Hỏi - đáp Messi đến PSG: Luật công bằng tài chính có thể can thiệp?

VIỆT HÙNG |

Không chỉ liên quan đến Luật công bằng tài chính (FFP), thương vụ Messi đến PSG vẫn còn nhiều góc khác cần được giải đáp.

Messi còn đường trở lại Barca không?

Khi Messi và Barcelona đã tổ chức họp báo nói lời chia tay, siêu sao này sẽ không thể trở lại đội chủ sân Nou Camp trong tương lai gần. Trên lý thuyết, anh vẫn có thể ở lại nếu đá không lương.

Đây là giả thuyết mơ hồ nhất nhưng trong một kịch bản điên rồ, nó có thể xảy ra, giống cách bản hợp đồng 5 năm giữa Messi và "Gã khổng lồ Catalunya" không thể kí kết vào phút cuối cùng.

PSG và Messi đã thực sự đàm phán?

Chính xác! M10 đã tuyên bố trong buổi chia tay Barcelona rằng, anh có những đàm phán với đội bóng Pháp nhưng nói thêm, PSG vẫn chỉ là một trong những lựa chọn.

Lần đầu tiên trong hơn 20 năm, Messi có nhắc đến một đội bóng với tư cách điểm đến sau khi rời Barcelona. Mọi dữ kiện lúc này đều ủng hộ PSG và khó có khả năng siêu sao 34 tuổi quay đầu phút chót.

PSG đã làm việc với tốc độ chớp nhoáng để hoàn tất các thủ tục để dẫn đầu việc đàm phán với Messi, ngay khi Barca tuyên bố không đi cùng tiền đạo người Argentina nữa. Ở PSG có Neymar - người đồng đội, người đàn em thân tín với Messi. Bên cạnh đó, cựu đội trưởng Barca còn được làm việc với ông thầy đồng hương Pochettino. Họ cùng sinh ra và lớn lên ở Rosario, Argentina.

Messi sẽ gặp lại và tiếp tục sát cánh với Neymar. Ảnh: Copa America.
Messi sẽ gặp lại và tiếp tục sát cánh với Neymar. Ảnh: Copa America.

Phía Barca và những người liên quan có cố chơi xấu PSG không?

Có! Nhiều luật sư đại diện cho các hiệp hội của đội bóng Tây Ban Nha đang nộp đơn kiện PSG, cho rằng đội bóng tại Ligue-1 vi phạm FFP. Thông tin từ nhóm này cho hay, 99% chi của PSG dành cho tiền lương trong mùa giải 2019-20, so với 54% của Barca.

Do đó trên lý thuyết, việc PSG kí với Messi và trả lương 35 - 40 triệu Euro/mùa là phi lý, đặc biệt trong thời buổi dịch bệnh hiện nay.

Tâm lý chung của những người yêu Barca, dù Messi đã rời đội nhưng với sự yêu mến đến mức khá cực đoan, nhiều người sẵn sàng ngăn cản M10 đến với mọi đội bóng, không riêng gì PSG.

Luật công bằng tài chính có can thiệp được không?

FFP đã được sửa đổi nhiều điều khoản trong thời COVID-19 này nhưng nó chỉ được áp dụng với những đội nhỏ, có doanh thu thấp để tránh họ bị phá sản. Những đội như PSG không thể xếp vào nhóm này.

Nhắc lại, từ khi lập ra vào năm 2011, FFP quy định 1 đội bóng chỉ được chi số tiền không vượt quá những gì kiếm được. Nếu lỡ vượt rào, họ còn cửa khác là không được chi tiêu quá 25 triệu bảng trong 3 năm tiếp theo.

Năm ngoái khi COVID-19 hoành hành, UEFA đã lập tức bổ sung thêm các sửa đổi với FFP. Các chủ sở hữu được khuyến khích đầu tư thêm cho các đội bóng, tránh tình cảnh nguy hiểm, mỗi nhóm đội sẽ có các mức khác nhau. Đặc biệt, trong đó có quy định, nếu các đội chi quá số 25 triệu bảng được yêu cầu ở trên và báo lỗ, miễn là khoản lỗ được chứng minh do dịch COVID-19, đội bóng đó sẽ không bị phạt.

Mặc dù rất khó để biện minh việc PSG chịu lỗ để trả lương cho Messi vì đại dịch nhưng với những cái đầu lọc lõi ở sân Parc des Princes, luật nào cũng có kẽ hở, nhất là kẽ hở quá lớn với điều khoản mới này của FFP.

Đội bóng nước Pháp sẽ chỉ gặp rủi ro về tiền lương khi gánh thêm chừng 35 - 40 triệu Euro/mùa cho Messi (chưa kể thưởng). Hàng loạt ngôi sao thượng thặng xuất hiện cùng El Puga cũng khiến khoản lương của PSG cao ngất ngưởng dù những người này đến với dạng chuyển nhượng tự do (trừ Hakimi).

Messi sẽ nhận lương rất cao ở PSG. Ảnh: AFP.
Messi sẽ nhận lương rất cao ở PSG. Ảnh: AFP.

PSG sẽ làm gì để không bị FFP "sờ gáy"?

PSG luôn tin họ sẽ ổn và biết cách xử lý tài chính. Trước mắt, số tiền dành cho thương vụ Neymar (198 triệu bảng) và Mbappe (164 triệu bảng) sẽ được phân bổ và thanh toán hoàn toàn trong mùa giải 2021-22. PSG chọn hình thức trả góp, trả cho Barca 40 triệu bảng/năm để mua Neymar và trả 32 triệu bảng/năm cho Mbappe.

Với cách làm này, trong 1 năm dương lịch, PSG luôn có khoảng 70 triệu bảng để làm phí chuyển nhượng (con số không quá lớn mỗi mùa). PSG hiện cần thêm khoảng 80 triệu bảng nữa trong mùa tới bằng cách bán bớt người. Nếu có số tiền này, FFP không có cửa động đến PSG nữa.

Bakker, Areloa, Kurzawa, Sarabia, Gueye hay Draxler đều nằm trong danh sách cần thanh lý. Người đã đi, người vẫn ở lại chuẩn bị đi. Nếu bán hết chừng này ngôi sao, PSG sẽ thu được về số tiền mong muốn.

Có thông tin cho rằng, PSG đã có lãi khoảng 62 triệu bảng trong 2 mùa giải từ 2017 - 2019. Nếu làm tốt trong kì chuyển nhượng này, đội bóng Pháp tự tin chiêu mộ Messi thành công.

Vai trò của Chủ tịch Al-Khelaifi là gì?

Ông trùm của PSG có nhiều tác động mạnh đến FFP khi có thể tiếng nói của tỉ phú này sẽ tác động rất nhiều trong công cuộc cải cách Luật công bằng tài chính.

Al-Khelaifi đã thay thế tỉ phú Andrea Agnelli của Juventus để trở thành Chủ tịch Hiệp hội các câu lạc bộ châu Âu, điều này có ý nghĩa rất lớn. Chưa kể, ông còn là bạn rất thân với Chủ tịch UEFA - Ceferin. Trong vụ scandal Super League vừa qua, Al-Khelaifi nổi lên như người chiến hữu thân thiết nhất với Ceferin chống lại nhóm 12 đội bóng muốn làm loạn.

PSG có một "tay to" như vậy, còn lo gì nữa?

Ceferin và Al-Khelaifi là bạn thân. Ảnh: AFP.
Ceferin và Al-Khelaifi là bạn thân. Ảnh: AFP.
VIỆT HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Messi đi rồi, ai nhận lương cao nhất tại Barcelona?

TAM NGUYÊN |

Cho dù Lionel Messi đã ra đi thì quỹ lương của Barcelona vẫn rất lớn khi còn những ngôi sao khác ở sân Camp Nou.

Messi đã rời đi nhưng vực thẳm tài chính vẫn còn trước mặt Barcelona

VIỆT HÙNG |

Messi được coi là gánh nặng về tài chính với Barca hiện tại nhưng ngay cả khi siêu sao này đã rời đi, đội chủ sân Nou Camp có chắc mình đã ổn?

Koeman và Barca đã sẵn sàng cho cuộc sống không Messi

MINH TRIẾT |

Huấn luyện viên Ronald Koeman hoàn toàn sẵn sàng và chủ động trong việc tái thiết Barca khi không còn Lionel Messi.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Messi đi rồi, ai nhận lương cao nhất tại Barcelona?

TAM NGUYÊN |

Cho dù Lionel Messi đã ra đi thì quỹ lương của Barcelona vẫn rất lớn khi còn những ngôi sao khác ở sân Camp Nou.

Messi đã rời đi nhưng vực thẳm tài chính vẫn còn trước mặt Barcelona

VIỆT HÙNG |

Messi được coi là gánh nặng về tài chính với Barca hiện tại nhưng ngay cả khi siêu sao này đã rời đi, đội chủ sân Nou Camp có chắc mình đã ổn?

Koeman và Barca đã sẵn sàng cho cuộc sống không Messi

MINH TRIẾT |

Huấn luyện viên Ronald Koeman hoàn toàn sẵn sàng và chủ động trong việc tái thiết Barca khi không còn Lionel Messi.