Phương án cải tạo chung phải thực sự minh bạch, rõ ràng, hài hoà lợi ích...

ÁI VÂN - TRỊNH TÙNG ghi |

Hiện, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại Hà Nội vẫn giậm chân tại chỗ suốt nhiều năm. Trao đổi với PV Lao Động, GS-TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Phương án cải tạo phải đảm bảo hài hoà lợi ích, minh bạch, rõ ràng.

Thưa GS Đặng Hùng Võ, suốt 20 năm qua, bài toán cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là bài toán chưa có lời giải thoả đáng. Theo ông, đâu là những “nút thắt” của vấn đề này?

- Đúng vậy! Như chúng ta đã biết, suốt 20 năm qua, chỉ có 1% số nhà chung cư cũ nát ở Hà Nội được cải tạo, sửa chữa. Tôi cho rằng có 3 “nút thắt” cơ bản nhất dẫn tới những vướng mắc trong vấn đề này.

Thứ nhất, đó là chính sách đất cho nhà chung cư được sử dụng dài hạn và thiếu phù hợp với cách thức phát triển nhà ở chung. So với các nước phát triển trong khu vực, thời hạn sử dụng nhà chung cư ở nước ta vẫn còn cho dài hạn. Trong khi đó, các nước công nghiệp phát triển khác chỉ cho tồn tại đất ở đối với chung cư có thời hạn và thời hạn này chính bằng tuổi thọ của nhà chung cư. Do vậy, khi nhà chung cư hết hạn thì việc phá dỡ sẽ dễ dàng hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến khó khăn trong việc giải quyết bài toán cải tạo chung cư ở Hà Nội.

Thứ hai, đó là theo Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định việc tháo dỡ chung cư cũ, nhà tập thể cũ phải được sự đồng thuận của 100% chủ sở hữu. Trong khi đó, nhiều chủ hộ không đồng thuận do khúc mắc về hệ số đền bù. Quy định này gần như không thể thực hiện được trong thực tế là một rào cản lớn.

Thứ ba, đó là cách thức để mang lại lợi ích cho chủ đầu tư bỏ tiền ra cải tạo chung cư cũ. Vấn đề này cần phải đến từ tính đồng thuận của chủ dự án. Mặt khác, việc cải tạo chung cư cũ phải được thực hiện theo quy hoạch chung của Thủ đô.

Trong nội đô, các khu chung cư không được xây cao tầng. Việc này khiến các chủ đầu tư bị giảm sút nhiều lợi ích và e ngại không muốn bỏ tiền vào đầu tư cải tạo chung cư cũ. Trong khi đó, kinh phí từ nhà nước để triển khai thực hiện cải tạo, sửa chữa chung cư cũ là rất hạn hẹp.

Như vậy, để cải tạo chung cư cũ nát, việc xã hội hoá thôi chưa đủ mà cần phải hài hoà 3 nhóm lợi ích trong vấn đề này đó là người dân, doanh nghiệp và thành phố? Ông có thể phân tích rõ về điều này?

- Để hài hòa lợi ích giữa các nhóm nêu trên cần có khung pháp luật để chứa đựng các giải pháp này. Đối với Nhà nước mà cụ thể ở đây là thành phố Hà Nội, việc cải tạo được chung cư cũ mà không phải mất chi phí đã là một thành công. Trong khi đó, khi được cải tạo, sửa chữa lại, bộ mặt đô thị của thành phố cũng trở nên đẹp đẽ hơn, đồng bộ quy hoạch hơn. Đây cũng là tiêu chí mà thành phố hướng đến để đồng bộ quy hoạch.

Về việc điều phối lợi ích giữa chủ đầu tư và người dân đang sinh sống tại các chung cư cũ, cần hướng đến cân đối một cách công bằng, minh bạch sao cho các bên đều thấy rõ lợi ích của nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào phương án cải tạo của chủ đầu tư dự án bỏ ra.

Ngoài ra, để đảm bảo yếu tố nhà đầu tư có thể sinh lời trong việc đầu tư, xây dựng, cải tạo sửa chữa chung cư cũ nát thì cần đề xuất không gian cải tạo cả khu chung cư chứ không phải chỉ từng nhà chung cư.

Còn về phần cư dân, họ phải thấy được lợi ích khi có căn hộ mới tiện nghi, phần diện tích được cơi nới rộng hơn. Khi điều hòa được lợi ích giữa chủ đầu tư và cư dân thì nút thắt sẽ được hoá giải. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng cần phải sửa đổi tỉ lệ đồng thuận giảm xuống khoảng 70%. Như vậy việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ nát sẽ được thực hiện theo phương án đa số người dân và phần số ít còn lại phải tuân theo. Có như vậy, việc triển khai chính sách trong thực tế mới có thể triển khai được.

Một trong những vướng mắc lớn từ phía người dân hiện nay đó là chính sách đền bù, hỗ trợ. Người ta lo lắng về câu chuyện “đi dễ, khó về”. Theo ông phải làm sao để khắc phục điều này?

- Tôi cho rằng, việc này cần phải thống nhất rằng, việc tái định cư phải được tái định cư tại chung cư được cải tạo chứ không phải tại một địa điểm khác.

Bởi điều này liên quan tới những đặc tính, văn hoá trong sinh hoạt. Tránh những sự bất ổn trong xã hội về những khiếu nại, khiếu kiện liên quan tới việc cho rằng, người dân khi phải chuyển đi nơi khác sẽ không được thụ hưởng những giá trị như trước đây họ đang sinh sống. Thứ hai nữa, nếu tái định cư ở nơi khác chắc chắn sẽ có tâm lý so sánh giá trị nhà khu này với giá trị này nơi khác. Điều này rất dễ dẫn tới những tranh cãi và mâu thuẫn.

Do vậy, khi thực hiện các phương án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải tính ra được cụ thể các căn hộ mới có chất lượng như thế nào, được rộng ra bao nhiêu thì đây chính là lợi ích của từng hộ gia đình. Cùng với đó, chủ đầu tư khi bỏ tiền vào dự án sẽ được lãi bao nhiêu sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế. Nếu người dân đồng thuận thì chủ đầu tư mới có thể đầu tư xây dựng. Những thông tin này cần được minh bạch, rõ ràng để người dân, các bên tư vấn, phản biện đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo hài hoà lợi ích các bên.

Bên cạnh đó, khi người dân phải đi thuê nhà ở nơi khác, tái định cư tạm thời ở nơi khác trong quá trình xây dựng, cải tạo lại chung cư thì đơn vị chủ đầu tư cũng cần tính toán các chi phí để bù vào chi phí nhà ở của họ được nhận lại sau khi xây dựng nhà chung cư đó xong.

Vậy ông cho rằng điều gì là quan trọng nhất trong phá thế “giậm chân tại chỗ” trong việc cải tạo nhà chung cư suốt 20 năm qua?

- Như đã trao đổi ở trên về những “nút thắt” trong cải tạo, sửa chữa, xây dựng lại nhà chung cư cũ nát, tôi cho rằng, hiện nay cần phải quan tâm tới phương án cải tạo chung cư đó do chủ đầu tư đưa ra. Phương án này phải thực sự minh bạch, rõ ràng và hài hoà lợi ích của các bên.

Cùng với đó, cần phải điều chỉnh quy định trong Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như quy định về việc cần 100% số người dân tại khu chung cư đồng thuận. Thay vào đó có thể thay bằng cơ chế được ít nhất 2/3 số lượng cư dân đồng thuận. Có như vậy, phương án cải tạo, xây dựng nhà chung cư mới có điều kiện được phê duyệt. Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ thực hiện theo đúng phương án đề ra. Những người không đồng thuận số lượng dưới 1/3 thì phải thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.

Việc xã hội hoá cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ nát thôi chưa đủ mà cần phải hài hoà 3 nhóm lợi ích trong vấn đề này đó là người dân, doanh nghiệp và thành phố. Mà đặc biệt là mối quan hệ lợi ích giữa nhà đầu tư và người dân. Việc này phải được đảm bảo hài hoà, minh bạch, rõ ràng.

- Xin cảm ơn ông!

ÁI VÂN - TRỊNH TÙNG ghi
TIN LIÊN QUAN

Người dân sống trong chung cư cũ nát: "Ở Hà Nội mà khổ hơn cả miền núi"

Tùng Giang - Trần Vương |

Trong căn nhà nhỏ hẹp dưới gầm cầu thang của khu chung cư cũ B5 Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội), suốt 42 năm qua, bà Nguyễn Thị Chung (76 tuổi) phải sống trong điều kiện vô cùng khó khăn. "Tôi thấy ở như thế này mà còn khổ hơn cả miền núi" - bà Chung bật khóc.

Chậm trễ cải tạo chung cư cũ nát ở Hà Nội

TÙNG GIANG - VƯƠNG TRẦN |

Trong những khu tập thể đổ nát, xuống cấp nghiêm trọng giữa lòng thủ đô Hà Nội, nhiều phận đời dường như “mắc kẹt” khi không biết rõ đến bao giờ có thể di dời hay được sinh sống trong một căn nhà an toàn đúng nghĩa. Nhưng hiện nay, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ vẫn giậm chân tại chỗ suốt nhiều năm qua.

Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: Dân sống mòn trong những căn hộ xuống cấp

Tùng Giang - Văn Đức |

Dù trần nhà bong tróc, nứt toác và ẩm thấp, nhưng người dân vẫn bám trụ trong các căn chung cư cũ nát đã tồn tại qua nhiều thập kỷ giữa lòng thành phố Hà Nội.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Người dân sống trong chung cư cũ nát: "Ở Hà Nội mà khổ hơn cả miền núi"

Tùng Giang - Trần Vương |

Trong căn nhà nhỏ hẹp dưới gầm cầu thang của khu chung cư cũ B5 Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội), suốt 42 năm qua, bà Nguyễn Thị Chung (76 tuổi) phải sống trong điều kiện vô cùng khó khăn. "Tôi thấy ở như thế này mà còn khổ hơn cả miền núi" - bà Chung bật khóc.

Chậm trễ cải tạo chung cư cũ nát ở Hà Nội

TÙNG GIANG - VƯƠNG TRẦN |

Trong những khu tập thể đổ nát, xuống cấp nghiêm trọng giữa lòng thủ đô Hà Nội, nhiều phận đời dường như “mắc kẹt” khi không biết rõ đến bao giờ có thể di dời hay được sinh sống trong một căn nhà an toàn đúng nghĩa. Nhưng hiện nay, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ vẫn giậm chân tại chỗ suốt nhiều năm qua.

Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: Dân sống mòn trong những căn hộ xuống cấp

Tùng Giang - Văn Đức |

Dù trần nhà bong tróc, nứt toác và ẩm thấp, nhưng người dân vẫn bám trụ trong các căn chung cư cũ nát đã tồn tại qua nhiều thập kỷ giữa lòng thành phố Hà Nội.