Nhà ở xã hội chậm tiến độ: Xem lại năng lực tài chính của chủ đầu tư

Bảo Chương |

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TPHCM bị chậm tiến độ trong quãng thời gian dài do năng lực tài chính của chủ đầu tư hoặc do những sai phạm trong việc xây dựng, huy động vốn đang khiến cho người mua nhà khốn khổ

Năng lực tài chính yếu, chủ đầu tư liên tục thất hứa

Dự án Khu căn hộ thuộc Phân khu 11B1, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM, Park Vista là dự án do Công ty Đông Mê Kông làm chủ đầu tư. Mở bán từ cuối năm 2016, thế nhưng dự án thi công dang dở rồi ngưng khiến nhiều khách hàng bức xúc trong đó có rất nhiều người mua sản phẩm nhà ở xã hội của dự án.

Theo kết luận thanh tra số 83 của Thanh tra TPHCM được công bố vào tháng 11.2020 thì đã phát hiện nhiều sai phạm của chủ đầu tư dự án và sự thiếu kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cần phải xem xét, xử lý. Sau khi có kết luận thanh tra, phía Công ty Đông Mê Kông liên tục đưa ra nhiều lời hứa sẽ chuẩn bị điều kiện tài chính để khởi công lại dự án và bàn giao cho khách hàng nhưng đều không thực hiện được.

Trước tình trạng đó, Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo nội dung kết luận của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi liên quan đến dự án dự án Park Vista của Công ty Đông Mê Kông. Cụ thể, Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Tài nguyên Môi trường khẩn trương xác định thời điểm và giá trị quyền sử dụng đất của dự án nhà ở tái định cư kết hợp kinh doanh (dự án Park Vista) mà Công ty Đông Mê Kông phải nộp, tham mưu trình UBND TPHCM xem xét, quyết định.

Sau khi xác định quyền sử dụng đất của dự án, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, UBND huyện Nhà Bè làm việc với Công ty Đông Mê Kông để có kế hoạch cụ thể về tiến độ xây dựng dự án, đồng thời thực hiện nghiêm túc các nội dung đã cam kết, đảm bảo quyền lợi của các khách hàng đã mua căn hộ dự án.

Rơi vào tình cảnh tương tự như vậy là các khách hàng mua căn hộ dự án nhà ở xã hội Vĩnh Lộc Dgold (Hương Lộ 80, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM) của Công ty CP đầu tư và phát triển An Nhân (Công ty An Nhân). Căn nhà họ mua đã trễ hẹn gần 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện.

Theo hợp đồng mới, Công ty An Nhân cam kết bàn giao căn hộ cho khách hàng vào quý I/2020. Tính đến thời điểm này khách hàng đã thanh toán 70% trên tổng trị giá căn hộ. Tuy nhiên, kể từ đó dự án xây dựng rất chậm.

Theo các khách hàng, cuối năm 2021, Công ty An Nhân hẹn thời hạn bàn giao căn hộ block D1 vào ngày 30.3.2022, block D2 ngày 30.5.2022. Tuy nhiên các khách hàng cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, công trình đã dừng thi công.

Cuộc chiến không hồi kết giữa chủ đầu tư và người mua nhà

Dự án Tổ hợp Nhà ở - Nhà ở Xã hội Tân Bình Apartment (Tân Bình Apartment) tại số 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình, TPHCM do Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình (Công ty BĐS Tân Bình) làm chủ đầu tư.

Theo những người mua nhà, năm 2015, chủ đầu tư mở bán căn hộ. Nhiều người mua cũng đã thanh toán hơn 90% giá trị hợp đồng. Theo cam kết, chủ đầu tư phải bàn giao căn hộ cho người dân vào tháng 10.2016. Tuy nhiên, 5 năm qua, người dân vẫn chưa được nhận nhà. Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã mắc nhiều sai phạm.

Không chỉ vậy, hiện nay chủ đầu tư dự án và các khách hàng lại đang lao vào “cuộc chiến” khi nhiều khách hàng đã bị chủ đầu tư là Công ty TNHH đầu tư bất động sản Tân Bình (Công ty Tân Bình) khởi kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - chi nhánh TPHCM.

Nội dung là tại thời điểm ký hợp đồng mua bán năm 2016, Công ty Tân Bình chưa thực hiện thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán. Công ty cũng không được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là trái quy định và yêu cầu tuyên huỷ hợp đồng. Và, theo phán quyết của Hội đồng Trọng tài của VIAC, chi nhánh TPHCM, hợp đồng mua bán đó đã bị tuyên vô hiệu. Kết luận này đang khiến khách hàng bị kiện cũng như các khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà dự án này bức xúc và hoang mang.

Luật sư Trần Minh Cường - Đoàn luật sư TPHCM - cho biết, về mặt pháp lý thì kể cả chủ đầu tư hay khách hàng đều có quyền khởi kiện vụ án. Tuy nhiên qua việc này chúng ta thấy rằng, thị trường hiện nay rất nhiều chủ đầu tư "bán lúa non" sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai dù chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Và khách hàng là bên yếu thế, trong sự việc này khách hàng rõ ràng đã mất rất nhiều thứ như tiền bạc, thời gian nhưng tài sản của mình thì chưa thấy đâu.

Qua trường hợp này cảnh báo đến các nhà đầu tư và khách hàng khi mua các sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai nên tìm hiểu kỹ pháp lý của các dự án để tránh rủi ro về sau.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An sắp có 2 dự án nhà ở xã hội 6.880 tỉ đồng cho công nhân, NLĐ

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Hai dự án nhà ở xã hội khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết chỗ ở cho khoảng 20 nghìn người.

Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội, giá bán từ 300-950 triệu đồng

CAO NGUYÊN |

Nhằm góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà cho hàng triệu người lao động tại Việt Nam, một đại gia bất động sản hé lộ sẽ xây 500.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH) trong vòng 5 năm tới, với giá bán 300–950 triệu đồng một căn.

Bộ Xây dựng: Thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân

CAO NGUYÊN |

Ông Bùi Xuân Dũng – Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trong năm 2021 đầu năm 2022 nguồn cung bất động sản đều hạn chế và có xu hướng giảm, thiếu nguồn cung nhà ở xã hội.

Vì sao doanh nghiệp vẫn không “mặn mà” với nhà ở xã hội?

LAN NHI |

Nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư hiện nay đều không mặn mà với việc phát triển nhà ở xã hội vì lo ngại những vướng mắc thủ tục, quy trình xét duyệt kéo dài, trong khi lợi nhuận rất thấp so với việc phát triển các dự án nhà ở thương mại. 

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Nghệ An sắp có 2 dự án nhà ở xã hội 6.880 tỉ đồng cho công nhân, NLĐ

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Hai dự án nhà ở xã hội khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết chỗ ở cho khoảng 20 nghìn người.

Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội, giá bán từ 300-950 triệu đồng

CAO NGUYÊN |

Nhằm góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà cho hàng triệu người lao động tại Việt Nam, một đại gia bất động sản hé lộ sẽ xây 500.000 căn nhà ở xã hội (NƠXH) trong vòng 5 năm tới, với giá bán 300–950 triệu đồng một căn.

Bộ Xây dựng: Thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân

CAO NGUYÊN |

Ông Bùi Xuân Dũng – Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, trong năm 2021 đầu năm 2022 nguồn cung bất động sản đều hạn chế và có xu hướng giảm, thiếu nguồn cung nhà ở xã hội.

Vì sao doanh nghiệp vẫn không “mặn mà” với nhà ở xã hội?

LAN NHI |

Nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư hiện nay đều không mặn mà với việc phát triển nhà ở xã hội vì lo ngại những vướng mắc thủ tục, quy trình xét duyệt kéo dài, trong khi lợi nhuận rất thấp so với việc phát triển các dự án nhà ở thương mại.