Người nghèo thì cần nhà, nhà tái định cư lại bỏ hoang lãng phí

Gia Miêu |

Hàng nghìn căn hộ tại các khu nhà tái định cư bỏ hoang vì dân không chọn vào ở. Đem bán đấu giá bao nhiêu lần thì doanh nghiệp cũng không mặn mà.

Hàng chục nghìn tỉ đồng bỏ hoang nhiều năm

Bất kỳ ai đi ngang con đường Mai Chí Thọ, được xem là tuyến đường trung tâm của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức đều nhìn thấy một cảnh tượng xót xa khi hàng nghìn căn hộ tại các khu tái định cư 38,4 ha thuộc phường Bình Khánh dường như bị “quên lãng” nhiều năm qua.

Dù nằm trên khu đất chỉ cách trung tâm quận 1 năm phút đi xe, nhưng khi bước chân vào tái định cư này khung cảnh ở đây vắng vẻ đến kỳ lạ, với hình ảnh dễ dàng nhận thấy nhất là những khu thương mại, khu tiện ích và căn hộ đóng kín cửa, không một bóng người kinh doanh, sử dụng hay sinh sống. Hạ tầng xuống cấp, các khuôn viên cây xanh sau một thời gian dài ít được quan tâm chăm sóc cũng chết dần, chỉ còn trơ lại những cành khô, mục gãy.

Khu nhà tái định cư nằm ở vị trí vàng nhưng vẫn bỏ hoang nhiều năm.

Hoàn thành từ năm 2015, nhưng đến nay vẫn để trống, chưa có người ở. Từ đó đến nay, tuy có bảo trì, nhưng do "vô chủ", nên hàng nghìn căn hộ từng ngày xuống cấp, dù kinh phí bảo trì, bảo dưỡng cho các căn hộ còn trống mỗi năm khoảng 70 tỉ đồng.

Không phải người dân chê mà nguyên nhân đó là để sở hữu căn nhà tái định cư có giá cao gấp nhiều lần số tiền bồi thường thì người lao động nghèo không đủ khả năng.

Để chống lãng phí và thu hồi ngân sách, UBND TPHCM đã 2 lần tổ chức đấu giá số lượng 3.790 căn hộ trong khu tái định cư này từ năm 2017 và 2018, nhưng cả hai lần đều không tìm được người mua. Lần đầu tiên vào năm 2017, giá đấu đưa ra là 8.800 tỉ đồng.

Lần thứ 2 vào năm 2018, giá đấu 9.100 tỉ đồng. Ở lần thứ 3 này, giá đấu dự kiến là 9.900 tỉ đồng, tăng 8% so với lần 2 và tăng 12,5% so với lần đầu tiên. Trong các lần đấu giá trước, tính bình quân mỗi căn hộ chưa đến 3 tỉ đồng tại vị trí như Thủ Thiêm không phải là cao, nhưng cả hai lần đấu giá vẫn không thành. Hàng chục nghìn tỉ đồng vẫn nằm trơ gan cùng tuế nguyệt trên khu đất vàng nhiều năm qua.

Tìm ''cửa mở'' cho nhà tái định cư

Bán đấu giá để thu hồi ngân sách là hướng đi đúng nhưng bao nhiêu năm qua không thu được hiệu quả. Theo phân tích của giới đầu tư, nguyên nhân khó tìm được khách mua vì UBND TPHCM chủ trương đấu giá trọn lô, thu tiền một lần nên đối tượng tham gia đấu giá bị giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp, tổ chức; nhà đầu tư cá nhân thì khó tham gia.

Ngoài ra, quy định ký quỹ, thanh toán tiền trong quá trình đấu giá cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức "bất kham". Vì phải ký quỹ đến 20% giá khởi điểm, nếu trúng đấu giá phải nộp 50% giá trị trúng thầu trong vòng một tháng, và 50% còn lại trong 90 ngày. Số tiền lớn, mà thời gian thanh toán lại quá ngắn, nên không có doanh nghiệp, tổ chức nào "mặn mà".

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi được hỏi thì đều cho rằng chi phí bỏ ra sau khi mua số lượng căn hộ này cũng không hề nhỏ. Nếu doanh nghiệp mua sỉ, để bán được hàng, doanh nghiệp phải làm lại thiết kế căn hộ, tu sửa lại toàn bộ dự án, xây dựng thêm tiện ích nội khu. Khi đó, giá bán có thể phải tăng lên khoảng gần 4 tỉ đồng/căn hộ, dù dự án vẫn mang tên nhà tái định cư. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không thể nào bán được sản phẩm nhà tái định cư này khi mua đấu giá. Ngoài ra, trong số 3.790 căn sẽ có căn xấu bán giá thấp, căn đẹp mới bán được giá cao. Nhưng TPHCM bán đấu giá đồng giá như trên thì doanh nghiệp lại càng khó bán hàng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng thành phố đã đấu giá 2 lần thất bại, vì có quá nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi. Theo ông Châu, nếu đấu giá lại lần này không thành công, thì thành phố nên tính phương án giảm giá. Mức giảm Chủ tịch HoREA đưa ra là 10%. Ông cũng kiến nghị có thể chia nhỏ từng Block vài trăm căn hộ để đấu giá, thay vì bán "sỉ" hàng nghìn căn hộ.

Bên cạnh việc bán đấu giá thu hồi ngân sách, một giải pháp đang được cho là hợp lý nhất hiện nay đó là chuyển một phần nhà tái định cư chưa bố trí sử dụng sang nhà ở xã hội.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cũng nêu ý kiến, người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ chủ trương trên, song đối với nhà tái định cư chuyển sang nhà ở xã hội, thành phố cần ưu tiên đối tượng có nhu cầu về nhà ở nhưng thu nhập còn thấp. Đối với nhà tái định cư chuyển sang nhà ở thương mại, thành phố cần linh động các hình thức bán đấu giá, để số lượng nhà ở này đến tay người tiêu dùng bảo đảm minh bạch, công bằng.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Nhà tái định cư vị trí đẹp sau 10 năm mới có vài chục hộ dân sinh sống

Hải Nguyễn |

Hai tòa nhà tái định cư A1, A2 nằm trên phố Lĩnh Nam, Hoàng Mai (Hà Nội) đã hoàn thiện hơn 10 năm nhưng đến nay phần lớn các căn hộ vẫn cửa đóng then cài.

3 nhóm đối tượng thuộc diện mua nhà tái định cư

Minh Phương |

Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà tái định cư được quy định rõ tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Nhà tái định cư ở Hà Nội ngang nhiên tận dụng tầng 1 để kinh doanh

Bài, ảnh: Hữu Đức - Hữu Chánh |

UBND TP.Hà Nội đã có văn bản 2285/UBND-STC yêu cầu phải sử dụng tầng 1 nhà tái định cư đúng mục đích, không được lấy để kinh doanh cho thuê, liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, không ít nhà tái định cư vẫn bị "xẻ thịt" tầng 1 để kinh doanh, cho thuê.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Nhà tái định cư vị trí đẹp sau 10 năm mới có vài chục hộ dân sinh sống

Hải Nguyễn |

Hai tòa nhà tái định cư A1, A2 nằm trên phố Lĩnh Nam, Hoàng Mai (Hà Nội) đã hoàn thiện hơn 10 năm nhưng đến nay phần lớn các căn hộ vẫn cửa đóng then cài.

3 nhóm đối tượng thuộc diện mua nhà tái định cư

Minh Phương |

Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà tái định cư được quy định rõ tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Nhà tái định cư ở Hà Nội ngang nhiên tận dụng tầng 1 để kinh doanh

Bài, ảnh: Hữu Đức - Hữu Chánh |

UBND TP.Hà Nội đã có văn bản 2285/UBND-STC yêu cầu phải sử dụng tầng 1 nhà tái định cư đúng mục đích, không được lấy để kinh doanh cho thuê, liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, không ít nhà tái định cư vẫn bị "xẻ thịt" tầng 1 để kinh doanh, cho thuê.