Vẫn chưa có doanh nghiệp nào đóng tiền sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Gia Miêu |

TPHCM- Trong số 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm thì hai doanh nghiệp đã "quay xe" bỏ cọc đất, 2 doanh nghiệp còn lại đã trễ hạn đóng tiền 20 ngày.

Theo thông tin mới nhất từ Cục Thuế TPHCM, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào trong số hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm còn lại tiến hành nộp tiền theo quy định. Trước đó, ngày 10.12.2021, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TPHCM) đã tiến hành bán đấu giá 4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, với tổng số tiền trúng đấu giá lên đến 37.346 tỉ đồng. Trong đó, lô đất 3-9 có diện tích 5.000m² (giá khởi điểm 729 tỉ đồng, trúng đấu giá 5.026 tỉ đồng, gấp gần 7 lần giá khởi điểm, do Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh trúng đấu giá). Lô đất 3-12 có diện tích 10.059m² (giá khởi điểm 2.942 tỉ đồng, trúng đấu giá 24.500 tỉ đồng, cao gấp 8,3 lần giá khởi điểm, do Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt trúng đấu giá).

Lô đất 3-5 với diện tích 6.446m² (giá khởi điểm 728 tỉ đồng, trúng đấu giá 3.820 tỉ đồng, cao gấp 6,6 lần giá khởi điểm, do Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá) và lô đất 3-8 diện tích 8.568m² (giá khởi điểm 1.018 tỉ đồng, trúng đấu giá 4.000 tỉ đồng, cao gấp 4 lần giá khởi điểm, do Công ty CP Sheen Mega trúng đấu giá).

Như Báo Lao Động đã thông tin, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã có đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá lô đất 3-12, đồng thời chấp nhận mất số tiền cọc gần 600 tỉ đồng khi tham gia đấu giá. Tiếp đến, Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh cũng gửi văn bản chính thức đến các cơ quan chức năng của thành phố xin không tiếp tục triển khai dự án tại lô đất 3-9, chấp nhận bỏ 140 tỉ đồng tiền cọc.

Như vậy chỉ còn lại hai doanh nghiệp là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega. Tính từ ngày 6.1.2021, Cục Thuế TPHCM phát đi thông báo, trong vòng 30 ngày, 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm phải đóng lệ phí trước bạ, nộp số 50% tiền sử dụng đất của đợt 1. Sau đó, chậm nhất vòng 90 ngày kể từ ngày 6.1, phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại đợt 2. Theo quy định thì đợt 1 đóng tiền đã quá hạn 17 ngày nhưng hai đơn vị trúng đấu giá đất vẫn chưa đóng tiền.

Tuy nhiên, vẫn chưa tới hạn để áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Chính xác là sau ngày 6.4  là ngày cuối cùng của đợt 2, nếu hai doanh nghiệp trên vẫn không nộp tiền, Cục Thuế TPHCM sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế như cưỡng chế tài khoản ngân hàng, cưỡng chế hóa đơn, nặng hơn thì có thể thu hồi giấy phép. Ngoài ra còn phải căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Trường hợp các công ty trúng đấu giá không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian quy định sẽ không được nhận lại tiền cọc. Tiền cọc sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.

Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TPHCM cho biết, nếu đến hạn mà doanh nghiệp không đóng tiền, không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá, cơ quan sẽ chức năng sẽ báo cáo lên Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND TPHCM hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá. Sau khi có thông báo chính thức về việc này, UBND TPHCM sẽ có thẩm quyền quyết định cho tổ chức đấu giá lại hoặc bàn giao mục đích sử dụng khác.

Nói về những vấn đề sau lùm xùm đấu giá đất Thủ Thiêm, nhiều chuyên gia khẳng định, do quy định pháp luật chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh dẫn đến sau khi "trúng giá", một số doanh nghiệp bỏ cọc, để lại nhiều hệ lụy cho TPHCM, còn doanh nghiệp không có gì sai phạm. Những "kẽ hở" trên cần được quy định chặt chẽ hơn trong luật hoặc cần có những quy định riêng cho những phiên đấu giá có tính chất quan trọng sau này.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Bài học sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: Chế tài xử lý bỏ cọc có quá dễ dàng?

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Trong buổi tọa đàm "Bài học Kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế" diễn ra tại Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM ngày 23.2, nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến đánh giá, nhìn nhận về quy định, thể chế hiện hành liên quan đến việc đấu giá sử dụng đất rút ra sau vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TPHCM).

Hai lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm sẽ được đấu giá lại như thế nào?

B. Chương |

TPHCM - Xung quanh những lùm xùm về việc các doanh nghiệp tham gia đấu giá rồi bỏ cọc 2 lô đất tại Thủ Thiêm, dư luận đang quan tâm sẽ có những giải pháp như thế nào cho hợp lý ở lần đấu giá tiếp theo.

Sau vụ bỏ cọc ở Thủ Thiêm: Siết cơ chế giám sát, kiểm soát đấu giá

Cao Nguyên |

Hiện tượng doanh nghiệp trúng đấu giá đất cao bất thường rồi đơn phương chấm dứt hợp đồng (bỏ cọc) dù không vi phạm pháp luật nhưng theo các chuyên gia, luật sư qua sự việc ở Thủ Thiêm cho thấy nhiều kẽ hở của pháp luật về đấu giá. Ngoài việc nhà nước phải bổ sung các quy định, chế tài thì cơ chế giám sát, kiểm soát là rất quan trọng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Bài học sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: Chế tài xử lý bỏ cọc có quá dễ dàng?

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Trong buổi tọa đàm "Bài học Kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế" diễn ra tại Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM ngày 23.2, nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến đánh giá, nhìn nhận về quy định, thể chế hiện hành liên quan đến việc đấu giá sử dụng đất rút ra sau vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TPHCM).

Hai lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm sẽ được đấu giá lại như thế nào?

B. Chương |

TPHCM - Xung quanh những lùm xùm về việc các doanh nghiệp tham gia đấu giá rồi bỏ cọc 2 lô đất tại Thủ Thiêm, dư luận đang quan tâm sẽ có những giải pháp như thế nào cho hợp lý ở lần đấu giá tiếp theo.

Sau vụ bỏ cọc ở Thủ Thiêm: Siết cơ chế giám sát, kiểm soát đấu giá

Cao Nguyên |

Hiện tượng doanh nghiệp trúng đấu giá đất cao bất thường rồi đơn phương chấm dứt hợp đồng (bỏ cọc) dù không vi phạm pháp luật nhưng theo các chuyên gia, luật sư qua sự việc ở Thủ Thiêm cho thấy nhiều kẽ hở của pháp luật về đấu giá. Ngoài việc nhà nước phải bổ sung các quy định, chế tài thì cơ chế giám sát, kiểm soát là rất quan trọng.