Sự thật về công trình kiến trúc Pháp hơn 100 tuổi ở Đà Nẵng

Mai Hương |

Mỗi công trình kiến trúc Pháp còn lại ở Đà Nẵng đều chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử cần gìn giữ.

Điểm khác biệt to lớn

Tòa Đốc lý hay còn gọi là Tòa thị chính (số 42 Bạch Đằng) có tuổi đời hơn 120 năm tuổi, được người Pháp xây dựng. Sau giải phóng, Tòa Đốc lý là trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Đến năm 1997, khi Đà Nẵng và Quảng Nam chia tách, Đà Nẵng trở thành TP trực thuộc Trung ương, tòa nhà tiếp tục là trụ sở của UBND TP Đà Nẵng rồi sau đó thành trụ sở của HĐND TP Đà Nẵng.

Theo TS. Kiến trúc sư Lê Minh Sơn - Trưởng bộ môn Kiến trúc, Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), thời Pháp, Toà Đốc lý đại diện cơ quan quyền lực chính quyền Pháp. Về mặt thẩm mỹ và phong cách kiến trúc, công trình này được xây dựng theo phong cách tân cổ điển.

Ở Pháp, những công trình công cộng thường được xây dựng theo phong cách cổ điển gốc. Với công trình mang tính chất cổ điển, có nghĩa là sử dụng trang trí của kiến trúc Hy Lạp La Mã. Khi người Pháp qua Việt Nam, họ vẫn mong muốn kiểu kiến trúc đó hiện diện tại nơi người ta làm việc.

Tuy nhiên, họ phải cải biên và giảm bớt đi để phù hợp với tình hình thuộc địa. Bởi tại thời điểm đó rất khó về mặt nhân công nên tầm vóc của những công trình bị giảm đi rất nhiều. Những công trình công cộng được xây dựng theo kiến trúc tân cổ điển đều thể hiện được sự bề thế của công trình công.

Tòa Đốc lý hay còn gọi là Tòa thị chính (số 42 Bạch Đằng) có tuổi đời hơn 120 năm tuổi. Ảnh: Văn Trực
Tòa Đốc lý hay còn gọi là Tòa thị chính (số 42 Bạch Đằng) có tuổi đời hơn 120 năm tuổi. Ảnh: Văn Trực

Còn về thể chế chính trị, TS. Kiến trúc sư Lê Minh Sơn cho biết, đất nước Việt Nam sau khi giành được độc lập, hầu hết chính quyền vẫn sử dụng những công trình mang dấu ấn văn hóa Pháp cho đến ngày hôm nay. Đây là một điểm khác biệt lớn so với một số nước thuộc địa trên thế giới.

TS. Kiến trúc sư Lê Minh Sơn cũng cho hay: "Một số nước sau khi giành được độc lập đã ngay lập tức phá bỏ những công trình mà chế độ trước đã xây dựng. Theo như tiếng Hy Lạp là xoá hết ký ức và lịch sử trước đó.

Tuy nhiên, Việt Nam thì không, hiện nay, Toà Đốc lý dường như vẫn nguyên vẹn và được đưa vào sử dụng. Công trình tồn tại đến ngày hôm nay là biểu tượng của sự độc lập, chiến đấu".

 
Toà Đốc lý dường như vẫn nguyên vẹn và được đưa vào sử dụng. Ảnh: Văn Trực

Bảo tồn nguyên bản của tòa nhà 

Thống kê sơ bộ của Sở Văn hóa và Thể thao, hiện Đà Nẵng có hơn 20 công trình kiến trúc Pháp có giá trị, tập trung chủ yếu ở quận Hải Châu, như Trường Ecole Franco - An namite de Tourane (1890, nay là Trường Tiểu học Phù Đổng), Bảo tàng điêu khắc Chăm (1919), Tòa Thị chính thành phố (1906), Tòa án nhân dân thành phố (1906), Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố (1920)…

Hầu hết các công trình đều được thành phố đưa vào danh sách cần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử.

Trong đó, việc hoán đổi công năng của Tòa Đốc lý thành Bảo tàng Đà Nẵng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trên địa bàn.

Công trình được cải tạo trên kiến trúc cũ, nhiều bộ phận được giữ nguyên.
Công trình được cải tạo trên kiến trúc cũ, nhiều bộ phận được giữ nguyên. Ảnh: Văn Trực

Tháng 5.2020, TP Đà Nẵng đã quyết định cải tạo tòa nhà này với tổng mức đầu tư 504,9 tỉ đồng nhằm mục đích làm bảo tàng để trưng bày hiện vật của bảo tàng hiện nay.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần nhìn nhận đúng giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất ở mỗi công trình, từ đó đưa ra hướng bảo tồn, phát huy hiệu quả.

Tháng 5.2020, TP Đà Nẵng đã quyết định cải tạo tòa nhà này với tổng mức đầu tư 504,9 tỉ
Tháng 5.2020, TP Đà Nẵng đã quyết định cải tạo tòa nhà này với tổng mức đầu tư 504,9 tỉ. Ảnh: Văn Trực

Trao đổi với Lao Động, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện - Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, đơn vị tư vấn cải tạo tòa nhà là một kiến trúc sư người Pháp. Vị kiến trúc sư này đã nghiên cứu rất kĩ về kiến trúc lịch sử của Tòa thị chính Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, ông đã đưa ra giải pháp bảo tồn nguyên bản của tòa nhà trước đây từ màu sơn bên ngoài.

Ông Thiện cho biết thêm, vị kiến trúc sư người Pháp đã đưa ra 3 màu sơn cho tòa nhà. Tuy nhiên, ông còn bay từ Pháp về Đà Nẵng để thực tế và kiểm tra xem có đúng màu sơn ông đã chọn không. Mọi công đoạn trong quá trình nâng cấp và cải tạo đều được đảm bảo giữ nguyên kiến trúc cổ kính của tòa nhà.

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Xử lý tình trạng bức tử dòng suối tại huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng

Mai Hương |

Thời gian qua, xuất hiện tình trạng các đơn vị tự ý kiên cố bờ kè, chặn dòng giữ nước để làm du lịch tại địa bàn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) gây bức xúc dư luận.

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc 2023

Mai Hương |

Từ ngày 15.4, nhiều đơn vị trên địa bàn Đà Nẵng tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023.

Tạo dựng môi trường đọc thuận lợi cho người dân TP Đà Nẵng

Mai Hương |

Ngày 15.4, Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 2 năm 2023 đã diễn ra trên địa bàn TP Đà Nẵng.

NSƯT Hoàng Hải: "Tôi cũng trải qua những cay đắng cuộc đời giống Lưu Nát"

Nhóm PV |

NSƯT Hoàng Hải có buổi chia sẻ đặc biệt với Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động về những trải nghiệm cuộc sống anh đã đưa vào vai Lưu Nát để vai diễn sinh động, chân thực qua bộ phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao".

Biến động chính sách du lịch trên thế giới hậu COVID-19: Thu phí, cấm đi xe máy

Thanh Hà |

Các điểm du lịch nổi tiếng thế giới ở Italy, Thái Lan, Indonesia... đang có điều chỉnh quy định với khách du lịch.

Một doanh nghiệp bị xử phạt nặng vì che giấu thông tin

TRÍ MINH |

Công ty Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn vừa bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt do không báo cáo các thông tin theo quy định.

Khách Việt say độ cao, chịu lạnh cắt da cắt thịt khi trekking ở Nepal

Chí Long |

Kết thúc chuyến trekking cung đường Annapurna thuộc vùng Himalaya, Đỗ Duy Luân rút ra những "kinh nghiệm xương máu" sau hành trình khám phá Nepal.

Phân luồng nút Hồ Tùng Mậu: Người dân gặp khó vì thiếu nhiều biển chỉ dẫn

Hải Danh - Việt Dũng |

Hà Nội - Việc thiếu biển chỉ dẫn giao thông khiến cho công tác phân luồng giao thông tại nút giao Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm) gặp nhiều khó khăn trong ngày đầu thí điểm phân luồng.

Xử lý tình trạng bức tử dòng suối tại huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng

Mai Hương |

Thời gian qua, xuất hiện tình trạng các đơn vị tự ý kiên cố bờ kè, chặn dòng giữ nước để làm du lịch tại địa bàn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) gây bức xúc dư luận.

Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc 2023

Mai Hương |

Từ ngày 15.4, nhiều đơn vị trên địa bàn Đà Nẵng tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023.

Tạo dựng môi trường đọc thuận lợi cho người dân TP Đà Nẵng

Mai Hương |

Ngày 15.4, Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 2 năm 2023 đã diễn ra trên địa bàn TP Đà Nẵng.