Rác thải ngập ngụa ở Hà Nội: Xã không xử lý vì... chưa được bàn giao?

Khương Duy |

Liên quan đến phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng đổ rác thác gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, lãnh đạo xã Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) khẳng định chưa được bàn giao dự án, không có kinh phí... nên chưa biết "phải xử lý như thế nào".

Như Lao Động đã thông tin, thời gian qua, nhiều hộ dân tại phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh tình trạng phải sống trong cảnh ngập ngụa rác thải.

Nhiều người cho biết, tình trạng đổ rác diễn ra trong thời gian dài nhưng vì vị trí khu vực vứt rác nằm giữa hai phường Thanh Trì và Vĩnh Hưng nên có sự can thiệp của chính quyền địa phương.

Video: Người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải tại quận Hoàng Mai - Hà Nội.

Trước phản ánh của người dân, PV Lao Động đã thông tin với lãnh đạo UBND phường Thanh Trì. Trao đổi với PV, ông Dương Văn Hoà Chủ tịch UBND phường Thanh Trì cho rằng, trách nhiệm bãi rác này thuộc phạm vi phường Vĩnh Hưng.

"Đây là một khu đất giãn dân nhưng chưa thực hiện xong nên mới đổ rác ở đó. Bãi rác đó có từ lâu, chúng tôi đã chặn lối vào và cắm biển cấm. Giờ chỉ có xe máy vào được, ôtô không thể đi vào. Đất đó thuộc quản lý của phường Vĩnh Hưng, đề nghị PV liên lạc với phường này tìm hiểu".

Rác thải ngập ngụa
Người dân tự ý đốt rác thải khiến môi trường khu vực ô nhiễm.

Liên hệ với UBND phường Vĩnh Hưng, ông Vũ Tuấn Đạt - Chủ tịch UBND phường cho rằng đã nắm bắt được tình hình nhưng khu tái định cư này chưa được bàn giao nên phường chưa quản lý.

"Phóng viên nói là tôi biết ngay khu vực này. Thực ra đây là khu vực ruộng đồng, không có ai sinh sống, người ta vứt rác và bị ảnh hưởng khi đi qua. Khu tái định cư này chưa được bàn giao nên phường cũng chưa được quản lý.

Đơn vị này họ đang đi xin thành phố để tiếp tục thực hiện do đã làm xong nhưng chưa giải phóng mặt bằng. Đường đã làm xong nhưng đất lại chưa đền bù. Ngày xưa họ báo cáo nguồn gốc đất sai nên bị dừng lại. Hiện thành phố đang rà soát".

Khi được hỏi về tên doanh nghiệp đứng sau dự án treo gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, lãnh đạo UBND phường chỉ cho biết đây là dự án của một công ty tư nhân.

Nói về hướng giải quyết bãi rác theo phản ánh người dân, ông Đạt đặt câu hỏi ngược lại: "Thử hỏi tôi chưa được bàn giao, kinh phí duy tu duy trì không có, lực lượng tôi không có... vậy thì tôi phải xử lý như thế nào?

Người dân phản ánh thì tôi trả lời rằng đây không phải đường để dân đi, mà họ làm đường cho khu tái định cư. Nhưng giờ dự án bị treo, người dân tự động san lấp đường từ phố Thanh Nhàn - Đại Đồng để đi tắt. Làm sao mà trông được?", ông Đạt nói.

Người dân đeo khẩu trang tập thể dục
Nhiều người dân bày tỏ mong muốn chính quyền địa phương can thiệp, ngăn chặn tình trạng đổ rác thải bữa bãi .

Phản hồi về ý kiến của hai vị chủ tịch UBND phường Thanh Trì và UBND phường Vĩnh Hưng, người dân sinh sống gần bãi rác bày tỏ sự thất vọng, cho rằng lãnh đạo phường trả lời không thỏa đáng.

"Khu đất này nằm giữa nên hai phường họ đùn đẩy cho nhau. Rác thải ngập ngụa như vậy không xử lý thì khu vực này sẽ ngày càng bẩn thỉu, xuống cấp. Có phải sống trong bãi rác chúng tôi mới chịu ảnh hưởng đâu?", anh Mạnh Hùng - một người tập thể dục tại nói.

Đồng quan điểm, chị N.T.H - người dân xã Vĩnh Hưng chia sẻ: "Tôi biết lãnh đạo xã sẽ trả lời như vậy, nhưng tôi thấy không thỏa đáng. Chẳng lẽ dự án treo ở đó, rồi người ta thích làm gì thì làm phường mặc kệ?

Dự án treo là trách nhiệm của ai? Tại sao họ làm được hạ tầng khi chưa đền bù? Nếu phường không xử lý được thời gian tới chúng tôi sẽ phản ánh đến UBND quận Hoàng Mai hoặc cao hơn", chị N.T.H bức xúc.

Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

Ngộp thở vì "địa ngục rác" ở Hà Nội: Nhắc nhở còn bị chửi bới, dọa đánh

Phan Anh - Đức Mạnh |

Nhiều năm nay, nhiều hộ dân tại phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải sống trong cảnh ngập ngụa rác thải. Nhiều người cho biết, tình trạng đổ rác diễn ra trong thời gian dài nhưng không có sự can thiệp của chính quyền địa phương khiến tình trạng ô nhiễm khu vực này ngày càng trầm trọng.

Phá rừng - trách nhiệm thuộc về ai?

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Trị, sau phản ánh của Báo Lao Động, kết quả kiểm tra cho thấy trong hơn 18ha rừng bị phá trắng, có hơn 6ha rừng được chi trả kinh phí bảo vệ; hơn 12ha rừng còn lại giao cho hộ gia đình quản lý, không được chi trả kinh phí và các hộ không được hưởng lợi gì, nên việc quản lý rừng lỏng lẻo.

Bắt học sinh ăn thức ăn trong thùng rác: Phó hiệu trưởng xin lỗi học sinh

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Qua làm việc với nhà trường, bản thân thầy Đ. nhận thấy, cách cư xử đối với học sinh là chưa đúng, nên đã xin lỗi học sinh và phụ huynh.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ngộp thở vì "địa ngục rác" ở Hà Nội: Nhắc nhở còn bị chửi bới, dọa đánh

Phan Anh - Đức Mạnh |

Nhiều năm nay, nhiều hộ dân tại phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải sống trong cảnh ngập ngụa rác thải. Nhiều người cho biết, tình trạng đổ rác diễn ra trong thời gian dài nhưng không có sự can thiệp của chính quyền địa phương khiến tình trạng ô nhiễm khu vực này ngày càng trầm trọng.

Phá rừng - trách nhiệm thuộc về ai?

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Trị, sau phản ánh của Báo Lao Động, kết quả kiểm tra cho thấy trong hơn 18ha rừng bị phá trắng, có hơn 6ha rừng được chi trả kinh phí bảo vệ; hơn 12ha rừng còn lại giao cho hộ gia đình quản lý, không được chi trả kinh phí và các hộ không được hưởng lợi gì, nên việc quản lý rừng lỏng lẻo.

Bắt học sinh ăn thức ăn trong thùng rác: Phó hiệu trưởng xin lỗi học sinh

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Qua làm việc với nhà trường, bản thân thầy Đ. nhận thấy, cách cư xử đối với học sinh là chưa đúng, nên đã xin lỗi học sinh và phụ huynh.