Sốt đất ảo tại nhiều địa phương: Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương ở đâu?

Cao Nguyên |

Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã đưa ra một số khuyến nghị, trong đó đề cập đến việc cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất trên địa bàn.

Lợi dụng quy hoạch… thổi giá đất

Nhiều cơn "sốt đất" trong quá khứ đến giờ vẫn đang để lại bài học nhãn tiền nhưng hình như không có sức nặng đối với nhà đầu tư bất động sản. Điều đáng lo ngại là không đợi đến khi có dự án xây dựng sân bay, đường xá, trung tâm hành chính... mà ngay khi mới chỉ là thông tin, thậm chí chỉ là đề xuất của một cơ quan tham mưu, hay ý kiến của một cá nhân trong hội nghị, hội thảo nào đó, thì nhiều người đã lợi dụng để tung tin, đẩy giá bất động sản, nhằm trục lợi.

Chuyên gia bất động sản PGS.TS Trần Thị Minh Châu (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định không ít đối tượng dùng chiêu trò để tạo sóng, thu lợi rồi rút và để lại hậu quả nhiều mặt. Chẳng những nhà đầu tư nhỏ bị chôn vốn, mất vốn, gánh nợ ngân hàng, mà còn để lại những khu đất bỏ hoang, làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của cả khu vực.

Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, giá bất động sản năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng; trong đó, có những khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020. Bộ này thừa nhận, giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở hiện chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực, không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.

Giới đầu cơ lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị để đẩy giá lên cao, thu lợi bất chính, gây bất ổn cho thị trường. Theo khảo sát của PV, ngay từ đầu năm 2021, tại nhiều địa phương thuộc các tỉnh lẻ phía Bắc, giá đất rục rịch tăng, môi giới các nơi nườm nượp đổ về bất chấp tình hình dịch bệnh bùng phát trước đó. Một số diễn đàn mua bán bất động sản cập nhật liên tục giá đất tại những điểm nóng như: Thủy Nguyên (Hải Phòng), khu cảng cạn Vĩnh Phúc, Gia Viễn (Ninh Bình), Phù Khê (Từ Sơn, Bắc Ninh)...

Hay như mới đây, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (tỉ lệ 1/5.000) được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích khoảng 11 nghìn hécta; thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện. Ghi nhận của Lao Động cho thấy, nhiều diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch khu vực Đồ án này đang có xu hướng "tăng nhiệt" theo ngày. Đơn cử, khu vực tuyến phố Thạch Cầu (quận Long Biên), những lô đất thuộc diện đẹp, giá cao hầu như đã có chủ sở hữu. Theo chia sẻ người dân nơi đây, những người mua thường sẽ tránh các mảnh đất nằm gần hành lang thoát lũ. Nhiều khu đất tuy diện tích nhỏ nhưng có vị trí đẹp, sổ đỏ chính chủ, giá thường ở mức cao từ 30 triệu đến 40 triệu đồng/m2.

Trung bình, giá đất tại xung quanh Thạch Cầu tăng thêm khoảng 3-5 triệu đồng/m2 so với năm ngoái, tùy từng vị trí. Thế nhưng, nhiều hộ gia đình có đất lại chọn cách "ôm" đất chờ tăng giá thêm.

Tương tự, nhiều lô đất ven sông Hồng, khu vực phường Ngọc Thụy, Long Biên đang được rao bán. Theo lời "cò đất", tại khu vực này, đất ruộng, đất bãi bồi thường được người dân giao dịch trung bình từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên thời gian gần đây, do nhiều người hỏi mua, giá được đẩy lên từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/m2.

Tại quận Hoàng Mai, từ năm ngoái, thông tin rao bán nhà đất khu vực đường Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam) đã khá sôi động, nhiều ô đất vị trí đẹp có giá tăng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/m2. Đơn cử, hiện nay, giá đất mặt đường Thuý Lĩnh cũng có giá từ 60 triệu đến 70 triệu đồng/m2, đất trong ngõ đi ôtô được cũng được rao bán 30 triệu đến 40 triệu đồng/m2.

Gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương?

Thực tế, việc “cò đất” thổi giá tạo sốt ảo đã diễn ra trong nhiều năm qua. Tại nhiều địa phương, không ít dự án chỉ nằm trên giấy, hoặc thông tin đồn thổi sai lệch khiến nhiều nhà đầu tư tham gia “đu đỉnh” không thể ra hàng. Tại những khu vực này, đất sau đó sẽ rớt giá hoặc vẫn giữ giá đỉnh nhưng không có giao dịch vì không có nhu cầu thực. Giá có thể không xuống nhưng sẽ đi ngang nhiều năm khiến những nhà đầu tư phải vay vốn có thể “ôm hận”.

Một điều đáng nói, các lãnh đạo địa phương cũng khá đau đầu về vấn đề này. Ngày 22.3, ông Nguyễn Hữu Nhã - Phó chủ tịch UBND thành phố Hạ Long - cho biết thành phố đã ra văn bản gửi tới chính quyền các phường xã, yêu cầu thông tin về tình trạng đầu cơ đất tạo sóng ảo tại một số dự án. Theo đó, trong thời gian gần đây, có một số người môi giới đầu tư bất động sản liên tục mua đi, bán lại các lô đất trên địa bàn thành phố. Nhóm người này thường xuyên giao dịch các lô đất trong quy hoạch dân cư thuộc Khu dân cư Bắc cầu Bang (xã Thống Nhất), Khu dân cư đô thị tại phường Cao Xanh, Hà Khánh và một số dự án khác.

Ông Nguyễn Hữu Nhã cho biết đây là hoạt động làm giá của các nhóm đầu cơ có tổ chức, có kịch bản và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tình trạng thổi giá thường xuất hiện tại các dự án chưa được phép mở bán hoặc đang trong thời gian thi công… Cụ thể, nhóm đầu cơ âm thầm mua đất tại các dự án từ thời gian trước với giá rẻ, sau đó lợi dụng thông tin về quy hoạch, phát triển đô thị để tung thông tin gây “sốt”, qua đó đẩy giá đất lên cao trong thời gian ngắn, tạo “sóng ảo” để thu hút giới đầu tư và người dân

Trước tình trạng này, mới đây Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã đưa ra một số khuyến nghị, trong đó, đề cập đến việc cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng “sốt đất” trên địa bàn

Chia sẻ với phóng viên, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính nêu khuyến nghị, chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kiểm soát mọi hoạt động sử dụng đất đai, thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch đất đai,.. đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luât; cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương khi xảy ra hiện tượng “sốt đất”…

Theo ông Đính, các địa phương cần quản lý các đối tượng tham gia chuỗi rao bán, tổ chức giao dịch… trên địa bàn; đồng thời, cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương phát triển kinh tế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho người dân nắm được và thuận lợi khi tiếp cận thông tin. Đặc biệt, các địa phương cần chú ý kịp thời phát hiện và xử lý hoạt động tung tin thất thiệt, ảnh hưởng đến thị trường, nhất là những tin tức tạo dựng làm “sốt đất”, gây bất ổn.

Đánh thuế lũy tiến với thuế suất cao

Trao đổi với Báo Lao Động, luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm cho rằng, những hành vi thổi giá rõ ràng xâm phạm nghiêm trọng tới quá trình quản lý thị trường bất động sản, xâm phạm tới lợi ích của người dân.

“Đây là hành vi phạm tội, phải hình sự hóa hành vi này. Việc chỉ ra, nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải đưa vào Bộ luật Hình sự ngay để đảm bảo điều chỉnh các mối quan hệ bất bình thường trong xã hội. Đây là điều chúng ta nên làm ngay, làm sớm”, luật sư Tú nhấn mạnh.

Trong khi đó, GS-TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng sốt đất cục bộ là đánh thuế lũy tiến với thuế suất cao vào những trường hợp nhận chuyển quyền bất động sản rồi chuyển quyền ngay như một số nước đã làm.

Bên cạnh đó, để tăng mức an toàn, minh bạch cho thị trường bất động sản, cách duy nhất là giảm cả thuế chuyển quyền và phí trước bạ, nhất là tại khu vực nông thôn nhằm mở rộng khu vực các giao dịch chính thức. Cao Nguyên

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Giá đất tăng cao, Quảng Trị rà soát để tránh tình trạng sốt đất ảo

HƯNG THƠ |

Trước thông tin nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đến Quảng Trị đầu tư về bất động sản, du lịch sinh thái, khu đô thị thương mại… giá đất nhiều nơi ở khu vực trung tâm tỉnh Quảng Trị tăng đột biến.

Đề xuất chuyển 3 huyện thành quận: Người hào hứng, người lo sốt đất ảo

Chân Phúc - Anh Nhàn |

Sở Nội vụ TPHCM vừa có tờ trình UBND TPHCM, đề xuất trong giai đoạn 2021-2025 chuyển đổi các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thành quận hoặc thành phố thuộc TPHCM. Ghi nhận của Lao Động cho thấy, dù rất mong chờ được lên quận, song người dân ở các huyện cũng lo lắng đề xuất này sẽ tạo nên hiện tượng sốt đất ảo ở những khu vực này, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Cảnh báo sốt đất ảo ven các khu công nghiệp ở Bắc Giang

Trần Tuấn |

Thị trường bất động sản tại khu vực giáp ranh các khu, cụm công nghiệp tại Bắc Giang đang “nóng” lên từng ngày, giá đất được đẩy lên cao ngất ngưởng. Theo tìm hiểu của Báo Lao Động, tại những khu vực này xuất hiện tình trạng “thổi” giá, lướt sóng, giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực của lô đất.

“Sốt đất ảo” ở Bình Phước - ôm đất bạc tỉ mà “khóc”

ĐÌNH TRỌNG-BẢO CHƯƠNG |

Những vùng đất bỏ hoang bỗng chốc trở thành “mỏ vàng” vì cơn sốt đất ảo. Hàng trăm nhà đầu tư đổ xô đi mua và không ít người khóc hận khi cơn sốt đất qua đi.

Cảnh báo sốt đất ảo ăn theo dự kiến đề án sân bay tại Bình Phước

Gia Miêu - Đình Trọng |

Trước cơn sốt giá đất ảo sau thông tin tỉnh Bình Phước dự kiến lập đề án quy hoạch xây dựng sân bay lưỡng dụng, chính quyền đã phải ra văn bản cảnh báo.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Giá đất tăng cao, Quảng Trị rà soát để tránh tình trạng sốt đất ảo

HƯNG THƠ |

Trước thông tin nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đến Quảng Trị đầu tư về bất động sản, du lịch sinh thái, khu đô thị thương mại… giá đất nhiều nơi ở khu vực trung tâm tỉnh Quảng Trị tăng đột biến.

Đề xuất chuyển 3 huyện thành quận: Người hào hứng, người lo sốt đất ảo

Chân Phúc - Anh Nhàn |

Sở Nội vụ TPHCM vừa có tờ trình UBND TPHCM, đề xuất trong giai đoạn 2021-2025 chuyển đổi các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thành quận hoặc thành phố thuộc TPHCM. Ghi nhận của Lao Động cho thấy, dù rất mong chờ được lên quận, song người dân ở các huyện cũng lo lắng đề xuất này sẽ tạo nên hiện tượng sốt đất ảo ở những khu vực này, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Cảnh báo sốt đất ảo ven các khu công nghiệp ở Bắc Giang

Trần Tuấn |

Thị trường bất động sản tại khu vực giáp ranh các khu, cụm công nghiệp tại Bắc Giang đang “nóng” lên từng ngày, giá đất được đẩy lên cao ngất ngưởng. Theo tìm hiểu của Báo Lao Động, tại những khu vực này xuất hiện tình trạng “thổi” giá, lướt sóng, giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực của lô đất.

“Sốt đất ảo” ở Bình Phước - ôm đất bạc tỉ mà “khóc”

ĐÌNH TRỌNG-BẢO CHƯƠNG |

Những vùng đất bỏ hoang bỗng chốc trở thành “mỏ vàng” vì cơn sốt đất ảo. Hàng trăm nhà đầu tư đổ xô đi mua và không ít người khóc hận khi cơn sốt đất qua đi.

Cảnh báo sốt đất ảo ăn theo dự kiến đề án sân bay tại Bình Phước

Gia Miêu - Đình Trọng |

Trước cơn sốt giá đất ảo sau thông tin tỉnh Bình Phước dự kiến lập đề án quy hoạch xây dựng sân bay lưỡng dụng, chính quyền đã phải ra văn bản cảnh báo.