Southgate và chuyện mối tương quan cho thành công cho đội bóng

TAM NGUYÊN |

Nếu vị trí của Gareth Southgate được thay bởi người khác, đội tuyển Anh đã có thể “đổi đời”?

Nhìn từ trận chung kết EURO 2020

Hôm Chủ nhật (11.7), thế giới hướng về trận chung kết EURO 2020 giữa tuyển Italia và tuyển Anh trên sân Wembley. Ở đó, 2 đội đã phải kéo nhau qua cả 3 giai đoạn của một trận đấu (2 hiệp chính, 2 hiệp phụ, loạt sút luân lưu) để phân định thắng, thua.

Tuyển Anh là đội thất bại với câu chuyện được giới chuyên môn nói đến nhiều nhất là các quyết định của huấn luyện viên Gareth Southgate. Trong khi ở phía bên kia, Roberto Mancini là tấm gương phản chiếu để mang về chiến thắng cho Italia.

Câu hỏi đặt ra là, nếu thay vị trí của Southgate bằng một huấn luyện viên khác, người Anh có phải kéo dài sự chờ đợi chức vô địch Châu Âu đầu tiên? Có thể có, có thể không, nhưng ít nhất thì những người chứng kiến không phải thấy một serie những quyết định khó hiểu của huấn luyện viên 50 tuổi, người sắp được phong tước Hiệp sĩ nhưng lại cho thấy sự… do dự và niềm tin có phần mù quáng trong lúc cần quyết đoán.

Người tìm việc hay việc tìm người?

Cũng từ trận chung kết EURO 2020, vấn đề có thể mở rộng ra về chuyện mối tương quan giữa đội bóng – huấn luyện viên – cầu thủ mang đến thành công. Từ cấp câu lạc bộ cho đến đội tuyển quốc gia, vấn đề này đều quan trọng như nhau, cho dù thời lượng, tần suất làm việc của huấn luyện viên và cầu thủ là khác nhau.

Vô địch, các danh hiệu giờ đây đã trở thành thước đo thành công không chỉ cho đội bóng mà cả với sự nghiệp của các huấn luyện viên lẫn cầu thủ. Cũng chính từ thước đo đó, các đội bóng cũng đã chuyển đổi luôn cả vấn đề kế hoạch, chiến lược dài hạn sang… ăn xổi.

Manchester United từng kiên nhẫn và thành công với Sir Alex Ferguson như vậy nhưng mọi thứ thay đổi kể từ ngày ông… về hưu. Phân vân giữa con đường “xây dựng” hoặc “có Cúp ngay”, Quỷ đỏ đã đánh đổi nhiều năm để nhận ra bản chất của vấn đề. Louis van Gaal và Jose Mourinho có thể nổi danh bởi những kỷ lục nhưng đó không phải lối chơi truyền thống của đội. Ole Solskjaer có “DNA của Quỷ” thì lại cần nhiều thời gian hơn.

Real Madrid không có “kỷ nguyên Alex” để làm thước đo mà thay huấn luyện viên như thay áo, cho đến khi Zinedine Zidane đem tới giai đoạn ấn tượng bậc nhất lịch sử câu lạc bộ. Barcelona, Juventus, Paris Saint Germain, Chelsea… “luân chuyển” huấn luyện viên cho tham vọng đỉnh cao, nhưng vấn đề đặt ra là nhân tố đó cơ hợp với đội hay không? Đội bóng có tạo điều kiện để huấn luyện viên xây dựng đội hình đúng ý hay không? Các cầu thủ dưới trướng huấn luyện viên đó có tạo thành cỗ máy vận hành ăn khớp hay chỉ là “tập hợp các ngôi sao”?

Thời gian dài hay ngắn có quan trọng?

Đội tuyển Pháp, vẫn với Didier Deschamps trên ghế huấn luyện, vẫn với phần lớn dàn sao đã vô địch thế giới 2018, lại bổ sung Karim Benzema, lẽ ra, phải vô địch EURO 2020 mới đúng chứ? Bồ Đào Nha – nhà vô địch EURO 2016, lẽ ra, nên góp mặt ở trận chung kết. Đức, với huấn luyện viên Joachim Low trên ghế huấn luyện 15 năm, một lần nữa “đứt xích” một cách đáng buồn. Bỉ, với dàn sao chất lượng, cũng nên phải làm được gì đó chứ?…

Nhưng cuối cùng, Pháp dự giải với vấn đề lục đục nội bộ, Bồ Đào Nha nhiều ngôi sao nhưng chẳng mấy người gánh vác cùng Cristiano Ronaldo, Đức hết ý tưởng, Bỉ quá phụ thuộc vào ngôi sao sáng nhất…

Rốt cuộc, 15 năm của Low, 9 năm của Deschamps, 7 năm của Fernandos Santos, 5 năm của Roberto Martinez và Southgate lại không bằng 3 năm của Mancini, người đã thay đổi tư duy của cả một nền bóng đá, tạo ra đội hình ăn khớp đến từng chi tiết chứ không phải đặt các ngôi sao cạnh nhau.

Mối tương quan cần được nuôi dưỡng

Khi rời Real Madrid vào cuối tháng 5 vừa qua, Zidane để lại bức thư trong đó có viết rằng, “thời nay, thời gian của một huấn luyện viên ở một câu lạc bộ lớn là hơn 2 mùa giải một chút. Để tồn tại lâu hơn, các mối quan hệ giữa con người với nhau là điều cần thiết, chúng quan trọng hơn tiền bạc, danh vọng, quan trọng hơn tất cả mọi thứ và chúng cần được nuôi dưỡng”.

Rõ ràng, dù ngắn hạn hay dài hạn thì điều quan trọng nhất vẫn là quan hệ giữa những con người trong bộ máy. Để từ đó, dù thành công hay thất bại, cách vận hành của nó mang đến cảm giác “sướng” hơn là “sự tiếc nuối” vì đã không thế này hoặc không thế kia…

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Góc nhìn thể thao số 19: Lần đầu tiên của Messi, tuyển Anh, tuyển Việt Nam

Nhóm PV |

Góc nhìn thể thao số 19 sẽ nhìn lại hành trình của đội tuyển Anh ở EURO 2020, Messi tại Copa America 2021 và sắp tới là đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022.

Tuyển Anh tuột chức vô địch EURO 2020: Vì bóng đá “chưa muốn về nhà”

TAM NGUYÊN |

EURO 2020 chứng kiến có những nhóm cổ động viên Anh chào mừng bóng đá về nhà bằng nắm đấm, gậy sắt và những tiếng la hét…

25 năm cho giấc mơ EURO với "Tam sư" của Southgate

VIỆT HÙNG |

Phải mất 1/4 thế kỉ, tuyển Anh mới lại thắng một trận knock-out của EURO - khoảng thời gian chờ đợi rất dài với "Tam sư".

Bổ sung nguồn vốn gần 31,4 nghìn tỉ đồng cho Bộ Giao thông vận tải

Vương Trần |

Bộ Giao thông vận tải được bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển với số tiền là 31.392 tỉ đồng để bố trí kế hoạch vốn cho 5 dự án giao thông.

Tiến Linh xếp hạng 29, Son Heung-min giành Quả bóng vàng Châu Á 2022

AN NGUYÊN |

Tiền đạo Tiến Linh của tuyển Việt Nam xếp thứ 29 trong cuộc bầu chọn Cầu thủ hay nhất Châu Á 2022.

Thời tiết nồm ẩm, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng cao hơn tuần trước đó.

Bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Song Minh |

Ngay sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ quán Việt Nam đã liên hệ ngay với các chính quyền địa phương để tìm hiểu thông tin nhằm làm tốt công tác bảo hộ công dân.

Ăn chè miễn phí, ít nhất 88 người ngộ độc ở An Giang

Lâm Điền |

An Giang - Các thầy thuốc đang nỗ lực cứu chữa 4 bệnh nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm do ăn chè miễn phí.

Góc nhìn thể thao số 19: Lần đầu tiên của Messi, tuyển Anh, tuyển Việt Nam

Nhóm PV |

Góc nhìn thể thao số 19 sẽ nhìn lại hành trình của đội tuyển Anh ở EURO 2020, Messi tại Copa America 2021 và sắp tới là đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022.

Tuyển Anh tuột chức vô địch EURO 2020: Vì bóng đá “chưa muốn về nhà”

TAM NGUYÊN |

EURO 2020 chứng kiến có những nhóm cổ động viên Anh chào mừng bóng đá về nhà bằng nắm đấm, gậy sắt và những tiếng la hét…

25 năm cho giấc mơ EURO với "Tam sư" của Southgate

VIỆT HÙNG |

Phải mất 1/4 thế kỉ, tuyển Anh mới lại thắng một trận knock-out của EURO - khoảng thời gian chờ đợi rất dài với "Tam sư".