Nhà ở xã hội vẫn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”

LAN NHI |

Nhu cầu nhà ở của người lao động, công nhân tại các khu công nghiệp hiện đang rất lớn, thế nhưng số lượng phát triển dự án nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn diễn ra nhỏ giọt, mất cân đối. Nhiều người cho rằng, số lượng NƠXH khan hiếm, giá nhà đất biến động không ngừng đang ngày càng bỏ xa mức thu nhập trung bình của người lao động hiện nay. 

Nhu cầu lớn

Là công nhân đã 5 năm nay tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, với mức lương 8 triệu đồng/tháng, anh Trần Văn Biên (SN 1982, quê ở Ninh Bình) cho rằng, cuối tháng khi trừ các chi phí như tiền phòng, điện, nước, ăn uống và một số sinh hoạt cá nhân khác, số tiền tiết kiệm còn lại cũng không được bao nhiêu. Những ngày nghỉ, anh Biên lại cùng với một số anh em trong khu nhà trọ lại tranh thủ chạy xe ôm, tìm việc làm để có thêm thu nhập gửi về cho gia đình.

Anh Trần Văn Biên chia sẻ: “Với mức giá nhà ngày càng tăng cao, biến động, là công nhân, chúng tôi không dám nghĩ đến. Nhiều anh chị em tại khu công nghiệp đều phải chọn cách thuê tạm những phòng trọ nhỏ hẹp để có chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt, tiết kiệm chi phí. Thu nhập ít ỏi, trong khi phải chi trả nhiều khoản nên việc tích lũy, sở hữu một căn nhà đối với chúng tôi là điều vô cùng khó khăn”.

Khi được hỏi, chị Nguyễn Thị Xuân (công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long) cũng cho rằng, chị không dám mơ tưởng đến việc mua nhà ở xã hội. Cuộc sống của công nhân tại đây khá khó khăn, đồng lương ít ỏi nên chị Xuân thường cố gắng làm tăng ca, nhận thêm việc tại nhà để cải thiện thu nhập. Có hai con nhỏ, nhiều khi chị Xuân cũng rất trăn trở, ước ao có một căn NƠXH để ổn định cuộc sống.

“Mặc dù sống một mình nhưng tôi vẫn cố gắng tiết kiệm chi tiêu. Với số tiền lương có hạn nên chuyện tích lũy để mua NƠXH đối với tôi là chuyện rất khó. Trừ trường hợp, thành phố có dự án xây các khu NƠXH có diện tích nhỏ, giá cả phù hợp với thu nhập của công nhân, có thể bán trả góp hoặc cho thuê giá rẻ thì mong ước của nhiều chị em công nhân mới trở thành hiện thực” - chị Mai (công nhân nhà máy SEI, khi công nghiệp Bắc Thăng Long) cho hay.

Chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, trong quý I/2022, cả nước có 4 dự án NƠXH hoàn thành, 98 dự án đang triển khai, các sở xây dựng ban hành văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở trong tương lai 9 dự án.

Đáng chú ý, trong khoảng thời gian này, cả nước chỉ có 3 dự án NƠXH được cấp phép mới, quy mô gần 1.200 căn tại Lạng Sơn, Phú Thọ và Quảng Ninh, nhưng lại có đến 39 dự án nhà ở thương mại quy mô gần 18.700 căn hộ được cấp phép.

Cũng theo Bộ Xây dựng, đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án với hơn 142.000 căn NƠXH, tổng diện tích hơn 7,1 triệu mét vuông sàn (bao gồm cả nhà thu nhập thấp và nhà công nhân). Tuy nhiên, tiến độ vẫn còn quá chậm, thị trường thiếu nguồn cung ở một số phân khúc so với yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nhất là giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu về NƠXH cả nước cần khoảng 294.600 căn với tổng mức đầu tư khoảng 220.000 tỉ đồng. Để đáp ứng nhu cầu rất lớn nêu trên, nhiều chuyên gia đã kiến nghị cần sớm sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách về NƠXH, nhà ở công nhân, đảm bảo cho chủ đầu tư dự án được hưởng những ưu đãi thực chất.

Việc thiếu hụt NƠXH thời gian qua chủ yếu là do nguyên nhân vướng mắc về thủ tục pháp lý. Trên thực tế, NƠXH là nhóm sản phẩm được ưu tiên nhưng thực hiện chính sách pháp lý lại tương tự như nhà ở thương mại. Do đó, các dự án thường kéo dài, thủ tục pháp lý phức tạp hơn dẫn đến không thu hút nhà đầu tư, đặc biệt nguồn vốn vay hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện những dự án NƠXH chưa triển khai được, tình trạng thiếu hụt quỹ đất dẫn đến giá bán tăng cao...

Xoay quanh vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, chính sách phát triển NƠXH là một nội dung quan trọng trong việc sửa đổi Luật Nhà ở, cụ thể như vấn đề xác định mô hình đầu tư xây dựng NƠXH. Phải phân định rõ nội hàm sản phẩm, sản phẩm nào cho thuê, vừa bán vừa cho thuê? Xác định rõ mô hình phát triển nhà ở do Nhà nước quy định như Nhà ở cho công nhân phải có chế riêng hay mô hình nhà ở cho người dân trong đô thị cũng khác?

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, hiện Bộ Xây dựng đang tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện sửa đổi các dự án Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Cả hai luật này đều có những nội dung liên quan đến nhiều luật khác, đặc biệt là Luật Đất đai. Có những vấn đề cần phải báo cáo Bộ Chính trị, thậm chí Quốc hội sẽ phải bỏ phiếu riêng để quyết định một số vấn đề đưa vào các bộ luật.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Có cơ chế riêng để tư nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội cho công nhân

Cường Ngô |

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho biết, cần thiết phải nghiên cứu cơ chế, ban hành chính sách riêng về việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp theo hướng ưu tiên, bố trí quỹ đất và các thiết chế ở khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là hạ tầng thiết yếu tại khu công nghiệp.

Công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Lương Hạnh - Minh Hương |

Thực tế cho thấy công nhân tỉnh lẻ khó mua nhà, kể cả nhà ở xã hội, bởi lẽ tiền lương không đủ để họ đảm bảo cho cuộc sống của cả gia đình ở thành phố. Thậm chí, dù có thâm niên làm công nhân hơn 10 năm.

Nhà ở xã hội chậm tiến độ: Xem lại năng lực tài chính của chủ đầu tư

Bảo Chương |

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TPHCM bị chậm tiến độ trong quãng thời gian dài do năng lực tài chính của chủ đầu tư hoặc do những sai phạm trong việc xây dựng, huy động vốn đang khiến cho người mua nhà khốn khổ

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Có cơ chế riêng để tư nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội cho công nhân

Cường Ngô |

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho biết, cần thiết phải nghiên cứu cơ chế, ban hành chính sách riêng về việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp theo hướng ưu tiên, bố trí quỹ đất và các thiết chế ở khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là hạ tầng thiết yếu tại khu công nghiệp.

Công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Lương Hạnh - Minh Hương |

Thực tế cho thấy công nhân tỉnh lẻ khó mua nhà, kể cả nhà ở xã hội, bởi lẽ tiền lương không đủ để họ đảm bảo cho cuộc sống của cả gia đình ở thành phố. Thậm chí, dù có thâm niên làm công nhân hơn 10 năm.

Nhà ở xã hội chậm tiến độ: Xem lại năng lực tài chính của chủ đầu tư

Bảo Chương |

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TPHCM bị chậm tiến độ trong quãng thời gian dài do năng lực tài chính của chủ đầu tư hoặc do những sai phạm trong việc xây dựng, huy động vốn đang khiến cho người mua nhà khốn khổ