THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN GẶP KHÓ KHĂN SAU DỊCH COVID-19:

Sẽ đề xuất nhiều giải pháp để tháo gỡ

Minh Anh |

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại hội thảo “Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu COVID-19” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với báo Xây dựng tổ chức cuối tuần qua.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, dịch COVID-19 diễn ra trong thời gian qua phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội các nước trong đó có Việt Nam, trong đó bất động sản cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Các chủ đầu tư lớn có tiềm lực tài chính đều triển khai các dự án, trong đó có 56 dự án với hơn 20 nghìn căn hộ đang triển khai; 55 dự án với 18 ngàn căn đã hoàn thành. Nguồn cung nhà ở trung và cao cấp vẫn tăng do dự án hoàn thành tăng. So năm 2018, nguồn cung giảm do dự án tạm dừng đình hoãn từ trước, thủ tục pháp lý hoặc thiếu vốn.

Về tiêu thụ sản phẩm, riêng nhà ở thương mại tiêu thụ chỉ đạt 14%, lượng giao dịch thành công giảm mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng không có nguồn thu. Giá bán nhà tăng so với năm 2019. Bất động sản công nghiệp tăng 6,2%.

Hoạt động các doanh nghiệp bất động sản 11,9% thành lập, tạm ngừng kinh doanh tăng 94,1% so với năm 2019, 200 sàn hoạt động cầm chừng, gần 80% sàn tạm ngừng giao dịch.

Về vốn FDI thì đầu tư vào bất động sản sụt giảm mạnh; Trong quý I/2020, lượng tiêu thụ nhà ở thương mại đạt14%, thấp nhất trong vòng 04 năm qua, bằng 40% so với cùng kỳ năm 2019; lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý IV/2019 và chỉ bằng 14% của năm 2019. Tỷ lệ văn phòng cho thuê còn trống trong quý I/2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 (văn phòng hạng A trống 10,8%; hạng B trống 5,6%). Các khu du lịch, nghỉ dưỡng tạm dừng hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu.

Nguồn vốn đầu tư FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản sụt giảm mạnh, trong quý I/2020 chỉ có 264 triệu USD vốn đăng ký; Số doanh nghiệp được thành lập mới giảm 11,9%, tạm ngừng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019 (cao nhất trong tất cả các ngành nghề); số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm 80%; số còn lại khoảng 200 sàn hoạt động cầm chừng.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh khẳng định, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn như giảm 15% tiền thuê đất do Nhà nước cho thuê đất; Giảm lãi suất cho doanh nghiệp, đất đai, thuế… Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản như sau:

Nhóm giải pháp cấp bách: Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, theo đó, Chính phủ có Nghị quyết 41 cấp thêm vốn cho phát triển nhà ở xã hội… Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp các địa phương rà soát các danh mục nhà ở xã hội trên cả nước, nhà ở công nhân các khu công nghiệp để ngân hàng cho vay trong năm 2020. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi Nghị định 100. Bộ đang tiến hành làm rõ nội dung quy định, cải cách thủ tục để người dân và doanh nghiệp dễ thực hiện từ xác định quỹ đất, lựa chọn chủ đầu tư…

Nhóm giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp cũng được Bộ Xây dựng đề xuất. Đó là các chung cư có diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 20 triệu/m2. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ để ban hành Nghị quyết từ chính sách xác định quỹ đất, chủ đầu tư, nguồn vốn hỗ trợ. Gói này hỗ trợ phát hành trái phiếu. Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị định, sớm trình Chính phủ trong quý III/2020. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính để dự án thực hiện nhanh, dễ dàng hơn. Miễn cấp phép với dự án được thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế cơ sở… Bộ được sự ủy quyền của Thủ tướng đã báo cáo Quốc hội, nội dung được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực ngay.

“Về giải pháp lâu dài, việc chồng chéo các quy định của pháp luật được rà soát liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản; sửa đổi thủ tục rõ ràng, thuận tiện hơn. Bộ được Chính phủ giao sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản để đảm bảo tính đồng bộ và cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đồng bộ sửa đổi Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan, hợp nhất thành 1 Nghị định và Thông tư hướng dẫn, giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện thuận lợi”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Minh Anh
TIN LIÊN QUAN

Vụ án cây xanh liên quan ông Nguyễn Đức Chung bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Việt Dũng |

Viện KSND Tối cao vừa có thông báo về việc trả hồ sơ vụ án cây xanh liên quan đến cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung để điều tra bổ sung.

Vụ bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Đang kiểm tra báo cáo của MVI Life

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng 12.4, xác nhận với PV Báo Lao Động, phía Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MVI (MVI Life) đã gửi báo cáo về vụ việc mua bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan.

Về đất Tổ Phú Thọ nghe làn điệu hát Xoan

Vân Hoa |

Hát Xoan ra đời trên mảnh đất trung du Phú Thọ từ thời đại Hùng Vương, đến nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ

Trẻ sơ sinh thở oxy do virus RSV, bệnh viện quá tải do số ca tăng nhanh

AN AN - MINH HÀ |

Những ngày gần đây, số bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp RSV tăng nhanh, đáng chú ý có nhiều trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản phải thở oxy, thở máy.

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người

Thùy Linh |

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người và dấu mốc này sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhận định 100 triệu người dân Việt Nam chính là tượng trưng cho “100 triệu hy vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp”. 

Tháo dỡ công trình trái phép rộng 3.000m2 ở đại thủy nông lớn nhất miền Bắc

Trần Tuấn |

Bắc Giang - Ngày 12.4, đại diện UBND huyện Lục Ngạn cho biết, cá nhân vi phạm đã hoàn thành tháo dỡ công trình trái phép trên hồ Cấm Sơn.

Chứng khoán: VN-Index sẽ giữ nhịp tăng để vượt ngưỡng 1.070 điểm

Gia Miêu |

VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính hồi phục trong phiên tiếp theo và thử thách lại ngưỡng cản gần quanh 1.07x điểm.

Kinh tế toàn cầu 2023 có thể tránh được suy giảm nghiêm trọng

Khánh Minh |

Nghiên cứu của Viện Brookings và tờ Financial Times về chỉ số theo dõi phục hồi kinh tế toàn cầu (Tiger) mới nhất cho thấy nền kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến và có thể tránh được suy giảm nghiêm trọng trong năm 2023.