Thị trường bất động sản một số tỉnh miền Trung có phân khúc tăng nhẹ

THÙY TRANG |

Trong quý I/2024, phần lớn nguồn cung bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận đến từ hàng tồn kho của những dự án cũ, thị trường khan hiếm dự án mở bán mới. Dù vậy, sức cầu chung ở các phân khúc chủ lực có tăng nhẹ.

Theo báo cáo thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận quý I/2024 của DKRA Group nhận định, những động thái tích cực từ Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý, nguồn vốn, thúc đẩy du lịch… đang mang đến những chuyển biến tích cực cho thị trường.

Phân khúc đất nền trong quý I/2024 tại thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận 9 dự án sơ cấp với nguồn cung khoảng 820 nền. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung sơ cấp đạt 14% (tương ứng 144 nền), tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2023.

Các dự án mở bán tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Riêng khu vực Thừa Thiên Huế vẫn duy trì tình trạng khan hiếm nguồn cung. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động, nhưng thị trường giá thứ cấp ghi nhận mức tăng nhẹ 2 - 3% so với cuối năm 2023.

Thị trường căn hộ ghi nhận 14 dự án đang triển khai bán hàng trong quý vừa qua, với nguồn cung sơ cấp ở mức khoảng 1.334 căn, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023.

Các dự án đều tập trung tại thị trường Đà Nẵng, trong khi Quảng Nam. Tỷ lệ tiêu thụ ghi nhận đạt khoảng 8% nguồn cung sơ cấp, tương đương 106 căn, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Lượng giao dịch tập trung phân khúc sản phẩm với mức giá dao động từ 50 - 65 triệu đồng/m2.

Nguồn cung sơ cấp nhà phố/biệt thự tại thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023, với khoảng 734 căn đến từ 12 dự án mở bán. Phần lớn nguồn cung sơ cấp đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ (chiếm 96%), trong khi dự án mới vẫn tiếp tục xu hướng sụt giảm. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 6% (khoảng 47 căn), tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo báo cáo này, dự báo trong quý II, thị trường đất nền tại Đà Nẵng và vùng phụ cận tăng nhẹ so với quý trước, dao động trong khoảng 120 - 150 nền. Trong đó, Đà Nẵng và Quảng Nam tiếp tục duy trì vị thế chủ lực cung - cầu của thị trường.

Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới được kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn thông qua việc một số dự án lớn đang trong giai đoạn truyền thông mở bán. Phân khúc căn hộ hạng A tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn cung mới đưa ra thị trường, tập trung khu vực quận Ngũ Hành Sơn và quận Sơn Trà (Đà Nẵng).

Tuy nhiên, nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự dự báo tiếp tục khan hiếm, phần lớn đến từ giai đoạn tiếp theo của những dự án mở bán trước đó. Sức cầu chung có thể tăng so với quý I nhưng khó có đột biến trong ngắn hạn, tập trung chủ yếu tại những dự án có pháp lý hoàn thiện, tiến độ thi công đảm bảo và có giá bán dưới 10 tỉ đồng/căn.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Bất động sản nghỉ dưỡng không dễ hồi phục

Bảo Bảo |

Bất động sản đang hồi phục là điều nhà đầu tư rất quan tâm nhưng với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng xem ra chưa hết trầm lắng.

Ngàn lợi thế chắp cánh bất động sản vùng lõi kinh tế thành phố Thanh Hóa

Khương Duy |

Khi thị trường bất động sản (BĐS) dần “ấm” lên sau quãng thời gian dài biến động thì “khẩu vị” nhà đầu tư còn khá thận trọng và chỉ quan tâm những dự án có chủ đầu tư uy tín, sở hữu vị trí đắc địa, pháp lý rõ ràng, sẵn sàng bàn giao ngay với tiềm năng sinh lời hiện hữu.

Nhiều ông lớn bất động sản tên tuổi như Sông Đà nợ tiền bảo hiểm

CAO NGUYÊN |

Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, tính đến tháng 3, nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản nợ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...). Trong số này có những đơn vị tên tuổi như Sông Đà, Vinaconex, Constrexim, Tập đoàn FLC nợ bảo hiểm xã hội hàng chục tỉ đồng.

Tập đoàn Thuận An bất ngờ dừng thi công 2 gói thầu 130 tỉ đồng ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An bất ngờ ngưng thi công, nhân sự ban chỉ huy, nhân công... không đến công trường thi công tại 2 gói thầu giá trị hơn 130 tỉ đồng thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Video tên lửa Nga hạ gục MiG-29 và S-300 của Ukraina

Song Minh |

Tên lửa Nga hạ gục ít nhất 2 máy bay MiG-29 và tổ hợp phòng không S-300 tại căn cứ không quân Ukraina.

Khó đóng bảo hiểm xã hội, tài xế công nghệ mơ về lương hưu

Ngọc Trà - Vũ Linh |

Tài xế xe công nghệ và giao hàng công nghệ hiện đang không ngừng tăng về số lượng. Mặc dù làm việc giống với người lao động họ có lương, chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, nhưng tài xế công nghệ lại mang danh “đối tác” và thực sự chưa được tiếp cận bất cứ một chính sách an sinh xã hội nào. “Cánh cửa” đến với bảo hiểm xã hội đối với những tài xế công nghệ dường như xa vời.

Nguy cơ “nổ bong bóng” chung cư

Lục Giang - Bích Hà |

Thời gian qua, phân khúc căn hộ chung cư “sốt nóng”, giá bán tăng mạnh trong khi thị trường bất động sản vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu không sớm thực hiện Luật Đất đai để đưa các phân khúc khác vào thì phân khúc chung cư sớm muộn cũng có nguy cơ “nổ bong bóng”.

Dàn diễn viên phụ góp phần tạo nên thành công của phim “Nữ hoàng nước mắt”

An Nhiên |

Cùng với Kim Soo Hyun và Kim Ji Won, “Nữ hoàng nước mắt” còn quy tụ dàn diễn viên phụ thực lực.

Bất động sản nghỉ dưỡng không dễ hồi phục

Bảo Bảo |

Bất động sản đang hồi phục là điều nhà đầu tư rất quan tâm nhưng với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng xem ra chưa hết trầm lắng.

Ngàn lợi thế chắp cánh bất động sản vùng lõi kinh tế thành phố Thanh Hóa

Khương Duy |

Khi thị trường bất động sản (BĐS) dần “ấm” lên sau quãng thời gian dài biến động thì “khẩu vị” nhà đầu tư còn khá thận trọng và chỉ quan tâm những dự án có chủ đầu tư uy tín, sở hữu vị trí đắc địa, pháp lý rõ ràng, sẵn sàng bàn giao ngay với tiềm năng sinh lời hiện hữu.

Nhiều ông lớn bất động sản tên tuổi như Sông Đà nợ tiền bảo hiểm

CAO NGUYÊN |

Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, tính đến tháng 3, nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản nợ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...). Trong số này có những đơn vị tên tuổi như Sông Đà, Vinaconex, Constrexim, Tập đoàn FLC nợ bảo hiểm xã hội hàng chục tỉ đồng.