ở thế "1 cổ 2 tròng"

HOÀI MINH |

Cái giá phải trả của Man United và các đội trong nhóm Big 6 Premier League sau khi rời European Super League (ESL) sẽ không chỉ là tiền bạc.