Nhà cao tầng bóp nghẹt giao thông TPHCM: Phải thực hiện đánh giá tác động giao thông

HỮU HUY |

Những năm gần đây, TPHCM có hàng loạt dự án bất động sản, nhà cao tầng… ồ ạt mọc lên làm gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông dẫn đến tình trạng quá tải, gây ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Hàng chục cao ốc san sát trên một tuyến đường

Sinh sống ở huyện Nhà Bè, anh Huỳnh Ngọc Quý (28 tuổi) hằng ngày phải đi qua cầu Kênh Tẻ (quận 7) để vào trung tâm quận 1 làm việc. Để đến nơi làm việc đúng giờ, anh Quý phải đi từ sớm vì tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (nối Nhà Bè - quận 7 và quận 4) thường xuyên ùn ứ vào giờ cao điểm do dọc tuyến đường này hiện có gần trăm chung cư, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại.

Tình trạng ùn ứ nhất phải kể đến đoạn cầu Kênh Tẻ (nối quận 7 và quận 4). Buổi sáng vào giờ cao điểm, đoạn chân cầu Kênh Tẻ thường bị ùn ứ theo hướng từ quận 7 đi quận 4, buổi chiều ùn ứ ở hướng ngược lại. Khu vực đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn dưới chân cầu Kênh Tẻ đến điểm giao đường Nguyễn Thị Thập, cũng thường xuyên ùn ứ trong giờ cao điểm.

Cùng chung nỗi ám ảnh kẹt xe như anh Quý, anh Lê Văn Phong (quê Phú Yên, trọ tại quận 7) cho hay, hằng ngày, anh phải đi qua cầu Kênh Tẻ để vào trung tâm quận 3 làm việc.

“Cầu Kênh Tẻ là nỗi ám ảnh của người dân vì tình trạng ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm. Vậy mà ở cách chân cầu chưa đến 500m, mới đây, một công trình chung cư cao tầng nữa mọc lên” - anh Phong băn khoăn.

Theo ghi nhận thực tế của PV Báo Lao Động, đoạn từ cầu Kênh Tẻ đến nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh có rất nhiều chung cư, trung tâm thương mại và hàng loạt trường đại học “mọc” lên. Do đó, vào giờ cao điểm sáng sớm và chiều tối, đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ ở khu vực này thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - cho rằng, áp lực dân số lớn sẽ tác động và ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng xã hội, trong đó trực tiếp là cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải và đồng thời kéo theo nhu cầu về hạ tầng xã hội là trường học, y tế... Khi các dự án khu dân cư, chung cư, cao ốc, trung tâm thương mại... hình thành thì bắt buộc thực hiện đánh giá tác động môi trường, hạ tầng đô thị, giao thông... đồng thời, phải được hội đồng thẩm định do các sở ngành liên quan thẩm định và cấp phép.

Để giải quyết tình trạng này, Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TPHCM cũng vừa kiến nghị UBND TPHCM về việc các công trình (khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng…) thuộc phạm vi địa bàn thành phố phải thực hiện công tác đánh giá tác động giao thông.

Theo kiến nghị, sau khi có đánh giá tác động giao thông của công trình, Sở GTVT sẽ có góp ý và báo cáo với cơ quan thẩm định cấp phép dự án như Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc.

Trong báo cáo tác động giao thông, Sở GTVT sẽ đưa ra cảnh báo hoặc đánh giá về giao thông của dự án, nếu dự án không đảm bảo thì phải có giải pháp để đảm bảo giao thông.

Cần cơ chế để doanh nghiệp làm đường giao thông

Ông Lê Hoàng Châu nói rằng, nên khuyến khích các doanh nghiệp (DN), chủ đầu tư dự án nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại phát triển hạ tầng giao thông ở khu vực dự án của mình.

“Có nhiều DN đã đề xuất được phát triển đường sá đi qua dự án của mình, nhưng hiện nay vẫn chưa có cơ chế để DN tham gia xây dựng hạ tầng giao thông” - ông Châu nêu vấn đề. Và ông cho biết thêm, cách đây 15 năm, TPHCM đã có thí điểm cho phép DN làm đường giao thông.

Trong đó, nhóm DN có dự án ở quận 7 đã làm Đường 15b góp phần kết nối giao thông và phát triển kinh tế khu vực. Tuy nhiên, việc thí điểm sau đó đã bị dừng vì thiếu cơ chế và chính sách.

“Việc khuyến khích DN làm hạ tầng giao thông sẽ mang nhiều lợi ích. Có 2 hướng để DN tham gia phát triển hạ tầng giao thông đi qua dự án của mình” - ông Lê Hoàng Châu đề xuất.

Hạn chế phát triển nhà cao tầng ở trung tâm TPHCM

Vừa qua, Sở Xây dựng TPHCM đã trình UBND TP đề án “Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021-2030”. Trong đề án, đến năm 2025, các quận trung tâm thành phố sẽ hạn chế phát triển các dự án nhà ở cao tầng mới nếu không có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.

Cụ thể, đối với khu vực trung tâm quận 1, quận 3, thành phố không chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở nếu không có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng; ưu tiên tăng chỉ tiêu dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng…

Đối với các quận 4, 5, 6, 11, Phú Nhuận sẽ hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp. Bên cạnh đó, các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân sẽ ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn như tuyến metro số 1, các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

HỮU HUY
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội và TP.HCM tìm cách giảm ùn tắc giao thông: Loay hoay bài toán thu phí phương tiện vào nội đô

Phạm Đông - Minh Quân |

TP.Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch thu phí đối với một số phương tiện vào trung tâm thành phố. Đây cũng là giải pháp mà Hà Nội từng đưa ra cách đây không lâu nhằm giải quyết nạn ùn tắc giao thông. Vậy đây có phải là giải pháp căn cơ?

Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ tại Hà Nội và TPHCM: Gốc rễ vẫn là quy hoạch và phát triển giao thông công cộng

Minh Quân – Đặng Tiến |

Theo các chuyên gia, song song với việc phát triển hệ thống giao thông công cộng cũng cần xây dựng thêm giao thông tĩnh, thêm đường, cầu vượt, đường sắt trên cao và di chuyển các cơ quan hành chính, trường đại học ra xa trung tâm, phát triển các đô thị vệ tinh hiện đại, phát triển mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, làm việc qua mạng.

Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ: Tìm giải pháp từ công nghệ giao thông thông minh

Đặng Tiến - Minh Quân |

Để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM ngoài việc triển khai hệ thống giao thông công cộng (metro và xe buýt), cần phải giải quyết nhiều vấn đề như: Đồng bộ hoá và nâng cao chất lượng hệ thống vận tải công cộng phục vụ người dân, hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển hệ thống giao thông thông minh…

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Hà Nội và TP.HCM tìm cách giảm ùn tắc giao thông: Loay hoay bài toán thu phí phương tiện vào nội đô

Phạm Đông - Minh Quân |

TP.Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch thu phí đối với một số phương tiện vào trung tâm thành phố. Đây cũng là giải pháp mà Hà Nội từng đưa ra cách đây không lâu nhằm giải quyết nạn ùn tắc giao thông. Vậy đây có phải là giải pháp căn cơ?

Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ tại Hà Nội và TPHCM: Gốc rễ vẫn là quy hoạch và phát triển giao thông công cộng

Minh Quân – Đặng Tiến |

Theo các chuyên gia, song song với việc phát triển hệ thống giao thông công cộng cũng cần xây dựng thêm giao thông tĩnh, thêm đường, cầu vượt, đường sắt trên cao và di chuyển các cơ quan hành chính, trường đại học ra xa trung tâm, phát triển các đô thị vệ tinh hiện đại, phát triển mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, làm việc qua mạng.

Giao thông hỗn loạn, tê liệt vì thiếu đồng bộ: Tìm giải pháp từ công nghệ giao thông thông minh

Đặng Tiến - Minh Quân |

Để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM ngoài việc triển khai hệ thống giao thông công cộng (metro và xe buýt), cần phải giải quyết nhiều vấn đề như: Đồng bộ hoá và nâng cao chất lượng hệ thống vận tải công cộng phục vụ người dân, hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển hệ thống giao thông thông minh…