Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Không nên cứng nhắc với quy hoạch đô thị

CAO NGUYÊN |

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, với những quy hoạch đã tốt rồi không nên điều chỉnh. Tuy nhiên, cũng không nên cứng nhắc bởi quy hoạch đô thị 10-20 năm sau không phù hợp có thể điều chỉnh.

Ngày 13.6, Bộ Xây dựng tổ chức buổi họp báo thường kỳ để thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Bộ Xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2022.

Tại buổi họp báo, liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch, nâng tầng, chiếm diện tích cây xanh xung quanh tuyến đường Lê Văn Lương, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng, trong kết luận thanh tra, Bộ Xây dựng chỉ ra nhiều vi phạm, đặc biệt là các chủ đầu tư không tuân thủ quy định về cây xanh.

Đây là tuyến đường rất "nóng" ở Hà Nội thời gian qua vì mật độ cao ốc dày đặc và tắc nghẽn. Nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội đã đặt ra vấn đề về việc "xé nát" quy hoạch đô thị ở tuyến đường huyết mạch cho trục phía Tây Nam Hà Nội này.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, nguyên tắc chung là hạn chế điều chỉnh, ưu tiên các tiện ích công cộng, cây xanh, môi trường thay vì chạy theo lợi nhuận của nhà đầu tư trong điều chỉnh quy hoạch.

“Với những quy hoạch đã tốt rồi không nên điều chỉnh. Tuy nhiên, cũng không nên cứng nhắc bởi quy hoạch đô thị 10-20 năm sau không phù hợp có thể điều chỉnh”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu.

Trong khi đó, một vấn đề mà thời gian gần đây được dư luận quan tâm đó là quy định thời hạn sở hữu chung cư. Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết năm 2014, khi trình Chính phủ sửa Luật nhà ở, Bộ đã đặt ra 2 tình huống quy định sở hữu chung cư có thời hạn hay lâu dài. Tuy nhiên, thời điểm đó Quốc hội cho rằng đề xuất này cần tiếp tục nghiên cứu.

Sau 7 năm, mới đây, khi đề xuất hồ sơ xây dựng luật trình lên Chính phủ, Bộ có nêu ra 2 phương án. Phương án 1, thời hạn sử dụng nhà chung cư xác định theo thời hạn sử dụng công trình. Cụ thể, thời hạn sử dụng công trình có thể là 50 năm hoặc hơn bởi thời hạn này được tính theo hồ sơ thiết kế và quá trình sử dụng có thể dài hơn. Khi hết thời hạn thì quyền sở hữu chấm dứt.

Phương án 2 là xác định theo thời hạn sử dụng đất để Chính phủ xem xét và báo cáo lên Quốc hội 2 phương án này.

"Đây cũng mới chỉ là đề xuất chính sách để Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng, sau khi được Quốc hội đồng ý đưa vào Luật Nhà ở 2023 sẽ tiếp tục được nghiên cứu, lấy ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, người dân", ông Khởi nói.

Về giải pháp xử lý, vị này cho biết Bộ đã đề xuất giải pháp của 2 phương án. Nếu trong trường hợp quyền sử dụng đất vẫn có hiệu lực, người dân sẽ tiếp tục được quyền sử dụng đất và góp tiền xây dựng mới.

Ông Khởi nói thêm, điều này có nghĩa, người dân sẽ được tái định cư tại chỗ. Sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ sẽ lấy ý kiến rộng rãi để đảm bảo hài hòa lợi ích, tránh xáo trộn tối đa cho người dân.

Kiến nghị cho vay dự án pháp lý rõ ràng

Liên quan đến thị trường bất động sản hiện nay bị ảnh hưởng khi tín dụng bị kiểm soát, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản huy động từ nhiều nguồn vốn như ngân hàng, trái phiếu, liên doanh liên kế, người mua và vốn chủ sở hữu. Vì vốn chủ sở hữu ít nên đẩy mạnh huy động từ các nguồn vốn còn lại.

Bộ Xây dựng không dùng từ "siết" vốn bất động sản mà chỉ hạn chế dòng vốn bất động sản vào các dự án có hiện tượng đầu cơ, các dự án không thiết thực ngay. Hiện nay, vốn cho thị trường hạn chế khiến tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm lại nhưng hạ giá "chưa rõ". Ngoài ra, Bộ Xây dựng kiến nghị cho vay với những dự án có pháp lý rõ ràng, tiến độ tốt để bổ sung nguồn cung cho thị trường.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Nguồn cơn sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Như đã phản ánh trong các bài báo trước, về thực trạng đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô và vẽ dự án gây sốt đất ảo. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng này, để nông dân có tư liệu sản xuất, tránh được vấn nạn đầu cơ, sốt đất và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

Đã tìm ra “thủ phạm” quy hoạch băm nát Thủ đô

Anh Đào |

Ngay giữa thủ đô có những dự án 5 lần “điều chỉnh” quy hoạch để từ 5 tầng “đội” lên thành 30 tầng. Kẻ đã “đẻ” ra kiểu quy hoạch băm nát Hà Nội còn ai khác ngoài những người “dấu đè” chữ ký ở ngay thủ đô!

Tạo sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Tại nhiều tỉnh, thành phía Nam đang diễn ra thực trạng: Nhiều doanh nghiệp, “đầu nậu” và giới “cò” đất đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp, rồi bằng nhiều cách chuyển đổi thành đất thổ cư để phân lô, tách thửa, bán nền... Thực trạng này đang càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn, gây hệ lụy khiến người nông dân mất tư liệu sản xuất, tạo nên những cơn sốt đất ảo và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Nguồn cơn sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Như đã phản ánh trong các bài báo trước, về thực trạng đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô và vẽ dự án gây sốt đất ảo. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng này, để nông dân có tư liệu sản xuất, tránh được vấn nạn đầu cơ, sốt đất và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

Đã tìm ra “thủ phạm” quy hoạch băm nát Thủ đô

Anh Đào |

Ngay giữa thủ đô có những dự án 5 lần “điều chỉnh” quy hoạch để từ 5 tầng “đội” lên thành 30 tầng. Kẻ đã “đẻ” ra kiểu quy hoạch băm nát Hà Nội còn ai khác ngoài những người “dấu đè” chữ ký ở ngay thủ đô!

Tạo sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Tại nhiều tỉnh, thành phía Nam đang diễn ra thực trạng: Nhiều doanh nghiệp, “đầu nậu” và giới “cò” đất đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp, rồi bằng nhiều cách chuyển đổi thành đất thổ cư để phân lô, tách thửa, bán nền... Thực trạng này đang càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn, gây hệ lụy khiến người nông dân mất tư liệu sản xuất, tạo nên những cơn sốt đất ảo và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.