Nới lỏng điều kiện để công nhân sớm có nhà ở

An Huy |

Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỉ đồng để phát triển nhà xã hội của Bộ Xây dựng nhận được nhiều ý kiến đồng thuận. Từ đề xuất này, giấc mơ an cư của người thu nhập thấp, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp được thắp sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lo ngại rằng, thời điểm này để ngân sách “rót” ra với khoản tiền như vậy là điều không dễ.

Người lao động hồ hởi chờ đợi

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề xuất gói tín dụng 65.000 tỉ đồng để phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, có 15.000 tỉ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, 50.000 tỉ đồng còn lại để cho các đối tượng vay ưu đãi.

Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, ngân hàng thương mại có trách nhiệm xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình, với lãi suất ưu đãi bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường, nhưng không vượt quá 6%/năm trong 5-15 năm.

Công nhân khu công nghiệp vay thuê nhà ở, thuê nhà lưu trú thì chỉ cần có hợp đồng làm việc với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp. Với trường hợp vay mua, thuê mua thì cần đáp ứng đủ các điều kiện về đối tượng, thực trạng nhà ở, điều kiện về cư trú và điều kiện về thu nhập theo quy định của pháp luật nhà ở xã hội hiện hành (khoản 16 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 22 Nghị định số 100 của Chính phủ).

Điều kiện để chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân thuê, vay đầu tư xây nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được vay vốn là đã có quyết định chủ trương đầu tư, đã có đất sạch, đã được cấp phép xây dựng hoặc được miễn cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng. Việc cho vay sẽ ưu tiên với chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai thực hiện nhưng bị dừng do thiếu vốn, dự án đã hoàn thành xây dựng xong phần móng; dự án đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo phân kỳ đầu tư (nếu có).

Nhiều công nhân khi nghe được thông tin về gói vay này đã tỏ ra phấn khởi, đầy hy vọng. Chia sẻ với PV, chị Vũ Thị Phương (một công nhân đang thuê nhà tại tòa CT1 - nơi dành cho công nhân KCN trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh) cho biết, cách đây 4 năm hai vợ chồng chị thuê căn nhà hơn 50m2, giá thuê 24.000 đồng/m2/tháng; nay giá thuê nhà tăng lên 30.000 đồng/m2/tháng.

“Công nhân lương thấp, chỉ đủ chi tiêu trong tháng; nay tiền thuê nhà tăng thêm, với chúng tôi là một nỗi lo. Nếu nhà nước có gói hỗ trợ để giúp công nhân các khu công nghiệp có nhà thì tốt quá”, chị Phương tâm sự.

Tạo sức lan tỏa lớn

Không chỉ riêng các công nhân mà nhiều chuyên gia bất động sản, chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ sự vui mừng khi đón nhận tin này.

Chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội nhìn nhận, gói tín dụng tín dụng 65.000 tỉ đồng để phát triển nhà ở xã hội được thông qua sẽ là cú hích tích cực cho cả kinh tế - xã hội.

Theo ông Điệp, gói tín dụng này không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu cho công nhân, người yếu thế trong xã hội, mà đây còn được coi là động thái xã hội rất tích cực, mang lại niềm vui, an cư cho nhiều người. Đặc biệt, khi giá bất động sản đang trên đà giá cao khiến việc tiếp cận nhà ở của công nhân, người lao động thu thấp đang gặp nhiều khó khăn.

“Vấn đề về tâm lý là rất quan trọng, khi công nhân được tạo ra chỗ ở thì họ luôn yên tâm và cống hiến trong công việc. Có thể nói đề xuất của Bộ Xây dựng đã đáp ứng được mục tiêu kép. Trong đó, nhu cầu trọng tâm là phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân lao động, đồng thời khắc phục sự đứt gãy, khan hiếm nguồn cung nhà ở giá thấp trên thị trường bất động sản thời gian qua”, ông Điệp nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM nói rằng, nhìn hiệu quả của gói 30.000 tỉ đồng triển khai từ 2013 - 2016 với 30% cho chủ đầu tư, 70% là cho người mua nhà vay, lãi suất phổ biến là 5%/năm đã tạo ra sức mạnh lan tỏa rất lớn đến nền kinh tế. Hàng nghìn gia đình đã có chỗ ở ổn định, lại giải quyết được lượng lớn tồn kho bất động sản, giảm nợ xấu, tạo đà phục hồi mạnh cho thị trường bất động sản - thị trường đầu tàu liên quan đến nhiều ngành kinh tế.

Theo ông Châu nếu được Chính phủ đồng ý gói tín dụng này còn tác động đến nhiều ngành nghề khác như: Vật liệu xây dựng, nhà thầu thi công, máy xây dựng… Từ đó, tạo ra được vô số việc làm để thu hút được nhân công trở lại làm việc thay vì dòng người di tản về quê dẫn đến thiếu hụt lao động như hiện nay.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến của chuyên gia kinh tế lo ngại khi cho rằng cần phải xem xét một cách cẩn trọng gói tín dụng. Tính khả thi của đề xuất này cần phải nhìn ở 2 vấn đề là: Cẩn trọng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng.

Giảng viên cao cấp Học Viện Tài chính - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đưa ra quan điểm khi nguồn lực còn hạn chế thì cần phải biết tập trung vào những địa phương trọng điểm, đối tượng cụ thể đang cần kíp được hỗ trợ chứ không nên quá rộng, chung chung, khó tạo ra hiệu quả rõ rệt.

Vị này nói thêm Bộ Xây dựng cần nghiên cứu, làm rõ để đề xuất rõ ràng hơn với Chính phủ để “liều thuốc đặc trị được tiêm đúng ổ bệnh”. Có thể chọn địa bàn TPHCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… làm trọng điểm trước. Do đấy là những nơi tập trung dân số cao, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, từ đó đánh giá hiệu quả.

An Huy
TIN LIÊN QUAN

Bình Định phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp

DIÊM PHÚC |

Bình Định - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản về việc thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đề xuất gói hỗ trợ 65.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội: Có tiền chưa đủ vì còn hàng loạt “nút thắt”

Cao Nguyên |

Nhằm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp (gọi tắt là NƠXH), Bộ Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 gói tín dụng 65.000 tỉ đồng. Việc đảm bảo nguồn vốn là điều cần, nhưng xét ở tổng thể vẫn chưa đủ khi việc phát triển NƠXH còn hàng loạt “nút thắt” khác.

Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỉ đồng cho các dự án làm nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Nhằm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 gói tín dụng 65.000 tỉ đồng.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Bình Định phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp

DIÊM PHÚC |

Bình Định - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản về việc thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đề xuất gói hỗ trợ 65.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội: Có tiền chưa đủ vì còn hàng loạt “nút thắt”

Cao Nguyên |

Nhằm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp (gọi tắt là NƠXH), Bộ Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 gói tín dụng 65.000 tỉ đồng. Việc đảm bảo nguồn vốn là điều cần, nhưng xét ở tổng thể vẫn chưa đủ khi việc phát triển NƠXH còn hàng loạt “nút thắt” khác.

Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỉ đồng cho các dự án làm nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Nhằm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân tại các khu công nghiệp, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 gói tín dụng 65.000 tỉ đồng.