Vì sao nhiều người vẫn sập bẫy các “dự án ma”?

Cao Nguyên |

Thị trường bất động sản chưa bao giờ hết nóng, nhiều nhà đầu tư vì thấy lợi nhuận khổng lồ của bất động sản mà bất chấp tính pháp lý của dự án. Họ mua sau đó bán trao tay ngay cho người khác với tâm lý đầu tư “lướt sóng”, ăn lãi ngay khi mua. Do đó, nhiều người không quan tâm dự án có thật hay không mà chỉ để ý lợi nhuận. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư sụp đổ khi lăn xả vào đầu tư bất động sản và dính tới “dự án ma”.

Khốn đốn vì “dự án ma”

Dự án "ma" không còn là cụm từ xa lạ đối với người dân và cũng không ít người phải khốn đốn, nhưng “dự án ma" vẫn tồn tại tràn lan bất chấp các quy định của pháp luật. Có cầu ắt có cung, khi người dân vẫn chấp nhận mua những căn hộ chưa hình thành từ “dự án ma" thì chúng vẫn sẽ còn tồn tại. Việc này có thể bắt nguồn từ một bộ phận người dân không am hiểu về pháp lý, chỉ nghe chiêu trò tiếp thị của nhân viên marketing dự án mà không mảy may nghi ngờ về tính hợp pháp.

Hoặc cũng có thể từ lòng ham lời, ham rẻ… của khách hàng. Đồng thời, cũng phải kể đến chiêu trò lừa đảo của những chủ đầu tư “dự án ma" khi quảng bá công ty có trụ sở là tòa cao ốc chọc trời, quy mô công ty và nhân viên được tổ chức hết sức chuyên nghiệp, cùng những hứa hẹn tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng.

Mới đây nhất, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đã nhiều lần đăng tải danh sách 8 dự án bất động sản không có trên địa bàn, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, chưa đủ pháp lý, không đủ điều kiện huy động vốn và kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, tại huyện Lương Sơn có 4 dự án gồm: Green Oasis Hòa Bình, Beverly Hill, Vịt Cổ Xanh Ecologe Việt Pháp, Mountain Villa. TP.Hòa Bình có 3 dự án: Kai Village Resort, Ohara Villas & Resort, The Moon Village. "Dự án ma" thứ 8 là Sun Legend Villa - Đà Bắc Ecolodge tại huyện Đà Bắc.

Đến tận bây giờ, anh N.A.L. (SN 1989, quê  Hà Tĩnh) cùng hàng chục người lao động khác vẫn chưa hết bức xúc khi mua phải đất nền rẻ của Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển địa ốc Ba Thành Phát (gọi tắt là Công ty Ba Thành Phát). Anh L được Công ty Ba Thành Phát chào bán đất nền giá rẻ phù hợp với túi tiền của công nhân, người lao động nghèo nhập cư có hoàn cảnh khó khăn, tại dự án Thành Phát City 1 (Bình Dương) với giá 365 triệu đồng/nền 80m2.

Sau khi ký hợp đồng, anh L đã nộp tiền cho Công ty Ba Thành Phát theo tiến độ, với số tiền khoảng 315 triệu đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay, anh L không thấy công ty này triển khai dự án như đã cam kết.

Chia sẻ về việc bị mắc lừa dự án “ma”, ông Nguyễn Việt Dũng - nạn nhân của Công ty TNHH MTV Đại An (do bà Đỗ Thị Miên làm Giám đốc vừa bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) nói rằng, trước khi mua, ông cũng cẩn thận đi xem đất, thấy vị trí đẹp nên mới đồng ý mua. Hơn nữa, Công ty Đại An cam kết từ 8-12 tháng sau khi ký hợp đồng sẽ có sổ đỏ. Ngoài ra, khi ra thăm dự án, còn thấy chủ đầu tư thuê máy xúc, máy ủi thực hiện việc san gạt mặt bằng và cắm bản quy hoạch nên yên tâm “xuống tiền”, ai dè lại bị lừa một cách trắng trợn.

Hiện nay, “dự án ma" xuất hiện rất nhiều và việc rao bán được công khai, có xu hướng ngày càng phát triển. Những dự án này xuất hiện nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… nơi được gọi là “đất chật người đông”, nhu cầu đối với bất động sản tăng không ngừng.

Đây là thực trạng hết sức đáng báo động khi những hậu quả mà chúng để lại là không thể lường được hết. Việc không rõ ràng về tính pháp lý khiến người mua điêu đứng, khi chủ đầu tư “biến mất” họ không biết tìm ai. Người dân chỉ có thể làm đơn yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để lấy lại số tiền đã mất.

Thậm chí, có những vụ việc đã có yếu tố hình sự, không chỉ thiệt hại về vật chất mà còn liên quan đến sức khỏe, tính mạng. Có thể kể đến những “dự án ma" đã làm rung chuyển cả ngành bất động sản như dự án của địa ốc Alibaba khi vẽ ra hơn 50 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, tự phân lô, tách thửa để bán cho gần 4.000 người.

Tự phong dự án

Chia sẻ với Lao Động về tình trạng các “dự án ma” ngang nhiên hình thành, quảng cáo, mua bán… Luật sư Bùi Đình Ứng (đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng cần xem xét trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý, thậm chí tiếp tay cho sai phạm của chính quyền các địa phương.

“Các “dự án ma” có đều quy mô không nhỏ, máy móc cơ giới thi công rầm rộ trong thời gian dài, lại được mua đi, bán lại, thậm chí có cả việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... thì không thể nói chính quyền không biết được” - vị luật sư nhấn mạnh.

Trước tình trạng “dự án ma” trên địa bàn, ông Đoàn Tiến Lập - Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Hòa Bình), cho biết, từ năm 2017, sở này đã công khai các dự án trên địa bàn, đồng thời cảnh báo người dân về các dự án không có thật để tránh rủi ro. "Với chức năng được phân cấp, trước mắt, Sở Xây dựng sẽ cảnh báo những dự án không có. Mục tiêu là để người dân nắm bắt được thông tin và các cơ quan chức năng giám sát, xử lý nếu có vi phạm" - ông Lập nói.

Đại diện Sở Xây dựng Hòa Bình cho biết, những dự án này bản chất là khu đất nông thôn có sổ đỏ được cá nhân mua lại, sau đó ủy quyền cho doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh mà không đăng ký dự án theo quy định pháp luật. Đến khi được rao bán, "cò đất" tự gắn mác là dự án bất động sản nghỉ dưỡng hoành tráng. Lý giải nguyên nhân tồn tại các “dự án ma” trên nhiều địa phương, Bộ Xây dựng cho rằng, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do: Thông tin về quy hoạch, dự án chưa được kịp thời, công khai, minh bạch dẫn đến một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để quảng bá, cung cấp thông tin sai sự thật nhằm trục lợi. Đồng thời, do hành vi vi phạm chưa được kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh.

Theo Bộ Xây dựng, trong thời gian tới, bộ sẽ yêu cầu các địa phương triển khai công khai, minh bạch thông tin quy hoạch, dự án... trên địa bàn, không để đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo, trục lợi. Đồng thời,  sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm có thể xảy ra và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố vụ TGĐ Cty BĐS lập dự án ma lừa đảo chiếm đoạt gần 13 tỉ đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án hình sự Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần thương mại tư vấn và đầu tư KingLand – Chi nhánh Bình Dương.

Công an TPHCM truy nã Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Châu bán "dự án ma"

Huân Cao |

Công an xác định Mai Quốc Dương - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Châu đã bỏ trốn, nên ra quyết định truy nã bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Truy tố Giám đốc công ty vẽ “dự án ma” bán cho 400 khách hàng, thu 120 tỉ

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dù không được Nhà nước cấp phép, nhưng Đỗ Sơn Tùng - Giám đốc Công ty cổ phần bất động sản nhà đất Đồng Nai và các trợ lý đã vẽ ra 4 “dự án ma”, sau đó ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khoảng 400 khách hàng để bán khoảng 600 lô thu về hơn 120 tỉ đồng.

Nhiều người sập bẫy dự án ma của Công ty Active Real

Gia Miêu |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết, đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Active Real - vì liên quan đến việc điều tra vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và bán đất nền tại 4 dự án ma ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố vụ TGĐ Cty BĐS lập dự án ma lừa đảo chiếm đoạt gần 13 tỉ đồng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án hình sự Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần thương mại tư vấn và đầu tư KingLand – Chi nhánh Bình Dương.

Công an TPHCM truy nã Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Châu bán "dự án ma"

Huân Cao |

Công an xác định Mai Quốc Dương - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Châu đã bỏ trốn, nên ra quyết định truy nã bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Truy tố Giám đốc công ty vẽ “dự án ma” bán cho 400 khách hàng, thu 120 tỉ

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dù không được Nhà nước cấp phép, nhưng Đỗ Sơn Tùng - Giám đốc Công ty cổ phần bất động sản nhà đất Đồng Nai và các trợ lý đã vẽ ra 4 “dự án ma”, sau đó ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khoảng 400 khách hàng để bán khoảng 600 lô thu về hơn 120 tỉ đồng.

Nhiều người sập bẫy dự án ma của Công ty Active Real

Gia Miêu |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết, đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Active Real - vì liên quan đến việc điều tra vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và bán đất nền tại 4 dự án ma ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.