Đừng tập thói quen biếng nhác cho chồng

Hồng Hà |

Lần đầu tiên sau 5 năm sống chung, chị Bích to tiếng với chồng. Nói là to tiếng nhưng thực ra, chị chỉ nói lớn hơn bình thường, có lẽ chị quá mệt mỏi khi mỗi ngày 8, 9 tiếng đồng hồ trong cơ quan, về nhà lại đầu tắt mặt tối với việc nhà, trong khi đó, chồng chị lại lên phòng, đóng cửa xem ti vi hoặc chúi mắt vào điện thoại. Mà hỡi ôi, để xảy ra cơ sự này, một phần cũng do lỗi của chị.

Chị Bích nổi tiếng chu toàn, yêu chồng, thương con. Mấy năm sống với nhau, chẳng nghe anh phàn nàn gì về chị, người ngoài nhìn vào, ai cũng tưởng, gia đình chị là một gia đình kiểu mẫu: Cả hai vợ chồng đều thành đạt, cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Nhưng thực ra, cuộc sống của anh chị không chỉ có màu hồng. Ngày mới cưới nhau về, chị luôn nghĩ, chuyện nhà, cơm nước phải là trách nhiệm của phụ nữ nên anh đụng tay vào việc gì chị đều cản, không cho. Hồi mới yêu, mỗi khi chị sang phòng trọ của anh chơi, anh đều trổ tài nấu nướng, lúc đó, anh luôn bảo “sau này cưới về sẽ anh sẽ phụ em lo cơm nước”. Nghe anh nói vậy, chị gạt phắt đi, việc nhà, cơm nước là để em lo, anh phải lo việc lớn, người ta chẳng bảo “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm là gì”.

Chị nghĩ và làm vậy thật. Lúc mới cưới về, mỗi buổi chiều đi làm về, mỗi khi anh có ý định vào bếp phụ vợ, chị đều đẩy anh đi tắm, anh tắm xong, chị lại bảo “tắm rồi xuống bếp sẽ ám dầu mỡ nên đuổi anh lên nhà xem ti vi”, để mình chị dưới bếp. Khi đó, vì yêu chồng, chị nghĩ, mỗi bữa cơm sẽ cho chồng bất ngờ về tài nấu nướng, đảm đang của mình nên không muốn chồng tham gia. Tháng đầu sau khi cưới, anh còn có ý định xuống bếp phụ vợ nhưng sau mỗi lần anh ló mặt xuống bếp là chị lại đuổi anh… như đuổi tà thì anh không còn bén mảng xuống nữa. Đi làm về, anh chỉ chào chị một tiếng rồi lên trên phòng tắm rửa, xem ti vi hoặc bấm điện thoại, chờ chị gọi xuống ăn cơm. Những hôm cơ quan chị có việc, chị về trễ, anh về sớm, anh cũng chẳng có ý định đi chợ, nấu cơm như lời hứa năm xưa mà luôn đợi vợ về.

Lúc son rỗi thì không nói làm gì, đến khi có con, anh cũng giữ luôn cái thói quen đó, anh luôn đinh ninh, vợ anh đảm đang, vợ anh không muốn anh đụng tay vào việc nhà, kể cả chăm con. Nhớ có lần, anh lau nhà, chị bĩu môi chê bẩn rồi lau lại, anh cho con ăn, chị lại cằn nhằn anh vụng để con đổ thức ăn ra sàn… Sau một vài lần, anh để luôn nhiệm vụ chăm con cho vợ, không buồn ngó ngàng đến.

Phần chị, sau khi “tập” chồng thói quen biếng nhác việc nhà, thờ ơ với chăm con thì bây giờ chị phải gánh chịu hậu quả. Buổi chiều sau khi đi làm về, chị tất bật với con cái, cơm nước, lau dọn nhà cửa. Dù tính chị dịu dàng, nết na nhưng sức chị có hạn. Trái ngược với vẻ ngoài luôn đầu bù tóc rối của chị là sự thong dong của anh. Thế là hôm rồi, chị lớn tiếng với anh về tội anh thờ ơ với việc nhà.

Anh im lặng, chẳng nói gì, để chị “xả” hết những ấm ức trong lòng rồi anh mới tiếp: “Anh hiểu, công việc của em cũng căng thẳng chẳng kém gì anh nên anh mới có ý định tham gia việc nhà nhưng vì tính em chu toàn, cái gì cũng muốn hoàn hảo nên không cho anh đụng tay vào việc nhà. Em à, anh có thể nấu cơm nhão, khô một chút, canh nhạt một chút, nhà anh lau không được sạch… nhưng những việc đó không chết ai cả. Em đừng ôm vào mình, anh lâu nay cố tình chiều ý em, thực sự thấy em đầu bù tóc rối anh cũng xót, chứ đâu có sung sướng như em nghĩ. Căn nhà này, những đứa con này là của chúng ta, chăm sóc nó là trách nhiệm của cả hai đứa mình…”

Nghe anh nói mà chị òa khóc, cái sai, ngay từ ban đầu, chính là ở chị! 

Hồng Hà
TIN LIÊN QUAN

Người đàn ông chạy xe ôm kỳ lạ với cách nghĩ "lá rách đùm lá nát"

Thanh Huyền |

Từ tủ thuốc treo ngay ở đầu hẻm, bình nước uống hay xe ôm, vá xe... cái gì cũng đều được ghi rõ là "miễn phí". Tất cả xuất phát từ quan niệm "lá rách đùm lá nát" của chú lái xe ôm Đỗ Văn Út. Nhờ tấm lòng đôn hậu của ông mà những người nghèo khổ, những người khuyết tật khó khăn, mỗi khi đi qua đây lại thấy ấm lòng hơn.

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe tâm sự của một cô gái trẻ vừa đi hưởng tuần trăng mật trở về đã vấp phải một sự việc mà có lẽ, chỉ một vài giờ đồng hồ trước đó, cô không bao giờ có thể tưởng tượng ra được: Người chồng mới cưới của cô có con riêng.

Nhiều ôtô chạy trên cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết dù chưa được phép lưu thông

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết mới đang thông xe kỹ thuật, chưa lắp đặt biển báo cũng như chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật để lưu thông nhưng nhiều ôtô đã chạy vào, bất chấp những vị trí có tấm bêtông chắn ngang.

Hàng trăm thanh niên xô đẩy trước cửa đền tranh cướp sợi chiếu

Hải Nguyễn |

Sau phần lễ tế, chiếc nồi đất bị đập vỡ tại sân đền Đức Bà là lúc tích trò đúc bụt náo nhiệt nhất. Hàng trăm thanh niên tranh nhau tiến sát cửa đền để mong giành được sợi chiếu sớm nhất tại lễ hội đúc bụt.

Câu lạc bộ Hà Nội giành Siêu cúp Quốc gia 2022

NHÓM PV |

Thắng CLB Hải Phòng 2-0, Hà Nội có lần thứ 5 vô địch Siêu cúp Quốc gia.

Đưa du khách Châu Âu trải nghiệm trên du thuyền từ Cần Thơ đi Campuchia

TẠ QUANG |

Hơn 60 du khách Châu Âu được khởi hành từ Cần Thơ đi Campuchia trên du thuyền triệu đô Victoria Mekong, vừa tham quan vừa trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân sinh sống dọc sông Mê Kông.

Xuất siêu đạt mức 3,6 tỉ USD ngay trong tháng đầu tiên của năm 2023

Vũ Long |

Tháng 1.2023, ước tính Việt Nam xuất siêu 3,6 tỉ USD. Đặc biệt, trong nhóm hàng nhập khẩu, nhóm nguyên liệu sản xuất chiếm số áp đảo.

Công nhân Miền Tây trở lại thành phố: Hy vọng năm mới ổn định hơn

Phong Linh |

Sáng và trưa 29.1, dòng người từ các tỉnh Miền Tây di chuyển qua cầu Cần Thơ để trở về thành phố làm việc khá đông. Dù thời tiết không thuận lợi, nhiều công nhân vẫn cố gắng dừng chân ăn vội chiếc bánh để tiếp tục hành trình...

Người đàn ông chạy xe ôm kỳ lạ với cách nghĩ "lá rách đùm lá nát"

Thanh Huyền |

Từ tủ thuốc treo ngay ở đầu hẻm, bình nước uống hay xe ôm, vá xe... cái gì cũng đều được ghi rõ là "miễn phí". Tất cả xuất phát từ quan niệm "lá rách đùm lá nát" của chú lái xe ôm Đỗ Văn Út. Nhờ tấm lòng đôn hậu của ông mà những người nghèo khổ, những người khuyết tật khó khăn, mỗi khi đi qua đây lại thấy ấm lòng hơn.