Tháo gỡ tận gốc vấn đề pháp lý của các dự án bất động sản

Bảo Chương |

TPHCM - Cần phân loại xử lý các dự án bất động sản đang có vướng mắc về pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra thị trường… để giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.

Từ đầu năm đến nay, lãnh đạo UBND TPHCM đã nhiều lần trực tiếp gặp gỡ và lắng nghe một số chủ đầu tư trình bày khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản trên địa bàn và đến nay việc tháo gỡ đã có một số kết quả bước đầu.

Cụ thể, trên cơ sở tổng hợp 189 kiến nghị của 148 dự án từ Hiệp hội Bất động sản TPHCM thì hiện nay UBND TP đã chỉ đạo giải quyết được 43 kiến nghị của 39 dự án. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ đối với 71 kiến nghị của 48 dự án liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng. Đối với 30 kiến nghị của 30 dự án liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải quyết.

Bên cạnh đó, từ quý IV/2022 đến nay, UBND TP đã giải quyết các dự án đủ điều kiện huy động vốn và mở bán nhà ở hình thành trong tương lai nhưng có vướng mắc từ việc rà soát pháp lý thực hiện dự án trước đây.

UBND TPHCM cho phép huy động vốn đối với 100% sản phẩm nhà ở tại 2 dự án đã đảm bảo pháp lý, gồm chung cư B4 thuộc khu dân cư và công viên Phước Thiện (2.989 căn) và chung cư Gia Khang (712 căn). Tháo gỡ theo hướng cho phép chủ đầu tư 2 dự án được huy động 50% sản phẩm nhà ở hình thành trong thời gian cơ quan nhà nước tính toán nghĩa vụ tài chính phát sinh, gồm: chung cư A5-A6 thuộc khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (1.200 căn) và chung cư lô 1-17 thuộc khu phức hợp Sóng Việt (280 căn). Tổng cộng TPHCM đã tháo gỡ và cho mở bán ra thị trường 5.181 căn hộ. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2023, thành phố đã xem xét cho bán nhà ở hình thành trong tương lai đối với 14.066 căn hộ.

Dẫu vậy, trên địa bàn TPHCM hiện có nhiều dự án phát triển bất động sản có tính chất pháp lý phức tạp, đã được xử lý qua nhiều thời kỳ nhưng chưa được tháo gỡ một cách căn cơ. Giám đốc, một dự án tại quận 7, TPHCM cho biết, dự án của công ty đã triển khai nhiều năm, vì vướng pháp lý nên phải tạm dừng. Thời gian qua, dự án cũng nằm trong danh sách các dự án được lãnh đạo thành phố liên tục họp bàn về tháo gỡ vướng mắc.

Theo chủ đầu tư, trước đây, để có vốn triển khai dự án, doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu cho khoảng 200 nhà đầu tư, huy động khoảng 600 tỉ đồng, thời hạn đáo hạn là cuối năm 2023. Nếu như dự án không vướng pháp lý, dự án đã có thể mở bán và hoàn thành dự án đúng tiến độ và đáo hạn trái phiếu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, do vẫn chưa thể gỡ vướng nên dự án đang khó khăn, không đủ nguồn lực tài chính để mua lại trái phiếu trước hạn.

Những khó khăn vướng mắc được nói đi nói lại là pháp lý và vốn. Theo thống kê hiện nay, con số 70% vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp lại là vấn đề pháp lý. Ngay cả khi doanh nghiệp có vốn trong tay nhưng vướng quy định pháp luật thì sẽ không triển khai được. Vậy nên cơ quan quản lý nhà nước phải tập trung vào khâu xử lý vướng mắc về mặt pháp lý, rồi mới đến vấn đề về vốn, LS Nguyễn Thanh Nhã, văn phòng luật Nhã và cộng sự nêu quan điểm.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Tỉ lệ đặt cọc bất động sản tối đa không nên quá 5% giá bán

Bảo Chương |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM kiến nghị số tiền đặt cọc không vượt quá 5% là mức hợp lý theo thông lệ xã hội và để bảo đảm tính chất của việc đặt cọc không nhằm mục đích huy động vốn.

Doanh nghiệp bất động sản vất vả với bài toán kinh doanh

Bảo Chương |

Trong trường hợp thị trường bất động sản vẫn không có sự cải thiện rõ rệt, tiềm năng ghi nhận lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản có thể không còn nhiều dư địa trong nửa cuối 2023.

Hàng trăm dự án bất động sản được tháo gỡ vướng mắc

VP |

Sự vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành nhằm giúp thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực với gần 500 dự án tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giao dịch bất động sản không công chứng

Cao Nguyên |

Hoạt động công chứng có vị trí rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch bất động sản (BĐS) một cách minh bạch, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan trong giao dịch. Việc này còn có vai trò kiểm soát để cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro cho người dân.

"Ngồi tựa mạn thuyền" remix nhạc sàn và những tranh cãi về xâm lăng văn hóa

Mi Lan |

Bản remix bài dân ca quan họ “Ngồi tựa mạn thuyền” sau khi lên sóng trong chương trình “Giai điệu kết nối” đã được chia sẻ rầm rộ và kéo theo muôn chiều tranh cãi.

Nghị định đột phá, gỡ vướng trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Lệ Hà |

Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP với các quy định mang tính đột phá, gỡ được nhiều vướng mắc trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

Bản tin công đoàn: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Cải cách tiền lương và lương hưu từ ngày 1.7.2024; Đề xuất cho rút 50% bảo hiểm xã hội một lần; Công nhân lớn tuổi với nỗi lo sa thải,...

Tiến độ thi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau ngày khởi công, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã khẩn trương phối hợp với các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Tỉ lệ đặt cọc bất động sản tối đa không nên quá 5% giá bán

Bảo Chương |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM kiến nghị số tiền đặt cọc không vượt quá 5% là mức hợp lý theo thông lệ xã hội và để bảo đảm tính chất của việc đặt cọc không nhằm mục đích huy động vốn.

Doanh nghiệp bất động sản vất vả với bài toán kinh doanh

Bảo Chương |

Trong trường hợp thị trường bất động sản vẫn không có sự cải thiện rõ rệt, tiềm năng ghi nhận lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản có thể không còn nhiều dư địa trong nửa cuối 2023.

Hàng trăm dự án bất động sản được tháo gỡ vướng mắc

VP |

Sự vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành nhằm giúp thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, bền vững, bước đầu đã có những tín hiệu tích cực với gần 500 dự án tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giao dịch bất động sản không công chứng

Cao Nguyên |

Hoạt động công chứng có vị trí rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch bất động sản (BĐS) một cách minh bạch, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan trong giao dịch. Việc này còn có vai trò kiểm soát để cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro cho người dân.