Trung Quốc bác bỏ đánh giá bất động sản của IMF

Quý An (theo CBNC) |

Trung Quốc đã bác bỏ đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về khủng hoảng bất động sản của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Thị trường bất động sản đóng góp khoảng 25% GDP của Trung Quốc và là lực cản đối với tăng trưởng, đặc biệt kể từ khi các nhà phát triển vỡ nợ.

Các hạn chế về tài chính trong lĩnh vực bất động sản vừa được nới lỏng trong vài tháng qua, trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm cứu vớt thị trường ảm đạm.

“Các biện pháp chính sách gần đây của các nhà chức trách được hoan nghênh, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, cần có thêm hành động để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất động sản” Thomas Helbling, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) của IMF, cho biết trong một cuộc họp báo.

“Nhiều biện pháp trong số đó giải quyết các vấn đề tài chính cho các nhà phát triển sẽ hữu ích. Nhưng những vấn đề mà các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề về lượng lớn nhà ở chưa hoàn thành nói chung vẫn chưa được giải quyết” – ông Helbling trả lời phỏng vấn của CNBC.

IMF cho rằng khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. Ảnh: Xinhua
IMF cho rằng khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc vẫn chưa kết thúc. Ảnh: Xinhua

Căn hộ ở Trung Quốc thường được bán cho người mua trước khi hoàn thành. COVID-19 và những khó khăn tài chính đã làm chậm quá trình xây dựng đến mức một số khách hàng phải tạm dừng thanh toán thế chấp vào mùa hè năm ngoái.

Chính quyền Trung Quốc sau đó đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp các nhà phát triển hoàn thiện công trình đúng tiến độ. Tuy nhiên, diện tích sàn nhà ở được bán ở Trung Quốc đã giảm gần 27% trong năm ngoái, trong khi đầu tư bất động sản giảm 10%.

Lãnh đạo IMF khu vực APAC nói: “Nếu không có các biện pháp bổ sung, lĩnh vực này sẽ tiếp tục sụt giảm và vẫn là một rủi ro, đồng thời hạn chế các hộ gia đình tiếp cận quá nhiều với lĩnh vực bất động sản, sẽ bị ràng buộc về tiền mặt và tiền tiết kiệm của họ. Đây cũng là trở ngại cho sự phục hồi kinh tế quy mô lớn”.

Helbling từ chối đưa ra khung thời gian cụ thể mà các nhà chức trách cần hành động trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, mà chỉ nói ngắn gọn: “Nên giải quyết các rủi ro giảm giá càng sớm càng tốt".

Phân tích của IMF là một phần trong báo cáo mới nhất của tổ chức này về nền kinh tế thứ hai thế giới, sau các cuộc thảo luận hàng năm với các quan chức Trung Quốc kết thúc vào tháng 11.2022.

Các quan chức Trung Quốc đã bác bỏ đánh giá về bất động sản của IMF và cho biết thị trường bất động sản của Trung Quốc nhìn chung hoạt động trơn tru và “không ở trong tình trạng khủng hoảng”, đồng thời cho rằng tình hình của lĩnh vực này là “sự phát triển tự nhiên của quá trình ‘giảm đòn bẩy và cắt giảm hàng tồn kho’ trong vài năm qua”.

Phía Trung Quốc cho biết: “Các rủi ro liên quan là cục bộ và chỉ liên quan đến các công ty riêng lẻ, và tác động của chúng đối với phần còn lại của thế giới là tương đối nhỏ”. Sắp tới, nước này sẽ tiếp tục làm việc để đảm bảo bàn giao các căn hộ đã hoàn thiện và sáp nhập các nhà phát triển.

Theo dữ liệu từ Wind Information, cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc như Country Garden, Longfor, R&F đã tăng gần gấp đôi hoặc hơn trong 60 ngày giao dịch vừa qua. Giao dịch cổ phiếu của những gã khổng lồ một thời Evergrande, Shimao và Sunac đã bị tạm dừng kể từ tháng 3.2022.

Báo cáo của IMF chỉ ra rằng một phần lớn các nhà đầu tư vào trái phiếu của các nhà phát triển Trung Quốc đã bị ảnh hưởng: “Tính đến tháng 11.2022, các nhà phát triển đã vỡ nợ hoặc có khả năng vỡ nợ - với giá trái phiếu trung bình thấp hơn 40% mệnh giá - chiếm 38% thị phần năm 2020 của các công ty có giá trái phiếu sẵn có”.

Quý An (theo CBNC)
TIN LIÊN QUAN

Những công trình kiến trúc Trung Quốc được mong đợi vào năm Thỏ

Quý An (theo Dezeen) |

Những dự án kiến trúc dưới đây ở Trung Quốc là những công trình được mong đợi sẽ hoàn thành trong năm nay.

Trung Quốc dốc toàn lực giải cứu bất động sản

Quý An (theo Bloomberg) |

Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản để phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế từng bị tê liệt sau ảnh hưởng từ COVID-19.

Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách Ba giới hạn đỏ

Quý An (theo Bloomberg) |

Trung Quốc đang lên kế hoạch nới lỏng vay vốn từ chính sách “Ba giới hạn đỏ”.

Các nghịch lý của thị trường xăng dầu được lắng nghe và cần giải quyết

Anh Tuấn |

Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết - đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.

Hà Nội: Thú vị 2 hàng phở cùng mang tên Phở Thìn

Xuân Sơn - Hà Chi |

Nhãn hiệu “Phở Thìn” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ cho quán phở trên phố Đinh Tiên Hoàng (hay còn gọi là Phở Thìn Bờ Hồ) từ năm 2003. Tuy nhiên, ở Hà Nội vẫn còn 1 thương hiệu Phở Thìn nữa nằm trên phố Lò Đúc.

Tìm lại giới tính cho trẻ bị dị tật vùng kín

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều bé sinh ra thấy cơ quan sinh dục là nữ nhưng khi lớn lên lại phát triển như nam. Ngược lại, cũng có trường hợp vừa sinh, bộ phận sinh dục đã trông giống con trai nhưng thực ra lại là con gái. Việc tìm lại giới tính thật giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và phát triển bình thường.

Hút hồn với giai điệu phát ra bên trong Bảo tàng âm thanh Đắk Nông

Phan Tuấn |

Bảo tàng âm thanh của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã trở thành một điểm đến tham quan du lịch hấp dẫn. Khi đến đây, du khách có thể lắng nghe những âm thanh hết sức đặc biệt từ những nhạc cụ độc đáo, truyền thống và cả sự sáng tạo của công nghệ.

Lý do Phở Thìn 13 Lò Đúc bị từ chối đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Cát Tường - Phương Anh |

Liên quan đến lùm xùm của nhãn hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc, theo Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện nay chỉ có duy nhất 1 thương hiệu Phở Thìn được cấp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kể từ năm 2003. Nguyên nhân Phở Thìn 13 Lò Đúc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không được xét duyệt do Luật Sở hữu trí tuệ quy định không được đăng ký các nhãn hiệu giống nhau, hoặc tương tự...

Những công trình kiến trúc Trung Quốc được mong đợi vào năm Thỏ

Quý An (theo Dezeen) |

Những dự án kiến trúc dưới đây ở Trung Quốc là những công trình được mong đợi sẽ hoàn thành trong năm nay.

Trung Quốc dốc toàn lực giải cứu bất động sản

Quý An (theo Bloomberg) |

Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản để phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế từng bị tê liệt sau ảnh hưởng từ COVID-19.

Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách Ba giới hạn đỏ

Quý An (theo Bloomberg) |

Trung Quốc đang lên kế hoạch nới lỏng vay vốn từ chính sách “Ba giới hạn đỏ”.