Từ phản ánh của Báo Lao Động: Tây Ninh tạm dừng tách thửa, chuyển đổi đất ở một số khu vực

Nhóm PV |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh trong tuyến bài điều tra nhiều kỳ "Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư", Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã vào cuộc và tạm dừng giải quyết tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên thổ cư tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh.

Video "Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư.

Tạm dừng giải quyết thủ tục tách thửa một số khu vực

Sáng 15.6, ông Trần Quang Khải - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh (Sở Tài Nguyên và Môi trường Tây Ninh) cho biết, sau khi Báo Lao Động phản ánh về thực trạng phân lô, tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, Sở đã có chỉ đạo đến Văn phòng đăng ký đất đai xử lý, chấn chỉnh những vấn đề báo nêu, trong đó có việc tạm dừng giải quyết tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên thổ cư tại một số khu vực.

Ông Trần Quang Khải - GĐ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh.
Ông Trần Quang Khải - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh.

Về việc xử lý, chấn chỉnh những vấn đề được Báo Lao Động phản ánh, trong đó có thực trạng phân lô, tách thửa, bán nền tạo cơn sốt đất ảo trên địa bán tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo UBND tỉnh và đề xuất thành lập Đoàn thanh tra liên ngành do Thanh tra tỉnh làm trưởng đoàn, để thanh tra toàn diện các khu đất trên địa bàn thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu.

"Trong quá trình Thanh tra thì tạm thời dừng giải quyết các thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, cũng như việc chuyển nhượng đất nông nghiệp đã tách ra từ khu vực huyện Dương Minh Châu và Thành phố Tây Ninh, cho đến khi có kết luận thanh tra" - ông Khải cho biết.

 
Công ty Phú Thành Land sau khi thâu tóm khu đất nông nghiệp đã tự vẽ ra dự án khu dân cư này.

Ông Khải cung cấp thêm thông tin, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tăng cường kiểm soát những hồ sơ phân lô, tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên thổ cư có dấu hiệu bất thường và trục lợi như Báo Lao Động phản ánh.

"Các trường hợp hiến đất làm đường, chuyển mục đích sử dụng đất sau đó tách nhiều thửa đất cho một người đứng tên, có dấu hiệu phân lô trong quá trình giải quyết phải báo cáo về trên để cùng phối hợp với địa phương kiểm tra thực tế xin ý kiến xử lý từng trường hợp cụ thể" -  ông Khải nói.

Xử lý nghiêm cán bộ nếu có vi phạm

 
Khu đất nông nghiệp được một "đầu nậu" thâu tóm rồi tự làm đường dẫn vào khu đất.

Về thông tin Báo Lao Động phản ánh, có nhiều "đầu nậu", "cò" đất và doanh nghiệp bất động sản cho rằng đã nhờ mối quan hệ nên mới dễ dàng tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên thổ cư, ông Khải cho biết: Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ rà soát lại vấn đề này, với quan điểm nhất quán là xử lý đến nơi đến chốn, xử lý nghiêm cán bộ thuộc ngành nếu có sai phạm như báo phản ánh.

Về "chiêu trò", doanh nghiệp bất động sản thu mua, thâu tóm diện tích lớn đất nông nghiệp rồi để cho từng cá nhân trong công ty đứng tên được Báo Lao Động "bóc trần", ông Khải cho biết,  Sở Tài nguyên Môi trường đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai thẩm định chặt chẽ các trường hợp người ngoài tỉnh nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp; đặc biệt là đất trồng lúa, để tránh việc lách luật và trục lợi.

"Hiện Sở đang hoàn thiện trình UBND tỉnh quyết định thay thế Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 27.7.2020 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Điều này nhằm khắc phục những bất cập trong văn bản quản lý, trong đó có việc lách luật của các doanh nghiệp và đầu nậu bất động sản để tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất như Báo Lao Động phản ánh" - ông Khải nói.

 
Trang trại và nhà xưởng xây trái phép trên đất nông nghiệp tại huyện Dương Minh Châu.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh cảm ơn Báo Lao Động đã có những thông tin phản ánh kịp thời, qua những thông tin phản ánh của báo là một kênh thông tin để Sở có những đề xuất UBND tỉnh có biện pháp quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là việc phân lô, tách thửa tạo cơn sốt đất ảo hiện nay trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Cơn lốc thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư", phản ánh tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng: Nhiều doanh nghiệp, “đầu nậu” và “cò” đất đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp, rồi bằng nhiều cách chuyển đổi thành đất thổ cư để phân lô, tách thửa, bán nền...

Thực trạng này giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn, gây hệ lụy khiến người nông dân mất tư liệu sản xuất, tạo nên những cơn sốt đất ảo và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người

Nhóm PV |

Bà Hồ Thị Minh – Đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề "Thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư" như Báo Lao Động phản ánh, là một hệ lụy rất lớn khi đất nông nghiệp được biến thành đất thổ cư và chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Nguồn cơn sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Như đã phản ánh trong các bài báo trước, về thực trạng đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô và vẽ dự án gây sốt đất ảo. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng này, để nông dân có tư liệu sản xuất, tránh được vấn nạn đầu cơ, sốt đất và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất trồng lúa thành khu đô thị

Nhóm PV |

Quá trình tìm hiểu về thực trạng thâu tóm đất nông nghiệp rồi chạy vạy lên đời đất thổ cư như đã được phản ánh trong các tuyến bài trước của Lao Động, chúng tôi nhận thấy có nhiều diện tích đất trồng lúa, đất ven biển đang được biến thành đất thổ cư để triển khai các dự án bất động sản mang tính thương mại.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất caosu thành dự án thương mại

NHÓM PV |

Ngoài thâu tóm đất nông nghiệp và chạy vạy lên đất thổ cư như Lao Động đã được phản ánh trong các bài báo trước, hiện có nhiều diện tích đất trồng cây caosu cũng được chuyển đổi sang đất thổ cư để làm dự án khu đô thị thương mại. Tuy nhiên, do đa phần người mua là để đầu cơ, không có nhu cầu để ở nên nhiều khu đô thị sau nhiều năm vẫn để hoang, gây lãng phí nguồn đất đai.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người

Nhóm PV |

Bà Hồ Thị Minh – Đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề "Thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư" như Báo Lao Động phản ánh, là một hệ lụy rất lớn khi đất nông nghiệp được biến thành đất thổ cư và chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Nguồn cơn sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Như đã phản ánh trong các bài báo trước, về thực trạng đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô và vẽ dự án gây sốt đất ảo. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng này, để nông dân có tư liệu sản xuất, tránh được vấn nạn đầu cơ, sốt đất và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất trồng lúa thành khu đô thị

Nhóm PV |

Quá trình tìm hiểu về thực trạng thâu tóm đất nông nghiệp rồi chạy vạy lên đời đất thổ cư như đã được phản ánh trong các tuyến bài trước của Lao Động, chúng tôi nhận thấy có nhiều diện tích đất trồng lúa, đất ven biển đang được biến thành đất thổ cư để triển khai các dự án bất động sản mang tính thương mại.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất caosu thành dự án thương mại

NHÓM PV |

Ngoài thâu tóm đất nông nghiệp và chạy vạy lên đất thổ cư như Lao Động đã được phản ánh trong các bài báo trước, hiện có nhiều diện tích đất trồng cây caosu cũng được chuyển đổi sang đất thổ cư để làm dự án khu đô thị thương mại. Tuy nhiên, do đa phần người mua là để đầu cơ, không có nhu cầu để ở nên nhiều khu đô thị sau nhiều năm vẫn để hoang, gây lãng phí nguồn đất đai.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.