Mật ngọt của hôn nhân

Đỗ Thu Vân |

Hai vợ chồng chủ quán mà tôi vẫn ghé ăn sáng gần hai chục năm nay tóc đã bạc quá nửa nhưng vẫn gọi nhau bằng “anh, em” ngọt xớt. Quán bình dân, không có người phụ việc, thế nên, sự tất bật cộng với vẻ lam lũ khiến hai ông bà có vẻ mệt mỏi ở cái tuổi lẽ ra đã được nghỉ ngơi, an nhàn này.

Thế nhưng mỗi khi họ nói chuyện với nhau, nghe giọng nói ngọt ngào của người vợ hay giọng của ông chồng nhẹ nhàng, âu yếm, mọi tất bật như biến mất, vất vả, lo toan dường như chưa hề lướt qua nét mặt trông có vẻ khắc khổ của họ. Việc phục vụ cho một quán ăn khá đông khách không hiểu có phải vì thế mà có vẻ bớt áp lực hơn.

Có một quãng thời gian, ông chồng của bạn tôi “say nắng” một cô đồng nghiệp đến độ bỏ bê gia đình. Sau đó, bạn tôi chấp nhận tha thứ, anh chồng cũng quyết tâm “quay đầu là bờ”. Thỉnh thoảng, nghe cách nói chuyện ngọt ngào, âu yếm giữa bạn với chồng, những tưởng giữa họ chưa từng có mâu thuẫn gay gắt đến nỗi suýt đưa nhau ra tòa ly dị, tưởng chưa từng có lúc bạn hận đến độ không muốn nhìn mặt chồng, tôi thấy bực vì không hiểu sao sau ngần ấy lỗi lầm mà anh chồng gây ra cho mình, bạn vẫn có thể giữ được lối xưng hô “mình ơi, mình à” với anh chồng bạc bẽo kia! Nhưng rồi tôi đã tự lý giải rằng, biết đâu cách xưng hô ấy chính là một trong những lý do khiến anh chồng hồi tâm?!

Cô chú tôi cưới nhau đã hơn bốn mươi năm, con cháu đề huề nhưng họ vẫn gọi nhau bằng anh-em ngọt lừ. Mỗi lần bọn tôi trêu: già rồi mà còn “tình” thế? Cô lại bẽn lẽn cười, giải thích, cũng nhờ vậy cô chú mới ở với nhau được đến giờ bởi chú vốn đào hoa, không chỉ điển trai mà lại là một cây văn nghệ trong ca đoàn của nhà thờ. Nếu không ngọt ngào, nhỏ nhẹ như thế, một phụ nữ quê mùa, chân chất, lại chẳng có gì đặc biệt như cô sao có thể giữ chồng khi vây quanh chú bao giờ cũng đầy ắp phụ nữ ngọt ngào, đon đả?

Trong một câu hỏi cần được tư vấn trên một tờ báo chuyên về hôn nhân gia đình, có đoạn: “Chúng tôi dù có giận cũng luôn xưng hô anh - em, chứ không bao giờ nói mày-tao, chưa bao giờ gọi tên nhau, chỉ gọi anh ơi và em ơi”, cho thấy tình yêu giữa họ vô cùng thắm thiết. Cách xưng hô ấy khiến người đàn ông trong câu hỏi tin tưởng một cách tuyệt đối rằng chỉ có thể yêu nhau đến nhường nào người phụ nữ của anh mới có thể xưng hô với anh như thế, để rồi ngỡ ngàng không muốn tin cô gái ấy đành đoạn bỏ anh sau ngần ấy trìu mến, yêu thương.

Trong nhiều “bí kíp” dạy làm vợ, làm mẹ, dạy phụ nữ cách gìn giữ hạnh phúc gia đình, ít thấy sách vở nào chỉ cách xưng hô, nói năng ngọt ngào với chồng. Mặc dù vậy, những phụ nữ khôn ngoan luôn thuộc nằm lòng câu mà người xưa từng dạy: “Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Người ta bảo “phụ nữ yêu bằng tai”, trong khi đó, đàn ông lại “hảo ngọt”. Có lẽ vì vậy mà cách xưng hô giữa vợ chồng dẫu không phải yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình nhưng lại là chất keo gắn kết, góp phần gìn giữ hạnh phúc ấy bền lâu.  

Đỗ Thu Vân
TIN LIÊN QUAN

Ngày 8.3, hạnh phúc không thể mong manh như thế?

Thủy Lâm |

Vẫn biết rằng, ngày 8.3 cũng là cơ hội để chị em được quan tâm, được chia sẻ. Song hạnh phúc và cái được gọi là nữ quyền, là bình đẳng giới không thể được làm nên bởi một bó hoa, một món quà, một bữa tiệc…Hạnh phúc đâu có thể được tạo nên bởi những thứ mong manh đến thế. Càng tồi tệ hơn khi nhiều người coi ngày 8.3 như là cơ hội để đòi quà và người bị đòi không phải không chịu áp lực phải làm tròn nhiệm vụ. Món quà lúc này đâu còn ý nghĩa.

Giúp lao động nữ xây dựng gia đình hạnh phúc ​

HẢI VÂN |

Trong những năm qua, các cấp CĐ Viên chức tỉnh Điện Biên đã làm tốt công tác vận động nữ công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ) thực hiện xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển bền vững. Hằng năm có 100% gia đình đăng ký phấn đấu, trong đó có 95% số gia đình nữ CNVCLĐ đạt chuẩn gia đình văn hóa.

Nơi “Hạnh Phúc” chỉ có ở tên gọi

Lãng Quân |

Một cán bộ tâm huyết của tỉnh Cao Bằng, khi cùng tôi đến thăm cộng đồng người điên ở xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Uyên, chị đã khóc, thở dài rồi choáng váng. Oái oăm thay, tên xã miền núi này là Hạnh Phúc, thiên nhiên quá đẹp giữa núi non xanh thắm, núi lại núi cùng vút lên vạm vỡ với các cung đường đèo thật dễ đắm say; nhưng những người tâm thần ở đây lại quá đông và quá bất hạnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngày 8.3, hạnh phúc không thể mong manh như thế?

Thủy Lâm |

Vẫn biết rằng, ngày 8.3 cũng là cơ hội để chị em được quan tâm, được chia sẻ. Song hạnh phúc và cái được gọi là nữ quyền, là bình đẳng giới không thể được làm nên bởi một bó hoa, một món quà, một bữa tiệc…Hạnh phúc đâu có thể được tạo nên bởi những thứ mong manh đến thế. Càng tồi tệ hơn khi nhiều người coi ngày 8.3 như là cơ hội để đòi quà và người bị đòi không phải không chịu áp lực phải làm tròn nhiệm vụ. Món quà lúc này đâu còn ý nghĩa.

Giúp lao động nữ xây dựng gia đình hạnh phúc ​

HẢI VÂN |

Trong những năm qua, các cấp CĐ Viên chức tỉnh Điện Biên đã làm tốt công tác vận động nữ công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ) thực hiện xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển bền vững. Hằng năm có 100% gia đình đăng ký phấn đấu, trong đó có 95% số gia đình nữ CNVCLĐ đạt chuẩn gia đình văn hóa.

Nơi “Hạnh Phúc” chỉ có ở tên gọi

Lãng Quân |

Một cán bộ tâm huyết của tỉnh Cao Bằng, khi cùng tôi đến thăm cộng đồng người điên ở xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Uyên, chị đã khóc, thở dài rồi choáng váng. Oái oăm thay, tên xã miền núi này là Hạnh Phúc, thiên nhiên quá đẹp giữa núi non xanh thắm, núi lại núi cùng vút lên vạm vỡ với các cung đường đèo thật dễ đắm say; nhưng những người tâm thần ở đây lại quá đông và quá bất hạnh.