TPHCM: Hàng loạt mặt bằng đắc địa bị "niêm phong" chi chít số điện thoại

KHÁNH LINH |

Hàng quán ở TPHCM chưa kịp hồi phục sau 3 cơn "sóng thần" COVID-19 trước thì nay lại tiếp tục chứng kiến một đợt "thay áo" mới khi đợt dịch thứ 4 xuất hiện, khiến hàng loạt mặt bằng kinh doanh đắc địa ở trung tâm thành phố rơi vào tình trạng bị "niêm phong" bằng số điện thoại cho thuê.

Trải qua 4 lần bùng phát dịch COVID-19, mặt bằng nhà phố cho thuê kinh doanh tại trung tâm TPHCM là thị trường bị ảnh hưởng nặng nề. Việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như đóng cửa tạm ngưng hoạt động nhà hàng, quán cà phê, cơ sở cắt tóc, làm đẹp và người dân hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết… khiến nhiều cơ sở kinh doanh vừa mới hồi phục sau 3 đợt bùng dịch trước đây đã không thể trụ vững và buộc phải trả lại mặt bằng.

Theo ghi nhận của PV, tại khu vực trung tâm TPHCM, trên một số tuyến đường như đường Ngô Đức Kế, Lý Tự Trọng, Nguyễn Huệ, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Trãi, Phạm Hồng Thái, Hai Bà Trưng… hiện tại nhan nhản các miếng dán thông báo cho thuê mặt bằng trên những mặt tiền đủ loại diện tích lớn nhỏ.

Trước khi dịch bệnh xảy ra, đường Lý Tự Trọng là một con phố "vàng", kinh doanh sầm uất và thuộc dạng đắt đỏ bậc nhất thành phố, nhưng hiện tại tất cả đều đóng cửa, hàng quán thưa thớt.
Mặt bằng các loại, từ những căn góc vốn dĩ luôn phải xếp hàng mới đến lượt thuê, thì giờ đã bỏ không, chưa có người thuê từ gần 1 tháng nay.
Các tấm dán decal, poster, giấy... với nội dung "Cho thuê nhà" kèm với hàng loạt số điện thoại tự nhận là "chính chủ" được niêm phong tầng tầng lớp lớp trước mặt tiền của nhiều căn nhà.

Trước khi dịch bệnh xảy ra, đây là một trong những khu vực "vàng" kinh doanh sầm uất và thuộc dạng đắt đỏ bậc nhất thành phố, nhưng hiện tại tất cả đều vắng tanh. Liên lạc với bà Phạm Thị Lê Hương - chủ sở hữu nhiều mặt bằng cho thuê kinh doanh tại đường Lý Tự Trọng (Quận 1), bà cho biết, đã hơn nửa năm mặt bằng chưa có khách mới thuê dù giá thuê hiện tại đã giảm nhiều so với trước.

"Mặt bằng nhà tôi đã được sửa sang và dọn vệ sinh sạch sẽ, người thuê không mất thêm nhiều thời gian và kinh phí sửa chữa như các mặt bằng bỏ không lâu ngày khác. Có một căn nhà, tôi vừa ký hợp đồng cho thuê làm khách sạn cách đây không lâu, người thuê vẫn đang sửa chữa nên tôi cũng hỗ trợ giảm một phần chi phí thuê"- bà Hương chia sẻ.

Đường Ngô Đức Kế (quận 1) là một trong những con phố trước đây được trang hoàng với những tấm biển của các thương hiệu "hot" nhất, nay được thay thế bằng những tấm dán "cho thuê nhà" rải rác từ đầu phố tới cuối phố.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trên con phố Hồ Tùng Mậu (quận 1).
Một mặt bằng trên phố Thủ Khoa Huân vừa cho thuê được không bao lâu thì người thuê đã rời đi khi bùng dịch.
Những thông báo cho thuê càng nhiều, tỉ lệ thuận với những doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã rời bỏ khỏi thị trường cũng ngày một nhiều hơn.

Không chỉ các chủ bất động sản lo lắng trước việc mặt bằng bỏ không lâu ngày, mà các công ty và nhân viên môi giới bất động sản cho thuê cũng đứng ngồi không yên vì giao dịch gần đây đã "đóng băng".

Chị Nguyễn Trang - môi giới bất động sản - chia sẻ, những mặt bằng này trước đây hễ khách cũ trả là lập tức có khách mới thuê ngay nhưng tình hình ngày một khó khăn hơn.

"Sau đợt dịch này chắc giá thuê sẽ còn hạ nữa, tuy nhiên, khách hỏi thuê mặt bằng những ngày gần đây dường như không có mấy ai. Giờ một mặt bằng dán chi chít tới cả trăm số điện thoại "chính chủ", môi giới như chúng tôi ngày càng khó khăn để có thể gặp được khách" - chị Trang chia sẻ.

Liên hệ một số chủ mặt bằng cho thuê ở khu trung tâm TPHCM thì tất cả đều nói chưa cho thuê được, dù đã được chủ động đồng ý thương lượng giảm thêm 10-15%, thậm chí có nơi giảm tới 30% so với cuối năm ngoái. Thực tế, tỉ lệ bỏ trống tại các khu kinh doanh dịch vụ này ngày càng nhiều. Lý do chung là kinh doanh ế ẩm, thu không đủ bù chi, không trả nổi giá thuê nhà, dù giá cho thuê mặt bằng đã giảm trong thời kỳ dịch bệnh.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, tiêm cho công nhân, người lao động nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Mặt bằng phố cổ lại ế khách, đìu hiu vì dịch COVID-19

KIM ANH |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều hàng quán, dịch vụ kinh doanh ở khu vực phố cổ lại tiếp tục trong tình trạng “cửa đóng then cài”, chờ khách thuê.

Thiếu quỹ đất công nghiệp vì vướng giải phóng mặt bằng và định giá thu

Bảo Chương |

Vướng mắc của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là thiếu quỹ đất công nghiệp để doanh nghiệp thuê, nhất là quỹ đất lớn. Trong khi đó, hàng trăm ha đất sạch lại không cho thuê được do vướng việc định giá và nhiều thủ tục khác.

TPHCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất rút ngắn khâu giải phóng mặt bằng

MINH QUÂN |

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa ký quyết định quy định về hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi (giá T1) năm 2021.

Đợi được 56 giây đèn đỏ, nhiều người không đủ kiên nhẫn đợi nốt 4 giây cuối

Tô Thế |

Hà Nội - Thực tế tình trạng người dân vượt đèn đỏ, hay vượt qua nút giao khi đèn đỏ còn khoảng 4 - 5 giây diễn ra rất phổ biến ở Hà Nội. Ngay tại vị trí xảy ra vụ tai nạn liên hoàn vừa qua, ghi nhận của PV cho thấy rất nhiều người mặc dù có thể chờ đến 56 giây đèn đỏ, nhưng 4 giây cuối lại không đủ kiên nhẫn để chờ.

Thi tốt nghiệp THPT: Những mốc thời gian quan trọng cần lưu ý

Vân Trang |

Thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được đẩy lên sớm hơn so với năm ngoài.

Lãi suất cho vay ưu đãi vẫn cản bước người mua nhà

ANH HUY |

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng dành cho phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp mức lãi suất 8,7%/năm đối với doanh nghiệp và người dân là 8,2%/năm. Tuy nhiên với nhiều gia đình, mức lãi suất cho vay vẫn vượt quá tầm với trong khi thời gian cho vay ưu đãi chỉ kéo dài 5 năm.

Hào quang mờ mắt, một bộ phận nghệ sĩ ngày càng ảo tưởng bản thân

NHÓM PV |

Hiện nay có không ít những nghệ sĩ ảo tưởng vị thế của bản thân, tự phong ông hoàng bà chúa hay sẵn sàng giận dỗi, đáp trả khi nhận phải những lời chê bai từ công chúng. Vì đâu những nghệ sĩ này có xu hướng tư tưởng như vậy?

Sinh con trai để nối dõi, nhiều gia đình vùng cao Sơn La lâm vào cảnh chật vật, vất vả

Khánh Linh |

Việc cố gắng sinh con trai để nối dõi bất chấp hoàn cảnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mất cân bằng giới tính ở vùng cao Sơn La.

Hà Nội: Mặt bằng phố cổ lại ế khách, đìu hiu vì dịch COVID-19

KIM ANH |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều hàng quán, dịch vụ kinh doanh ở khu vực phố cổ lại tiếp tục trong tình trạng “cửa đóng then cài”, chờ khách thuê.

Thiếu quỹ đất công nghiệp vì vướng giải phóng mặt bằng và định giá thu

Bảo Chương |

Vướng mắc của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là thiếu quỹ đất công nghiệp để doanh nghiệp thuê, nhất là quỹ đất lớn. Trong khi đó, hàng trăm ha đất sạch lại không cho thuê được do vướng việc định giá và nhiều thủ tục khác.

TPHCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất rút ngắn khâu giải phóng mặt bằng

MINH QUÂN |

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa ký quyết định quy định về hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi (giá T1) năm 2021.