Juvetus, Barca và của cho, cách cho

HOÀI MINH |

Dịch COVID-19 là một đòn giáng mạnh vào tài chính của các câu lạc bộ, vô tình khiến nhiều đội bóng lộ ra những nội tình từ sâu bên trong mà câu chuyện của Juve và Barca là một minh chứng.

Juventus và hình mẫu của châu Âu

Kể từ ngày 10.3, Serie A đã phải hoãn vô thời hạn do dịch COVID-19 tại Italia có dấu hiệu mất kiểm soát. Thủ tướng Giuseppe Conte ra lệnh "phong tỏa cả nước", hạn chế đi lại và các hoạt động công cộng của người dân.

Các câu lạc bộ chuyên nghiệp cơ bản là một doanh nghiệp  đương nhiên cũng không thoát khỏi những khó khăn chung về tài chính. Giải đấu không diễn ra, không có các hoạt động quảng cáo, thương mại và tất cả dừng lại hết, dù "đại gia"  cỡ Juventus và nắm trong tay "con gà đẻ trứng vàng" Cristiano Ronaldo cũng phải lao đao. Tiền chưa biết sẽ lấy từ đâu khi không thể bán vé, bán đồ lưu niệm và bản quyền hình ảnh trong khi tất cả hoạt động đình trệ...

Trong bối cảnh đó, các câu lạc bộ rất cần sự chung tay, đặc biệt là giới cầu thủ. Tại các đội bóng chuyên nghiệp, tiền lương cho cầu thủ chính là khoản chi tiêu lớn nhất. Theo thống kê sơ bộ của UEFA năm 2018, chi phí trả lương trung bình lên đến 64% của các đội. Do đó, muốn "thắt lưng buộc bụng" thì đầu tiên phải bắt đầu từ đàm phán tiền lương các cầu thủ.

Ronaldo là cầu thủ hưởng lương cao nhất Juventus. Ảnh: Getty
Ronaldo là cầu thủ hưởng lương cao nhất Juventus. Ảnh: Getty

Nói là một chuyện, đi đến thỏa thuận lại vấn đề khác. Tại các câu lạc bộ lớn, tiền lương dành cho ngôi sao có thể gấp cả trăm lần, thậm chí hơn thế nếu so với các nhân viên thông thường. Giảm bao nhiêu cũng ảnh hưởng đến sự giàu sang của nhóm này nên mọi chuyện sẽ không dễ thỏa hiệp.

Thế nhưng tại Juventus, vụ việc này được diễn ra êm đẹp và  thậm chí dần biến thành hình mẫu cho các câu lạc bộ Serie A rồi cả Châu Âu. Theo Gazzetta dello Sport, ngày 27.3 đội trưởng Giorgio Chiellini đã trực tiếp thảo luận cùng Chủ tịch Andrea Agnelli và Giams đốc điều hành Fabio Paratici để tìm ra hướng giải quyết giúp đội bóng. Chiellini đề xuất các đồng đội chấp nhận giảm lương theo1 trong 3 phương án sau: 30% lương - tỉ lệ với số ngày mà đội bóng nghỉ thi đấu, tạm thời không nhận lương trong thời điểm dịch bệnh và sẽ lĩnh đủ tiền trong khi tiếp tục thi đấu hoặc toàn đội một có thể cắt giảm 2 trong 4 tháng lương còn lại từ nay cho đến tháng 6. 4.

Đáp lời hiệu triệu của
Đội trưởng Chiellini kêu gọi cả đội giảm lương. Ảnh: Getty

Báo chí Italia thuật lại, Chiellini nói chuyện trước với các "bô lão" như Buffon, Bonucci hay ngôi sao lớn nhất đội Ronaldo và đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Đáp lại lời kêu gọi từ "đại ca cầm đầu", toàn đội đồng ý giảm lương khoảng 4 tháng nghỉ thi đấu (tháng 3, 4, 5, 6) theo mức không tiết lộ. Chỉ biết, số tiền tiết kiệm cho Juve lên tới 90 triệu Euro. Quyết định này từ dàn sao Juventus đã nhận được sự ủng hộ và vô vàn lời khen từ Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Italia - Gabriele Gravina. Người đứng đầu bóng đá xứ mỳ ống khẳng định, các cầu thủ của "Bà đầm già" đã biết đặt lợi ích tập thể lên cao nhất và chắc chắn sẽ là tấm gương mà tất cả nên học hỏi.

Barcelona  Cho đi rồi nhưng vẫn phải "dằn mặt"

Khác đôi chút với sự thống nhất như một của dàn sao Juventus, Barcelona phải rất trầy trật mới đi đến được thỏa thuận với Messi và các cầu thủ. Thậm chí, khi tất cả tưởng như đã đi đến thống nhất, M10 vẫn hé lộ nhiều điều để truyền thông tiếp tục mổ xẻ.

Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 21.3 xuất hiện thông tin Barca muốn áp dụng chính sách ERTE theo luật Tây Ban Nha, cho phép các đơn vị kinh doanh cắt giảm lương nhân viên đến 70% trong giai đoạn khủng hoảng. Ở một đội bóng có tiền lương cầu thủ cao bậc nhất thế giới, ngốn khoảng 391 triệu Euro mỗi năm, cắt giảm là biện pháp bắt buộc.

Dở ở chỗ, lãnh đạo Barca và giới cầu thủ dường như không có được sự thương thảo, bày tỏ quan điểm rõ ràng. Ngày 26.3, "Gã khổng lồ xứ Catalan" ra thông báo sẽ áp dụng chính sách ERTE và trình lên Bộ lao động nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19. Khi Barca đơn phương quyết định và đưa ra thông báo mang tính áp đặt và bị phản ứng, cho thấy đội bóng này đang không thống nhất một lòng. Truyền thông Tây Ban Nha được dịp lao vào, mổ xẻ câu chuyện. Từ đó, những hình ảnh về cuộc nội chiến giữa "nhóm quyền lực đen" do Messi cầm đầu và giới thượng tầng cao nhất là Chủ tịch Bartomeu được đưa lên báo chí ngày một nhiều.

Messi và Ảnh: Goal
Messi và Chủ tịch Bartomeu. Ảnh: Goal

Cuối cùng, ngày 30.3 đội trưởng Lionel Messi đã chính thức lên tiếng trên Instagram cá nhân, khẳng định anh và các đồng đội sẵn sàng giảm 70% lương nhằm giúp câu lạc bộ vượt qua giai đoạn khó khăn. Tiếp nối "đại ca", hầu hết các thành viên đội bóng cũng chia sẻ lại thông báo tương tự để thể hiện sự thống nhất. Đây được xem là động thái nhằm chấm dứt những lùm xùm lương thưởng suốt thời gian qua. Tuy nhiên, trong thông điệp gửi đi, Messi và các đồng đội cũng không quên "nắn gân" các phe phái tại Barca.

"Trước hết, chúng tôi muốn làm rõ rằng chúng tôi luôn sẵn sàng chấp nhận mức giảm lương được câu lạc bộ yêu cầu. Chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ, đây là một tình huống đặc biệt và luôn là những người đầu tiên giúp đỡ câu lạc bộ khi được yêu cầu. Nhiều lần, các cầu thủ đã định thực hiện nó theo sáng kiến của riêng mình vào những lúc chúng tôi thấy rằng nó cần thiết hoặc quan trọng.

Do đó, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về việc ngay từ trong nội bộ Barca đã có những người cố gắng soi mói, gây thêm áp lực để chúng tôi làm điều vốn chắc chắn sẽ làm. Trên thực tế, nếu thỏa thuận bị trì hoãn trong vài ngày, đó đơn giản là vì chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp để giúp câu lạc bộ và cả những người lao động trong những thời điểm khó khăn này", trích bức thư của Messi.

Messi và dàn sao Barcelona chấp nhận giảm lương trong sự căng thẳng “nội chiến“. Ảnh: PA
Messi và dàn sao Barcelona chấp nhận giảm lương trong sự căng thẳng “nội chiến“. Ảnh: PA

Nội dung bức thư cho thấy, tuy muốn chấm dứt lùm xùm về vấn đề cắt giảm lương thưởng nhưng Messi và các đồng đội  dường như miễn cưỡng, không có sự thoải và thậm chí có thộng thái "rằn mặt". Và những lời lẽ trong thông điệp truyền tới báo giới và người hâm mộ đã khiến ban lãnh đạo Barca rơi vào vùng nguy hiểm. Theo đó, hình ảnh của giới thượng tầng chẳng khác nào những kẻ đặt điều khi luôn cố gắng vu cho nhóm cầu thủ là chống đối, không chịu giảm lương.

Dù sau này, Chủ tịch Josep Bartomeu đã lên tiếng đính chính, việc giảm lương được Messi và các đồng đội suy tính ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch. Tuy nhiên, động thái dàn xếp này diễn ra khá muộn và chỉ mang tính đối phó.

Những đội bóng như Barcelona hay Juventus đều đã đạt được mục đích thỏa hiệp với các cầu thủ nhằm giảm lương, giảm bớt áp lực tài chính thời COVID-19. Tuy nhiên, với Juventus, họ đang gầy dựng một hình ảnh đại gia đình đoàn kết. Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa lãnh đạo và các cầu thủ Barca tiếp tục xấu đi, ngày tàn của "kỷ nguyên Bartomeu" có lẽ cũng là mọt thứ "dịch" đang âm ỷ, chỉ chờ ngày bùng phát...

HOÀI MINH
TIN LIÊN QUAN

10 triệu bảng, cuộc đấu trí và sợi dây lương duyên giữa Ronaldo - Juventus

VIỆT HÙNG |

Ronaldo đã đồng ý giảm 80% lương để chung tay với "Bà đầm già" vượt qua đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, liệu anh có nhận được phần hao hụt sau khi mọi thứ ổn định trở lại hay không là câu hỏi chưa lời giải.

Nếu Juventus bán Ronaldo, Man United và PSG xếp hàng trải thảm

HOÀI MINH |

Tờ Il Massaggero đưa tin, Man United và PSG đều sẵn sàng bạo chi để có được Ronaldo, nếu Juventus muốn chia tay siêu sao 35 tuổi.

Đến Messi, Ronaldo cũng phải giảm lương...

MINH ĐỨC |

Dịch COVID-19 đã khiến các giải VĐQG hàng đầu Châu Âu phải tạm hoãn, gây ra thiệt hại tài chính rất lớn với các đội bóng, cầu thủ... 

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

10 triệu bảng, cuộc đấu trí và sợi dây lương duyên giữa Ronaldo - Juventus

VIỆT HÙNG |

Ronaldo đã đồng ý giảm 80% lương để chung tay với "Bà đầm già" vượt qua đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, liệu anh có nhận được phần hao hụt sau khi mọi thứ ổn định trở lại hay không là câu hỏi chưa lời giải.

Nếu Juventus bán Ronaldo, Man United và PSG xếp hàng trải thảm

HOÀI MINH |

Tờ Il Massaggero đưa tin, Man United và PSG đều sẵn sàng bạo chi để có được Ronaldo, nếu Juventus muốn chia tay siêu sao 35 tuổi.

Đến Messi, Ronaldo cũng phải giảm lương...

MINH ĐỨC |

Dịch COVID-19 đã khiến các giải VĐQG hàng đầu Châu Âu phải tạm hoãn, gây ra thiệt hại tài chính rất lớn với các đội bóng, cầu thủ...