Người mua nhà trả góp ngóng chờ giảm lãi suất vay

Gia Miêu |

Trong gần 2 tháng qua, hầu như các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà đều chưa thể đàm phán với các ngân hàng thương mại về cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn khi đáo hạn... để vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.

Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy tác động của dịch với đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỉ đồng, tức là 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh. Trong đó, riêng nhóm kinh doanh bất động sản (BĐS) có 145.000 tỉ đồng dư nợ bị ảnh hưởng có hàng chục nghìn tỉ đồng dư nợ của khách hàng cá nhân đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Một số lãnh đạo ngân hàng thương mại (NHTM) cho hay một tháng gần đây, số dư nợ cá nhân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã tăng gấp 2-5 lần so với đầu năm. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, thu nhập của người lao động bị sụt giảm, thậm chí có nhiều người bị mất việc. Thế nên, người vay vốn mua nhà trả góp rơi vào tình huống khốn đốn.

Vợ chồng chị Hồng Ái, ngụ ở chung cư Eastern, phường Phú Hữu quận 9 cho biết chị là nhân viên kế toán một công ty xuất nhập khẩu, còn chồng làm ở công ty xây dựng, tổng thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng chừng hơn 30 triệu đồng. Hiện tại anh chị đang vay ngân hàng mua trả góp căn hộ với số tiền trả mỗi tháng hơn 10 triệu đồng trong thời gian 15 năm. Từ khi dịch bùng phát, chị đang bị công ty tạm thời cho nghỉ việc không lương, còn chồng chị thì công ty ngưng hoạt động, phải kiếm việc làm tạm thời thu nhập bị sụt giảm nghiêm trọng. “Gia đình tôi rất khó khăn vì không có nguồn thu nhập. Nếu dịch kéo dài vài tháng nữa, chúng tôi sẽ không biết lấy tiền ở đâu để trả nợ ngân hàng định kỳ hàng tháng”, chị Ái cho biết.

Nhiều người đã vay tiền mua căn hộ đang rất mong ngân hàng cùng với các chủ đầu tư giãn nợ, khoanh nợ cho người mua nhà trả góp. Trong khi đó, lãnh đạo một NHTM cho hay lãi suất thả nổi đối với khách hàng vay mua nhà được tính theo công thức lãi suất tiền gửi lãi cuối kỳ của kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng cộng với biên độ 3%-4,5%. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi của hai kỳ hạn này vẫn trên 7%, do đó lãi suất cho vay mua nhà hiện dao động trong ngưỡng 10,5%-12%/năm. Một khi lãi suất đầu vào của kỳ hạn 12, 13 tháng vẫn cao thì khó có thể hạ lãi suất cho vay liền ngay được.

Theo thông tin từ Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), 2 tháng qua, hầu như các doanh nghiệp BĐS, người mua nhà đều chưa thể đàm phán với các ngân hàng thương mại về cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn khi đáo hạn... để vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.

Trong tình hình hiện nay, những người vay tiền mua nhà đang bị giảm thu nhập đáng kể trong khi vẫn phải đảm bảo trả một khoản nợ nhất định. Nếu kinh tế suy giảm kéo dài sẽ xảy ra tình trạng gia tăng nợ xấu, và như vậy, các ngân hàng có thể siết nợ với các khoản vay. Việc ngân hàng sớm có chính sách hỗ trợ người vay tiêu dùng cũng là hỗ trợ kích cầu, giúp tăng trưởng kinh tế.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Thị trường bất động sản cần thêm "máy trợ thở"

Gia Miêu |

Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho thấy, bước sang nửa đầu tháng 4 thị trường vẫn tiếp tục đóng băng, doanh nghiệp thiếu hụt thanh khoản trầm trọng.

Thị trường đóng băng, doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng gần gấp đôi

CAO NGUYÊN |

Nhìn tổng thể, thị trường bất động sản quý I/2020 bị trầm lắng (tháng 3 và nửa đầu tháng 4/2020 gần như bị đóng băng), giao dịch mua bán nhà sụt giảm khoảng 70%; doanh thu sụt giảm trên dưới 80%, dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt và thanh khoản.

Không thể cầm cự, nhiều chủ cửa hàng sang nhượng mặt bằng, rao bán tài sản

Cường Ngô |

Những ngày qua, trên các trang mạng xuất hiện nhiều hội nhóm kinh doanh cà phê rao bán số lượng rao bán bàn ghế, ly, cũng như khoán lại mặt bằng. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực chi phí mặt bằng khi nhiều nơi khó hoặc không thể thương lượng giảm giá thuê với chủ nhà.

Làm cách nào để đàm phán với chủ mặt bằng giảm tiền nhà giữa dịch COVID-19

Cường ngô |

Thuê mặt bằng đang được xem là bài toán khó trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp - khi nhiều doanh thu của nhiều doanh nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, vấn đề đàm phán chủ mặt bằng giảm tiền nhà làm một trong những giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này.

Làm theo trend trên TikTok, du học sinh Việt tại Đức gặp rắc rối

KHÁNH AN |

Sau khi đăng tải đoạn video về một cụ già trong viện dưỡng lão lên TikTok, một du học sinh Việt tại Đức đã bị cảnh sát mời lên làm việc.

Chủ động ngăn chặn link bẩn tấn công website giáo dục và cơ quan Nhà nước

Mỹ Linh |

Tình trạng web cá độ, cờ bạc giả mạo tên miền các cơ sở giáo dục, cơ quan Nhà nước lại nở rộ khiến cơ quan chức năng phải lên tiếng cảnh báo và tìm giải pháp xử lí.

Bản tin công đoàn: Trợ cấp một lần của NLĐ khi có tỷ lệ lương hưu trên 75%

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Công nhân gặp sự cố tụt lò ở Quảng Ninh kể lại khoảnh khắc giữ được mạng sống; Còn 84 người lao động tại Công ty Haprosimex chưa được chốt sổ BHXH; Tỷ lệ lương hưu hàng tháng là 76%, mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bao nhiêu?

Chi phí cấp sổ đỏ sẽ tăng sau năm 2023?

Trang Hà |

Nếu dự thảo Luật Đất đai được thông qua vào cuối năm nay thì có thể từ sau năm 2023 các chi phí làm sổ đỏ sẽ tăng.

Thị trường bất động sản cần thêm "máy trợ thở"

Gia Miêu |

Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho thấy, bước sang nửa đầu tháng 4 thị trường vẫn tiếp tục đóng băng, doanh nghiệp thiếu hụt thanh khoản trầm trọng.

Thị trường đóng băng, doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng gần gấp đôi

CAO NGUYÊN |

Nhìn tổng thể, thị trường bất động sản quý I/2020 bị trầm lắng (tháng 3 và nửa đầu tháng 4/2020 gần như bị đóng băng), giao dịch mua bán nhà sụt giảm khoảng 70%; doanh thu sụt giảm trên dưới 80%, dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt và thanh khoản.

Không thể cầm cự, nhiều chủ cửa hàng sang nhượng mặt bằng, rao bán tài sản

Cường Ngô |

Những ngày qua, trên các trang mạng xuất hiện nhiều hội nhóm kinh doanh cà phê rao bán số lượng rao bán bàn ghế, ly, cũng như khoán lại mặt bằng. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực chi phí mặt bằng khi nhiều nơi khó hoặc không thể thương lượng giảm giá thuê với chủ nhà.

Làm cách nào để đàm phán với chủ mặt bằng giảm tiền nhà giữa dịch COVID-19

Cường ngô |

Thuê mặt bằng đang được xem là bài toán khó trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp - khi nhiều doanh thu của nhiều doanh nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, vấn đề đàm phán chủ mặt bằng giảm tiền nhà làm một trong những giải pháp hữu hiệu trong thời điểm này.