Rà soát định kỳ và thường xuyên những dự án có sử dụng đất chậm triển khai

Quỳnh Anh |

Chiều 9.8, Ban Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức họp bàn về giải pháp thực hiện.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường, trong quý II-2022 và tháng đầu quý III-2022, Tổ công tác liên ngành Thành phố đã tổ chức làm việc với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án.

Đối với 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, sau Nghị quyết số 04/NQ-HĐND, ngày 8.4.2022, Tổ công tác tiếp tục báo cáo UBND Thành phố chấm dứt hoạt động dự án theo quy định đối với 7 dự án trong số 68 dự án đã xử lý xong; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý đối với 67 dự án.

Với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đến nay, đã xử lý xong 213 dự án, trong đó, 105 dự án với tổng diện tích 299 ha đất; sau thanh tra, kiểm tra, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại, đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai. 37 dự án với tổng diện tích 1.878,7 ha đất được kiến nghị trình UBND Thành phố thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án.

71 dự án với tổng diện tích 12,3 ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND Thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn; xác định bổ sung số tiền nộp thêm tương ứng với thời gian gia hạn 24 tháng là 371,115 tỷ đồng.

Với 191 dự án còn lại, tổ công tác liên ngành Thành phố đã tổ chức làm việc trực tiếp với từng quận, huyện, thị xã để phân loại thành 9 nhóm dự án và phân công các sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện.

Riêng với 173 dự án còn lại đang được UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đề xuất xử lý, Tổ công tác liên ngành thành phố đã làm việc trực tiếp với UBND các quận, huyện, thị xã để rà soát cụ thể từng dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật theo giai đoạn. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phân loại, phân công thực hiện xử lý 173 dự án thành 7 nhóm cụ thể.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết, trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai với diện tích hơn 5.000 ha nằm tại các địa bàn quận, huyện, là nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc xử lý các dự án này đã được HĐND Thành phố giám sát qua nhiều nhiệm kỳ. Quá trình xử lý về cơ bản tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các dự án đi vào hoạt động, giải phóng nguồn lực về tài chính, đất đai, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Với các dự án chủ đầu tư cố tình không triển khai, sẽ phải xử lý, thu hồi.

“Danh sách các dự án chậm triển khai từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục biến động nên các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, coi đây là công việc thường xuyên để hậu kiểm, trên cơ sở đó có thể sớm xử lý, đưa đất vào sử dụng”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đề nghị tiếp tục kiểm tra, rà soát, tổng hợp các dự án thuộc đối tượng chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng. Việc phân loại, xử lý các dự án căn cứ pháp luật về đầu tư, đất đai.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra, rà soát các dự án, việc này phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ hằng năm. Kết quả thống kê, phân loại với từng loại dự án là cơ sở để phân rõ trách nhiệm xử lý đối với từng đơn vị, sở, ngành. Việc xử lý cần thực hiện theo nguyên tắc là dự án lớn làm trước, nhỏ làm sau, tuân thủ tối thượng các quy định về gia hạn của Luật Đất đai và Luật Đầu tư; xử lý một số dự án, đặc biệt là một số dự án lớn, tạo đà xử lý các dự án khác.

Quỳnh Anh
TIN LIÊN QUAN

Bịt khoảng trống pháp lý đất đai để tránh bị trục lợi

Cao Nguyên |

Tham nhũng đất đai do lợi dụng các kẽ hở trong thực thi chính sách đất đai đã dẫn tới nhiều người từng giữ các vị trí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương vi phạm pháp luật, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước. Bên cạnh việc sửa Luật Đất đai, nhiều ý kiến đề xuất cần nghiên cứu sửa các luật có liên quan và các văn bản dưới luật để lấp những khoảng trống pháp lý, đảm bảo không còn kẽ hở cho việc trục lợi chính sách đất đai.

Lãnh đạo nhiều địa phương góp ý vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Nguyễn Hà |

Ngày 8.8, tại Hà Nội,  Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã chủ trì hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tham dự Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, Ngành, cơ quan Quốc hội và Lãnh đạo các địa phương tại 25 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Bộ TN&MT về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Lưu ý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được trình Quốc hội theo quy trình tại 3 kỳ họp, song Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh ngay từ lần trình đầu tiên đã phải hết sức kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng dự án Luật.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Bịt khoảng trống pháp lý đất đai để tránh bị trục lợi

Cao Nguyên |

Tham nhũng đất đai do lợi dụng các kẽ hở trong thực thi chính sách đất đai đã dẫn tới nhiều người từng giữ các vị trí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương vi phạm pháp luật, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước. Bên cạnh việc sửa Luật Đất đai, nhiều ý kiến đề xuất cần nghiên cứu sửa các luật có liên quan và các văn bản dưới luật để lấp những khoảng trống pháp lý, đảm bảo không còn kẽ hở cho việc trục lợi chính sách đất đai.

Lãnh đạo nhiều địa phương góp ý vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Nguyễn Hà |

Ngày 8.8, tại Hà Nội,  Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã chủ trì hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tham dự Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, Ngành, cơ quan Quốc hội và Lãnh đạo các địa phương tại 25 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Bộ TN&MT về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Lưu ý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được trình Quốc hội theo quy trình tại 3 kỳ họp, song Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh ngay từ lần trình đầu tiên đã phải hết sức kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng dự án Luật.