Tháo chạy khỏi đất vàng Hà Nội, mặt bằng phố cổ cho thuê 5 triệu đồng/tháng

Nhật Minh |

Hà Nội - Dù nằm ở những vị trí đắc địa, được xem như đất vàng nhưng nhiều cửa hàng vẫn treo biển cho thuê từ ngày này sang tháng khác. Thậm chí có chủ nhà phố cổ còn mời chào thuê... 5 triệu đồng/tháng.

Theo ghi nhận của Lao Động, nhiều khu phố nằm tại trung tâm Hà Nội, được biết đến là những vị trí vàng cho việc kinh doanh, buôn bán như Kim Mã, Khâm Thiên, Hàng Ngang, Thợ Nhuộm... lại rơi vào cảnh ế ẩm, không có khách thuê.

Chủ một căn nhà tại phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) đang treo biển cho thuê tầng 1 với diện tích sử dụng 45m2. Người này cho biết mức giá thuê là 18 triệu đồng mỗi tháng, đóng 6 tháng một lần.

"Dù có rất nhiều người hỏi và tới xem nhưng chưa ai chốt đặt cọc. Ở thời điểm hiện tại, nhiều cửa hàng có vị trí đẹp cho việc kinh doanh, buôn bán nhưng cũng vẫn rơi vào tình trạng “cửa đóng, then cài” trong thời gian dài" - người này nói.

Căn nhà cho thuê mặt bằng tầng 1 tại phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Căn nhà cho thuê mặt bằng tầng 1 tại phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Cũng nằm trên phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội), một căn nhà được gia chủ cho thuê 3 tầng với diện tích mặt sàn 150m2. Chủ nhà cho biết, có nhiều người hỏi thuê với mục đích kinh doanh, buôn bán quần áo nhưng 3 tháng nay vẫn không thể "chốt" được hợp đồng nào.

Căn nhà tại Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) cho thuê 3 tầng với diện tích sử dụng 150m2. Ảnh: Nhật Minh
Căn nhà tại Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) cho thuê 3 tầng với diện tích sử dụng 150m2. Ảnh: Nhật Minh

Nằm tại phố Hàng Ngang (Hoàn Kiếm, Hà Nội), căn nhà được gia chủ cho thuê 2 tầng, tổng diện tích sử dụng 165m2 vẫn đóng cửa im ắng suốt nhiều ngày dù đã liên tục hạ giá.

Trước đây, những địa điểm tại tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xem là đất vàng và không bao giờ trống mặt bằng. Giá thuê những mặt tiền này có thể lên đến cả trăm triệu một tháng và không phải ai cũng thuê được.

Nằm tại vị trí được xem là “khu đất vàng” nhưng căn nhà tại Hàng Ngang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn đóng cửa im ắng. Ảnh: Nhật Minh
Nằm tại vị trí được xem là khu đất vàng nhưng căn nhà tại Hàng Ngang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn đóng cửa im ắng. Ảnh: Nhật Minh

Nằm giữa nút giao phố Hàng Bông - phố Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), là vị trí đắc địa nhưng dù căn nhà được chủ nhân hạ giá cho thuê còn 5 triệu đồng mỗi tầng thì đến hiện tại vẫn đóng cửa im lìm.

Căn nhà được chủ nhân cho thuê 5 triệu mỗi tầng nằm tại ngã tư phố Hàng Bông - phố Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Căn nhà được chủ nhân cho thuê 5 triệu đồng mỗi tầng nằm tại ngã tư phố Hàng Bông - phố Thợ Nhuộm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Từng kinh doanh quần áo tại một cửa hàng quận Ba Đình, Hà Nội, anh Nguyễn Văn Trường (28 tuổi) cho biết thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, anh phải trả mặt bằng do không đủ sức để duy trì. Sau đó khi đại dịch kết thúc, anh chưa tìm được mặt bằng ổn định để buôn bán bởi giá thành cao hơn nhiều so với nhu cầu của cá nhân.

Dọc tuyến phố Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) có liên tiếp những cửa hàng treo biển cho thuê nhà dù nơi đây có mật độ dân cư sinh sống và phương tiện qua lại lớn.

Nhiều cửa hàng đóng cửa chờ người thuê tại phố Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Nhiều cửa hàng đóng cửa chờ người thuê tại phố Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Bên cạnh đó, những khu trung tâm thương mại được biết đến như tụ điểm của mua sắm, buôn bán cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Nằm tại trung tâm Hà Nội với 4 mặt tiền giữa khu phố cổ, Trung tâm thương mại Hàng Da (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là sự kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại với tổng diện tích cho thuê bán lẻ hơn 8.300 m2, có mặt tiền chính rộng 180m. Dù vậy, nơi đây có nhiều ki ốt bị bỏ trống, không có người thuê, đóng cửa, dù sạch sẽ và hiện đại.

Chị Thu Hà - một tiểu thương tại đây - cho biết tình trạng buôn bán ngày càng đi xuống, có những ngày chỉ lác đác một vài khách, nhiều mặt bằng đã bị để trống.

“Chỉ thỉnh thoảng có vài đoàn khách du lịch tham quan, còn khách tới mua hàng ngày một vắng đi” - chị Hà tâm sự.

Khu trung tâm thương mại Hàng Da vắng khách, nhiều ki ốt không có người thuê. Ảnh: Nhật Minh
Khu Trung tâm thương mại Hàng Da vắng khách, nhiều ki ốt không có người thuê. Ảnh: Nhật Minh

Nói về lý do nhiều mặt bằng ở vị trí vàng bỏ trống, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội - cho biết, những tháng vừa qua, nhiều hộ kinh doanh, thương hiệu, nhãn hàng đã phải trả mặt bằng, tháo chạy khỏi các tuyến phố lớn.

Các doanh nghiệp, nhãn hàng thời điểm này đang rất cần trợ lực, mong muốn được tiếp thêm nguồn vốn, hạ nhiệt giá thuê mặt bằng kinh doanh để duy trì doanh thu và chạy các chương trình mua sắm, kích cầu tiêu dùng. Đây là động lực chính để doanh nghiệp có thể nhanh chóng hồi phục sức khoẻ, quay lại thị trường, vực dậy sức mua.

Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người e ngại phân khúc chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới

Tuyết Lan |

Những năm gần đây, căn hộ chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Nhiều trường hợp chủ nhà tăng giá liên tục trong thời gian ngắn khiến nhiều người ngán ngẩm, e ngại.

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, con đường ở Hà Nội 15 năm vẫn nằm trên giấy

Nhật Minh |

Dự án cống hóa mương kết hợp làm đường Núi Trúc - Sơn Tây (Ba Đình, Hà Nội) được phê duyệt từ năm 2008, song do vướng mắc giải phóng mặt bằng nên đến nay, dự án vẫn nằm trên giấy.

Những ô đất Hà Nội sẽ thu hồi vẫn đang bị xẻ thịt, sử dụng sai mục đích

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Hàng nghìn mét vuông “đất vàng” tại Khu đô thị Nam Trung Yên đang bị sử dụng sai mục đích, bất chấp lệnh thu hồi của UBND TP Hà Nội.

Bắc Giang kiến nghị đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động

NHÓM PV |

Công đoàn tỉnh Bắc Giang kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội dành cho người lao động và có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ hơn cho người lao động trong việc thuê, mua nhà ở xã hội.

Đề xuất kéo dài thời hạn phụ cấp ưu đãi nghề để áp mức lương từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Chiều 2.12, tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam - kiến nghị, đề xuất giải pháp về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên ngành Y tế.

Hàng tuần thăm nhà trọ để hiểu hơn cuộc sống của người lao động

Nhóm phóng viên |

Hằng tuần, đại diện Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TKG Taekwang Vina (Đồng Nai) tới thăm 100 người lao động tại nơi ở trọ để tìm hiểu cuộc sống thực tiễn và lắng nghe các ý kiến.

Bình Dương chủ động giám sát chế độ tiền lương, BHXH cho người lao động

NHÓM PV |

Thời gian qua, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã chủ động tổ chức giám sát đối với các cơ quan, doanh nghiệp về tiền lương, thang bảng lương, nội quy lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể cho người lao động.

Doanh nghiệp thấy mình trong 3 khâu đột phá Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt ra

Hiếu Anh |

Chia sẻ với Báo Lao Động, đại diện Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết, những ngày qua, đơn vị theo dõi sát các thông tin về sự kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Đơn vị cho rằng, 3 khâu đột phá mà Đại hội lần này đề ra có nhiều nội dung trực tiếp liên quan đến khối doanh nghiệp tư nhân.

Nhiều người e ngại phân khúc chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới

Tuyết Lan |

Những năm gần đây, căn hộ chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Nhiều trường hợp chủ nhà tăng giá liên tục trong thời gian ngắn khiến nhiều người ngán ngẩm, e ngại.

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, con đường ở Hà Nội 15 năm vẫn nằm trên giấy

Nhật Minh |

Dự án cống hóa mương kết hợp làm đường Núi Trúc - Sơn Tây (Ba Đình, Hà Nội) được phê duyệt từ năm 2008, song do vướng mắc giải phóng mặt bằng nên đến nay, dự án vẫn nằm trên giấy.

Những ô đất Hà Nội sẽ thu hồi vẫn đang bị xẻ thịt, sử dụng sai mục đích

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Hàng nghìn mét vuông “đất vàng” tại Khu đô thị Nam Trung Yên đang bị sử dụng sai mục đích, bất chấp lệnh thu hồi của UBND TP Hà Nội.