Thiếu kinh phí bảo trì, nhiều nhà tái định cư ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng

Tùng Giang |

Nhà ở tái định cư tại Hà Nội được xây dựng nhằm mục đích an cư cho người dân sau khi bị thu hồi đất để họ có chỗ ở tốt hơn, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, sau quá trình đưa vào vận hành trên dưới 10 năm, những dự án này đã xuống cấp nhưng lại thiếu nguồn kinh phí để duy tu, bảo trì.

Công trình xuống cấp, hệ thống PCCC “có như không”

Có thể điểm qua một số dự án tái định cư ở Hà Nội như: nhà G5 và nhà A26 phường Đại Kim (quận Hoàng Mai), đã xuống cấp sau 13 năm vận hành, khiến 150 hộ dân sống trong thấp thỏm, lo âu.

Dự án tái định cư khu đô thị Thành phố Giao lưu (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) với 3 tòa nhà CT1 A, B và C được đưa vào sử dụng từ năm 2014. Sau gần 10 năm vận hành, hàng loạt hạng mục như tường nhà, hầm để xe, hệ thống PCCC đều cho thấy dấu hiệu xuống cấp. Hệ thống thoát nước, đường ống dẫn nước cứu hỏa bị rò rỉ dưới các tầng hầm nhiều năm nhưng chưa thể khắc phục triệt để. Do vậy, cư dân phải tự sử dụng các biện pháp thô sơ nhất để trám vá các vị trí hư hỏng như dùng túi nylon, miếng xốp rồi dùng xô, chậu để hứng nước bị dột từ đường ống.

Bà Nguyễn Thị Thái (cư dân CT1B, Khu đô thị thành phố Giao Lưu) than thở, trước khi dọn về ở, bà được hứa hẹn nơi này sẽ tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, qua trải nghiệm thực tế, bà than phiền: “Hầm xe ngấm nước, bốc mùi ẩm mốc, trong khi hệ thống thoát nước, đường ống dẫn nước cứu hỏa chỗ bị vỡ, chỗ bị rò rỉ. Ý kiến đến ban quản lý dự án nhiều lần nhưng việc khắc phục không hiệu quả”.

Còn theo ông Phan Văn Hưng (cư dân Khu đô thị thành phố Giao Lưu), nhiều bình chữa cháy hiện chỉ dùng để chặn cửa ra vào, phủ bụi dày đặc. Trong khi đó, các đèn báo sự cố hư hỏng... Còn trong các căn hộ, cư dân không rõ hệ thống báo khói và hệ thống chữa cháy tự động có hoạt động được hay chỉ lắp cho có.

Cư dân mòn mỏi chờ cơ quan chức năng tìm giải pháp

Trao đổi với Lao Động, đại diện Tổ Quản lý nhà khu đô thị Thành phố Giao Lưu (Xí nghiệp quản lý dịch vụ và khai thác đô thị, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) - thừa nhận, hệ thống PCCC hiện nay tại khu tái định cư vận hành chỉ tương đối, thậm chí hỏng hóc. Trong khi khu vực này chưa thành lập được ban quản trị ở chung cư.

"Chúng tôi nhiều lần tổ chức họp với cư dân để thành lập ban quản trị, tuy nhiên chưa thành. Ngoài các cơ chế và quy định hiện hành đang vướng mắc, thì trong đó, một phần do người dân sống ở khu tái định cư nên kinh phí thành lập chưa thể đáp ứng yêu cầu", vị này chia sẻ.

Đại diện Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội thông tin, do mức phí để quản lý, vận hành các tòa nhà chung cư tái định cư thu theo quy định của TP hiện nay rất thấp (khoảng 30.000 đồng/hộ/tháng), trong khi mức thu phí để vận hành cơ bản phải từ 4.000 - 5.000 đồng/m2/tháng nên không đủ để bù chi phí bảo trì, sửa chữa.

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội - Đặng Trần Trung cho biết, từ năm 2016, để thực hiện công tác bảo trì các quỹ nhà, đơn vị được thành phố phê duyệt dự toán thu chi theo quy định.

Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, do phát sinh việc diện tích kinh doanh thương mại ở các tòa nhà tái định cư không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư số 124/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính nên không còn nguồn thu thực hiện công tác bảo trì nhà tái định cư.

Trước thực trạng trên, đầu tháng 6.2023, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị được giao quản lý nhà tái định cư rà soát, phân loại chất lượng cụ thể các hạng mục hạ tầng tại nhà tái định cư.

Bên cạnh đó, Sở này cũng có văn bản gửi Sở Tài chính, đề nghị thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt dự toán thu, chi với hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các tòa tái định cư.

Ngày 23.8.2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu nhà nước tại các chung cư tái định cư trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, sẽ hỗ trợ kinh phí bảo trì đối với phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung, bao gồm 6 hạng mục của nhà tái định cư, gồm: Thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống chống sét và mặt ngoài của tòa nhà.

Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu nhà tái định cư Long Biên

Thu Giang |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 4566/QĐ-UBND điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng và cho thuê trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội).

Nhà tái định cư xuống cấp nghiêm trọng vì thiếu kinh phí bảo trì

Cao Nguyên |

Không chỉ bất cập trong quản lý, vận hành mà hiện tại nhiều khu nhà tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội còn rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Vấn đề này gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân đồng thời làm mất mỹ quan đô thị.

Hàng loạt nhà ở tái định cư "đắp chiếu", nhiều năm không người ở

Nguyễn Thúy |

Trong khi hàng nghìn người lao động vẫn thiếu chỗ ở, không mua được nhà tại Hà Nội thì nhiều tòa nhà tái định cư tại quận Hoàng Mai lại trong tình cảnh bỏ hoang, vắng hơi người, khuôn viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Nghịch lý nhà ở tái định cư để hoang hóa

THU GIANG - DIỆP LINH |

Trong khi ước mơ có nhà Hà Nội còn xa vời đối với hàng triệu người lao động thì nhiều khu nhà tái định cư tại TP.Hà Nội đang được bố trí quá xa, hạ tầng kém khiến người dân không mấy mặn mà.

Vụ án Vạn Thịnh Phát có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ

Cường Ngô - Giang Linh |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay, số lượng tiền bị chiếm dụng có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất. Vụ này có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ.

Nguyên nhân sạt lở ở Cần Thơ ngày càng gia tăng

Tạ Quang |

Cần Thơ – Ông Nguyễn Quí Ninh – Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ – cho biết, nguyên nhân tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng địa phương. Bên cạnh đó, các hoạt động của con người cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn.

Địa phương đầu tiên chốt lịch thi vào lớp 10 THPT năm 2024

Vân Trang |

Tỉnh Hưng Yên đã công bố lịch, phương án thi lớp 10 năm 2024.

Hoàn thiện chế độ tiền lương, phòng chống tham nhũng mới hiệu quả

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Sáng 21.11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm. Đại biểu cho rằng cần hoàn thiện chế độ tiền lương để cán bộ công chức sống được bằng lương, góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu nhà tái định cư Long Biên

Thu Giang |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 4566/QĐ-UBND điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng và cho thuê trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội).

Nhà tái định cư xuống cấp nghiêm trọng vì thiếu kinh phí bảo trì

Cao Nguyên |

Không chỉ bất cập trong quản lý, vận hành mà hiện tại nhiều khu nhà tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội còn rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Vấn đề này gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân đồng thời làm mất mỹ quan đô thị.

Hàng loạt nhà ở tái định cư "đắp chiếu", nhiều năm không người ở

Nguyễn Thúy |

Trong khi hàng nghìn người lao động vẫn thiếu chỗ ở, không mua được nhà tại Hà Nội thì nhiều tòa nhà tái định cư tại quận Hoàng Mai lại trong tình cảnh bỏ hoang, vắng hơi người, khuôn viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Nghịch lý nhà ở tái định cư để hoang hóa

THU GIANG - DIỆP LINH |

Trong khi ước mơ có nhà Hà Nội còn xa vời đối với hàng triệu người lao động thì nhiều khu nhà tái định cư tại TP.Hà Nội đang được bố trí quá xa, hạ tầng kém khiến người dân không mấy mặn mà.