Thiếu cơ sở dữ liệu, khó đánh thuế bất động sản

ANH HUY |

Theo các chuyên gia, đánh thuế tài sản đối với bất động sản (BĐS) là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ và có lộ trình trước khi ban hành, nhất là khi thông tin các giao dịch BĐS vẫn còn mập mờ, thiếu minh bạch.

Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội là xây dựng Luật thuế BĐS chung, thay thế cho Luật sử dụng đất nông nghiệp và Luật sử dụng đất phi nông nghiệp.

Bộ Tư pháp đã đề xuất nghiên cứu để bổ sung quy định đối với thu nhập của cá nhân từ chuyển nhượng BĐS theo thời gian nắm giữ nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, bong bóng BĐS.

Theo đó, Luật thuế BĐS có thể được xây dựng theo hướng áp biểu thuế luỹ tiến và tách riêng đất, nhà ở để đánh thuế. Điều này nhằm đơn giản và thuận lợi hơn trong việc thu thuế, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc đánh thuế theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đảm bảo mục tiêu điều tiết cao với nhà, đất có giá trị lớn, công bằng hơn với người có giá trị nhà đất thấp.

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thuế BĐS là công cụ điều chỉnh rất tốt để ngăn chặn đầu cơ, hạn chế sốt đất cho thị trường nhưng tại Việt Nam, do thu nhập của phần lớn người lao động quá thấp, không có chi phí cho nhà ở nên thuế BĐS từ trước đến nay rất thấp, không đáng kể, điều này vô hình trung tạo điều kiện cho một bộ phận đầu cơ đất đai.

“Tôi cho rằng, lướt sóng là hành vi không nên có trong thị trường BĐS. Đất đai hay nhà ở phải được đưa vào sử dụng để tạo ra giá trị gia tăng chứ không thể mua rồi bán ngay và hưởng khoản tiền chênh lệch lớn. Đó là hành vi không tốt cho thị trường, khiến giá BĐS bị tăng ảo, gây hại cho nền kinh tế”, ông Đặng Hùng Võ nhận định.

 
Đánh thuế tài sản BĐS là cần thiết nhưng phải nghiên cứu và có lộ trình. Ảnh Cao Nguyên.

Tuy nhiên, theo ông Võ, việc đánh thuế BĐS đã rất nhiều lần được đề xuất nhưng trên thực tế rất khó khả thi. Bởi yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin cho thị trường BĐS đến nay vẫn chậm trễ thực hiện.

Không có cơ sở dữ liệu, không có sự công khai thông tin các giao dịch mua bán, nhiều người chuyển nhượng trao tay không qua kênh chính thức thì rất khó để đánh thuế.

“Trước khi đánh thuế, hệ thống quản lý đất đai, BĐS và quản lý thuế phải rõ ràng, minh bạch, kịp thời thông qua công nghệ số. Bên cạnh đó, cần quy định, mọi BĐS dù ai là chủ cũng phải giải trình được nguồn gốc tiền mua BĐS, nếu không giải trình được thì phải có biện pháp xử lý mạnh tay.

Trong đó phải xử lý trường hợp nhờ người khác đứng tên BĐS. Khi vẫn còn sự nhập nhèm, mập mờ thì việc đánh thuế vẫn rất khó khả thi”, vị chuyên gia đánh giá.

Ông Võ Hồng Thắng - Phó giám đốc nghiên cứu & phát triển Tập đoàn DKRA - cũng cho rằng cần phải xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian thực hiện đánh thuế tài sản với BĐS, có thể là trong thời gian 2 - 3 năm tới ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ...

Đặc biệt, vấn đề về cơ sở dữ liệu để quản lý đối tượng phải đóng thuế cũng cần được xây dựng một cách khoa học, từ đó mới xác định những người đó sở hữu BĐS thứ 2. Muốn làm việc này cần có sự đồng bộ về dữ liệu quản lý đất đai.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Chuyển cơ quan điều tra nhiều trường hợp trốn thuế bất động sản

Cao Nguyên |

Thời gian gần đây, thông qua việc rà soát hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phát hiện nhiều hồ sơ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) khai không đúng với giá trị thực tế giao dịch. Cơ quan thuế đã yêu cầu người nộp thuế kê khai, nộp thuế lại, đồng thời chuyển hàng trăm hồ sơ sang cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Đây cũng là một tín hiệu tích cực bởi lẽ trông đợi người nộp thuế kê khai trung thực thì rất khó. 

Địa phương nhập cuộc chống thất thu thuế bất động sản

TRÍ MINH |

Hoạt động chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản (BĐS) đang được đẩy mạnh ở nhiều địa phương. Trong những tháng đầu năm 2022, kết quả thu từ thuế thu nhập cá nhân của hoạt động chuyển nhượng BĐS đạt 8.209 nghìn tỉ đồng; tăng 63% so với 3 tháng đầu năm 2021. Đáng chú ý, trong đó, đã thực hiện đấu tranh chống thất thu với 59.015 hồ sơ, số thu tăng hơn 325 tỉ đồng.

Thu thuế bất động sản: Xóa khoảng trống pháp lý để tránh “lách thuế”

Cao Nguyên |

Có thể thấy trên thị trường BĐS những năm qua, nhiều cá nhân, doanh nghiệp khi giao dịch BĐS phần lớn đều tìm cách kê khai giá thấp hơn so với hợp đồng công chứng nhằm mục đích trốn thuế. Bên cạnh ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân chưa cao, quan trọng hơn các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa quy định cơ chế kiểm soát dòng tiền đối với các giao dịch BĐS. Điều này sẽ tạo khoảng trống pháp lý để các tổ chức cá nhân, kê khai nộp thuế thấp hơn giá trị giao dịch thực tế.

Giá giảm gần một nửa, người trồng cúc tiger ở Làng hoa Sa Đéc kém vui

Thanh Thanh |

Dịp Rằm tháng Giêng, những nông dân trồng cúc tiger tại Làng hoa Sa Đéc (TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) kém vui vì giá bán thấp.

Kiểm điểm trường học có bảng điểm bất thường với 21 điểm 0

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 4.2, Phòng Giáo dục huyện Châu Đức cho biết đã tiến hành chỉ đạo xử lý, kiểm điểm các cá nhân liên quan đến vụ việc có đến 21 điểm 0 trong bảng điểm của một lớp học có 34 học sinh lớp 8.

Vụ khách mua phải vàng hút nam châm: Quản lý tiệm vàng giải thích lý do

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những ngày qua, trên mạng xã hội xôn xao video về cặp vợ chồng đi mua vàng về nhà phát hiện vàng hút được nam châm, nghi vấn tiệm vàng bán hàng gian lận.

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Nghệ An bị Công an khám xét trụ sở

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Cơ quan công an tiến hành khám xét tại trụ sở Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Nghệ An, thu giữ, niêm phong nhiều tài liệu liên quan để phục vụ điều tra.

Cần sửa nghị định xăng dầu theo hướng giảm bớt khâu trung gian

Cường Ngô |

Theo lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, khi sửa Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu cần xoá bỏ loại hình thương nhân phân phối, bởi đây là tầng nấc trung gian. Khi xảy ra đứt gãy nguồn cung, các doanh nghiệp đầu mối sẽ lo cho hệ thống cửa hàng của mình trước.

Chuyển cơ quan điều tra nhiều trường hợp trốn thuế bất động sản

Cao Nguyên |

Thời gian gần đây, thông qua việc rà soát hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phát hiện nhiều hồ sơ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) khai không đúng với giá trị thực tế giao dịch. Cơ quan thuế đã yêu cầu người nộp thuế kê khai, nộp thuế lại, đồng thời chuyển hàng trăm hồ sơ sang cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Đây cũng là một tín hiệu tích cực bởi lẽ trông đợi người nộp thuế kê khai trung thực thì rất khó. 

Địa phương nhập cuộc chống thất thu thuế bất động sản

TRÍ MINH |

Hoạt động chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản (BĐS) đang được đẩy mạnh ở nhiều địa phương. Trong những tháng đầu năm 2022, kết quả thu từ thuế thu nhập cá nhân của hoạt động chuyển nhượng BĐS đạt 8.209 nghìn tỉ đồng; tăng 63% so với 3 tháng đầu năm 2021. Đáng chú ý, trong đó, đã thực hiện đấu tranh chống thất thu với 59.015 hồ sơ, số thu tăng hơn 325 tỉ đồng.

Thu thuế bất động sản: Xóa khoảng trống pháp lý để tránh “lách thuế”

Cao Nguyên |

Có thể thấy trên thị trường BĐS những năm qua, nhiều cá nhân, doanh nghiệp khi giao dịch BĐS phần lớn đều tìm cách kê khai giá thấp hơn so với hợp đồng công chứng nhằm mục đích trốn thuế. Bên cạnh ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân chưa cao, quan trọng hơn các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa quy định cơ chế kiểm soát dòng tiền đối với các giao dịch BĐS. Điều này sẽ tạo khoảng trống pháp lý để các tổ chức cá nhân, kê khai nộp thuế thấp hơn giá trị giao dịch thực tế.