TPHCM đau đầu với nhà “siêu mỏng” sau giải phóng mặt bằng

HỮU HUY |

Sau khi thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các dự án giao thông, nhất là các tuyến metro trên địa bàn TPHCM lại phát sinh hàng loạt ngôi nhà “siêu mỏng” chỉ khoảng 1m, “siêu nhỏ” khoảng 4-5m2. Tình trạng nhà “siêu mỏng”, “siêu nhỏ” này không những gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị mà còn không đảm bảo an toàn, dù vậy đến nay chính quyền thành phố vẫn loay hoay vẫn chưa biết giải quyết bằng cách nào.

Xuất hiện nhà "siêu mỏng 1 mét" sau giải tỏa mặt bằng Metro số 2

Tuyến Metro số 2 (TPHCM) đi qua địa bàn 6 quận gồm 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú với tổng diện tích thu hồi mặt bằng là 251.136 mét vuông và 603 trường hợp bị ảnh hưởng. Trong đó, quận Tân Bình là địa phương có số hộ dân bị giải phóng mặt bằng (GPMB) nhiều nhất.

Sau khi GPMB, nhiều hộ dân bắt đầu xây dựng lại nhà cửa trên phần diện tích còn lại sau giải tỏa. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay một số địa phương đang phải đau đầu giải quyết với tình trạng phát sinh nhà “siêu mỏng”, “siêu nhỏ”. Chỉ riêng địa bàn quận Tân Bình đã ghi nhận 49 trường hợp diện tích nhà ở còn lại sau GPMB dưới 15m2. Hiện địa phương này đã vận động được 9 trường hợp người dân tự nguyện giao phần còn lại ngoài ranh dự án, và vẫn còn 40 trường hợp không đồng ý giao phần còn lại ngoài ranh.

Ghi nhận của PV Báo Lao Động tại một đoạn đường Cách Mạng Tháng 8 (thuộc địa bàn phường 4, quận Tân Bình) sau GPMB, có các căn nhà liền kề cao 3 tầng được sửa chữa xây dựng dạng thuộc dạng “siêu mỏng”, bởi lẽ từ ranh giải tỏa vào đến vách tường cuối cùng bên trong căn nhà chỉ dài khoảng 1 mét. Với diện tích chật hẹp, chiều dài bên trong chỉ vừa đủ chỗ đặt 1 thang bộ để có thể di chuyển lên tầng cao hơn. Trong khi, phần diện tích phía trên những căn nhà này cũng thuộc dạng “siêu mỏng” bởi diện tích sàn quá nhỏ.

Bản đồ giải phóng mặt bằng cho thấy dãy nhà trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Phường 4, quận Tân Bình) bị “xén” thành nhà “siêu nhỏ“. Ảnh: Hữu Huy
Bản đồ giải phóng mặt bằng cho thấy dãy nhà trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Phường 4, quận Tân Bình) bị “xén” thành nhà “siêu nhỏ“. Ảnh: Hữu Huy

Ông Nguyễn Trung Sơn, Chủ tịch UBND Phường 4, quận Tân Bình (TPHCM) cho biết, ở địa bàn phường có 5 trường hợp nhà có diện tích nhỏ sau GPMB. Trong đó, chỉ có 1 trường hợp vì diện tích sau giải tỏa còn quá ít nên đã giao lại cho Nhà nước. “Những trường hợp nhà có diện tích nhỏ rõ ràng phần thiệt thòi thuộc về phía người dân. Bởi lẽ khi vận động GPMB làm dự án, đã cam kết với người dân sẽ hưởng lợi từ dự án. Trên tuyến đường sau khi làm dự án thì nhiều người được hưởng lợi, chỉ có những hộ còn diện tích ít thì thiệt thòi” - ông Nguyễn Trung Sơn chia sẻ.

Theo ông Sơn, đối với những căn liền kề giáp nhà dân, hộ có diện tích đất còn quá ít sau khi giải tỏa có thể thương lượng để mua lại và nhập thửa đất (hợp khối) với nhà liền kề bên cạnh. Tuy nhiên còn trường hợp đặc biệt như những căn nhà “siêu mỏng” mà PV Báo Lao động phản ánh thì khó thực hiện theo phương án này bởi lẽ phía sau các căn nhà nói trên là đường hẻm (hẻm 11, đường Tự Lập) nên không thể bán và nhập thửa với nhà lân cận.

Do đó, phía UBND phường dự định sau khi xong dự án Metro, sẽ báo cáo đề xuất đến quận để có phương án chỉnh trang đô thị để đền bù và giải tỏa những căn nhà như báo phản ánh. Đó là một dự án khác, sẽ tính giá đền bù khác, vừa để chỉnh trang đô thị, vừa thông đường hẻm 11 Tự Lập ra đường Cách Mạng Tháng Tám (hiện nay hẻm 11 Tự Lập đang là hẻm cụt).

“Sau này khi điều chỉnh luật thì nên tính đến những trường hợp diện tích nhà ở còn lại sau khi giải tỏa dưới bao nhiêu mét vuông không đủ quy chuẩn thì nhà nước sẽ lấy hết và đền bù tương xứng, đảm bảo quyền lợi cho người dân” - ông Nguyễn Trung Sơn đề xuất.

Ba căn nhà liền kề nằm trên địa chỉ đường Cách Mạng Tháng 8 (thuộc địa bàn phường 4, quận Tân Bình) đang thuộc dạng “siêu mỏng”, bởi lẽ từ ranh giải tỏa đi vào vách tường bên trong căn nhà chỉ khoảng 1 mét. Ảnh: Hữu Huy
Ba căn nhà liền kề nằm trên địa chỉ đường Cách Mạng Tháng 8 (thuộc địa bàn phường 4, quận Tân Bình) đang thuộc dạng “siêu mỏng”, bởi lẽ từ ranh giải tỏa đi vào vách tường bên trong căn nhà chỉ khoảng 1 mét. Ảnh: Hữu Huy

Hợp khối giải quyết “nhà siêu mỏng”

Thực tế không chỉ riêng tuyến Metro số 2, tại TPHCM sau khi GPMB phục vụ xây dựng một số tuyến đường thì “nhà siêu mỏng, siêu méo, siêu nhỏ” lại xuất hiện khá nhiều, gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị.

Sở TNMT TPHCM cho biết, hiện thành phố có nhiều khu đất có diện tích và hình thể đất nhỏ hẹp, không đủ chuẩn quy hoạch đô thị xây dựng. Nguồn gốc các khu đất này khá đa dạng như đất do Nhà nước quản lý, lối đi chung hoặc khoảng hở giữa 2 nhà do 1 chủ sử dụng hoặc các hộ có nhà liền kề với diện tích sử dụng chung... Những khu đất này hiện không còn sử dụng, nên chỉ có thể chuyển nhượng quyền cho chủ sử dụng đất liền kề có nhu cầu hợp khối. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này phải dựa trên cơ sở thỏa thuận hoặc không có tranh chấp, khiếu nại của các hộ có quyền lợi liên quan.

Theo khảo sát của Sở TNMT TPHCM, tại nhiều quận, huyện: Quận 1, 3, 7, Gò Vấp, Bình Thạnh và Phú Nhuận... cho thấy, nhu cầu sử dụng đối với các khu đất nói trên để hợp khối với nhà ở hiện hữu của người dân tương đối nhiều. Tuy nhiên, vướng mắc duy nhất nằm ở chỗ không phải người sử dụng đất liền kề nào cũng có đủ khả năng tài chính để đấu giá và hợp khối.

Để khắc phục tình trạng này, trước đây TPHCM cũng đã có văn bản xin ý kiến Chính phủ cho phép thí điểm việc giao đất có thu tiền sử dụng đất thay cho hình thức giao đất có diện tích nhỏ hẹp (đất xen cài) không còn sử dụng chung cho chủ đất liền kề để hợp khối theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Sở TNMT TPHCM cũng đã có kiến nghị UBND TPHCM có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TNMT khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó có nội dung về đất xen cài.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho biết, với đất tư nhân dẫn đến nhà siêu mỏng, hiện tại vẫn đang khuyến khích người dân hợp thửa, hợp khối. Tuy nhiên, việc khuyến khích hợp thửa lại đụng chạm đến quyền lợi các bên, bởi bên mua thì ép giá mua thấp, bên bán lại muốn bán với giá cao, nên vẫn còn vướng mắc, chưa tìm được tiếng nói chung. “Với những thửa đất diện tích nhỏ, không thể sử dụng hoặc quy hoạch xây dựng thì nên có quy định chung về đấu giá (nếu đất của Nhà nước) hoặc cơ sở xác định giá (với đất tư nhân) để làm cơ sở định giá để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhằm tháo gỡ điểm nghẽn giúp việc đầu tư chỉnh trang đô thị thuận lợi” - ông Lê Hoàng Châu nhận định.

HỮU HUY
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thông tin về việc quy hoạch, cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ

Phạm Đông |

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố về việc quy hoạch, cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố và tại khu chung cư cũ Giảng Võ (quận Ba Đình).

Hà Nội dừng lập đồ án quy hoạch mạng lưới bãi đỗ xe ngầm tại 4 quận

Vũ Long |

Hà Nội dừng lập đồ án quy hoạch mạng lưới không gian bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Ồ ạt phát triển chung cư mini, phá vỡ quy hoạch: Phát sinh nhiều rủi ro

NGUYỄN HỮU HUY |

Những năm gần đây, TPHCM xuất hiện ồ ạt tình trạng chung cư mini xây dựng sai phép, làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, không đủ điều kiện để được cấp “sổ đỏ” cho người mua, phát sinh nhiều rủi ro tranh chấp…

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Hà Nội thông tin về việc quy hoạch, cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ

Phạm Đông |

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố về việc quy hoạch, cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố và tại khu chung cư cũ Giảng Võ (quận Ba Đình).

Hà Nội dừng lập đồ án quy hoạch mạng lưới bãi đỗ xe ngầm tại 4 quận

Vũ Long |

Hà Nội dừng lập đồ án quy hoạch mạng lưới không gian bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Ồ ạt phát triển chung cư mini, phá vỡ quy hoạch: Phát sinh nhiều rủi ro

NGUYỄN HỮU HUY |

Những năm gần đây, TPHCM xuất hiện ồ ạt tình trạng chung cư mini xây dựng sai phép, làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, không đủ điều kiện để được cấp “sổ đỏ” cho người mua, phát sinh nhiều rủi ro tranh chấp…