Nhức nhối tình trạng phân lô tách thửa trên đất nông nghiệp ở TPHCM

Bảo Chương |

Hiện nay tại một số huyện vùng ven ở TPHCM, tình trạng tách thửa, phân lô, mua bán đất, kể cả đất nông nghiệp, đất lúa đang sốt, nóng nhất là tại các huyện ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi khi có thông tin chuẩn bị lên thành phố. 

Khốn khổ vì mua phải dự án phân lô sai quy định

Hàng trăm khách hàng lỡ mua đất thuộc dự án Nam Sai Gòn của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị Phi Long tại Bình Chánh đang khốn khổ vì những sai phạm của công ty này khi chiếm đoạt hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp sản xuất của người dân để rồi tự ý thay đổi quy hoạch, phân lô, bán nền bất hợp pháp...

Bà N.T.H ngụ ở TPHCM cho biết, bà gom hết gia tài chắt chiu được  số tiền hơn 1 tỉ đồng mua đất dự án này từ năm 2002, tuy nhiên, gần 20 năm trôi qua, tiền đã đóng đủ, nhưng bà vẫn chưa được giao đất xây nhà.

Cụ thể tháng 7.2004, UBND huyện Bình Chánh có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, khi chưa được giao đất, chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng cho người dân, nhưng ngay từ năm 2002, Công ty Phi Long đã tự ý phân lô, bán nền trái pháp luật.

Đến thời điểm hiện tại, Công ty Phi Long chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất làm nhà ở. Điều đáng nói, trên địa bàn huyện Bình Chánh, Công ty Phi Long còn đang triển khai 2 dự án khác và đều sử dụng các chiêu thức tương tự.

Liên quan việc xử lý những sai phạm nêu trên, từ năm 2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có kết luận điều tra.

Tình trạng phân lô, tách thửa vẫn tràn lan

Tại H.Củ Chi, chúng tôi được một “cò” đất địa phương dẫn đi xem các khu đất nông nghiệp, đất lúa được giới thiệu là có thể tách thửa, thậm chí xây dựng nhà tạm trên đất với mục đích phục vụ cho nông nghiệp.

Thực tế, nhiều khu đất nông nghiệp đã được tách thành các thửa lớn hơn 1.000m2 và được chia lô bằng cọc, hàng rào kẽm gai, xây tường gạch rất ngay ngắn.  Mỗi một sào đất lúa được chào bán với giá 3 tỉ đồng đối với những khu vực quy hoạch là đất trồng cây lâu năm, còn khu vực đất lúa được bán với giá 2 - 2,5 tỉ đồng/sào tùy mặt đường.

Anh Nguyễn Ninh - Giám đốc Sàn giao dịch chuyên đất nền khu vực Củ Chi lẫn Hóc Môn - cho biết, các thông tin lên thành phố hay quận thật sự khá tích cực cho thị trường và với những nhà đầu tư kinh nghiệm đều sẽ nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên, để thật sự gọi là ồ ạt săn lùng hay xuống tiền mua thì không có.

Tìm hướng khắc phục sai phạm

Theo Sở TNMT, trên địa bàn TPHCM đang tồn tại các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đã được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận, trong quá trình sử dụng trước đây các thửa đất trên phát sinh biến động: Hộ gia đình tự tách hộ ra riêng để ở, được thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất…

Tại thời điểm đó không có quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa (phần lớn trước thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực) dẫn đến việc các hộ gia đình, cá nhân đã tự ý tách thửa, tự chuyển mục đích (xây dựng nhà ở…) và tự chuyển quyền bằng giấy tay cho người khác không đúng quy định pháp luật về đất đai nên đến nay những trường hợp này chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

Căn cứ vào quy định Luật Đất đai năm 2013, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được quy định bắt buộc bằng hình thức hợp đồng có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, các trường hợp này đều giao dịch mua bán, chuyển quyền bằng giấy tay (không loại trừ trường hợp giả mạo giấy tay, xác lập thời điểm mua bán không trung thực) là không đúng quy định pháp luật đất đai, cần phải xem xét xử lý vi phạm. Việc xác định thời điểm mua bán giấy tay và xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TNMT TPHCM cho biết, vừa có văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn, xác định thẩm quyền giải quyết cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa đất đã có giấy chứng nhận trong quá trình sử dụng có biến động do người dân tự tách thửa, tự chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền bằng giấy tay một phần thửa đất.

Cụ thể, Sở TNMT TP cho rằng, xét thấy việc xử lý, xem xét, cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp trên chỉ thực hiện sau khi cơ quan quản lý đất đai tại địa phương đã giải quyết xong việc xử lý vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất trái phép và phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, Sở TNMT kiến nghị Bộ TNMT hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết cấp giấy chứng nhận, để Sở TNMT tham mưu UBND TPHCM chỉ đạo thống nhất thực hiện.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch tỉnh Tây Ninh: Xử nghiêm tình trạng phân lô, tách thửa trái luật

Nhóm PV |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh trong tuyến bài điều tra nhiều kỳ "Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư", Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh ông Nguyễn Thanh Ngọc đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở liên quan vào cuộc xử lý, chấn chỉnh những vấn đề báo phản ánh. Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Tây Ninh cũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn Báo Lao Động xung quanh những vấn đề vướng mắc, giải pháp liên quan đến  tình trạng phân lô, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,... trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Phó Thủ tướng: Chấn chỉnh san ủi đất lâm nghiệp để phân lô bán nền

Nhóm PV |

Trả lời các Đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho hay: Có tình trạng san ủi đất lâm nghiệp để phân lô, bán nền tại một số địa phương. Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát tại những nơi việc này xảy ra.

Tạo sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Tại nhiều tỉnh, thành phía Nam đang diễn ra thực trạng: Nhiều doanh nghiệp, “đầu nậu” và giới “cò” đất đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp, rồi bằng nhiều cách chuyển đổi thành đất thổ cư để phân lô, tách thửa, bán nền... Thực trạng này đang càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn, gây hệ lụy khiến người nông dân mất tư liệu sản xuất, tạo nên những cơn sốt đất ảo và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Thủ tướng: Nghiêm trị tình trạng vi phạm phân lô, bán nền đất nông nghiệp

Vũ Long |

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam diễn ra ngày 29.5, vấn đề sốt đất, tăng giá đất, chuyển nhượng đất đai, bất động sản trái phép... đã được đưa ra thảo luận và tìm giải pháp cụ thể.

Lỗ hổng pháp luật tạo cơ hội phân lô bán nền tràn lan

Gia Miêu |

Việc tạm dừng phân lô, tách thửa của các địa phương theo các chuyên gia là sẽ ngăn chặn tạm thời được việc đua nhau phân lô bán nền trái phép. Tuy nhiên, giải pháp này cũng chỉ mang tính tạm thời nhằm hạn chế hiện tượng.

Sẽ có hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp từ giữa tháng 6

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính cho biết, đã chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán khẩn trương xây dựng và đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ vào hoạt động từ 16.6 tới đây để phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, tăng tính thanh khoản cho TPDN riêng lẻ.

Tuyển Việt Nam nằm nhóm hạt giống số 2 vòng loại World Cup 2026

HOÀNG HUÊ |

Nếu dựa trên vị trí bảng xếp hạng FIFA tháng 7, đội tuyển Việt Nam sẽ chắc suất nhóm hạt giống số 2 tại vòng loại World Cup 2026 khu vực Châu Á.

Sống khó với lương chỉ 7 triệu đồng/tháng

Quỳnh Chi |

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I/2023 là 7,0 triệu đồng, tăng 197.000 đồng so với quý trước và tăng 640.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.  Tuy nhiên, đa số người lao động khó sống với mức lương này khi bám trụ ở thành phố.

Chủ tịch tỉnh Tây Ninh: Xử nghiêm tình trạng phân lô, tách thửa trái luật

Nhóm PV |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh trong tuyến bài điều tra nhiều kỳ "Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư", Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh ông Nguyễn Thanh Ngọc đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở liên quan vào cuộc xử lý, chấn chỉnh những vấn đề báo phản ánh. Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Tây Ninh cũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn Báo Lao Động xung quanh những vấn đề vướng mắc, giải pháp liên quan đến  tình trạng phân lô, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,... trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Phó Thủ tướng: Chấn chỉnh san ủi đất lâm nghiệp để phân lô bán nền

Nhóm PV |

Trả lời các Đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho hay: Có tình trạng san ủi đất lâm nghiệp để phân lô, bán nền tại một số địa phương. Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát tại những nơi việc này xảy ra.

Tạo sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Tại nhiều tỉnh, thành phía Nam đang diễn ra thực trạng: Nhiều doanh nghiệp, “đầu nậu” và giới “cò” đất đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp, rồi bằng nhiều cách chuyển đổi thành đất thổ cư để phân lô, tách thửa, bán nền... Thực trạng này đang càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn, gây hệ lụy khiến người nông dân mất tư liệu sản xuất, tạo nên những cơn sốt đất ảo và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Thủ tướng: Nghiêm trị tình trạng vi phạm phân lô, bán nền đất nông nghiệp

Vũ Long |

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam diễn ra ngày 29.5, vấn đề sốt đất, tăng giá đất, chuyển nhượng đất đai, bất động sản trái phép... đã được đưa ra thảo luận và tìm giải pháp cụ thể.

Lỗ hổng pháp luật tạo cơ hội phân lô bán nền tràn lan

Gia Miêu |

Việc tạm dừng phân lô, tách thửa của các địa phương theo các chuyên gia là sẽ ngăn chặn tạm thời được việc đua nhau phân lô bán nền trái phép. Tuy nhiên, giải pháp này cũng chỉ mang tính tạm thời nhằm hạn chế hiện tượng.