Người giàu tìm đến bất động sản nghỉ dưỡng ven đô trong năm mới

ANH HUY |

Nhu cầu bất động sản tăng mạnh, bên cạnh các sản phẩm nhà ở đô thị như chung cư, nhà phố, nhiều khách hàng đặc biệt quan tâm tới dòng bất động sản cho sức khỏe. Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia năm 2023 phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô dự kiến được giới nhà giàu tìm đến nhiều.

Cách Hà Nội chưa tới 40 phút di chuyển bằng ôtô, nhiều khu nghỉ dưỡng ở Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Thạch Thất (TP.Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình)… hiện nay đã xây dựng để đón đầu nhu cầu tìm kiếm ngôi nhà nghỉ dưỡng ven đô của người dân Thủ đô.

Chị Vũ Thị Thanh Giang (40 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm Hà Nội) cho biết đang tìm kiếm một ngôi nhà nghỉ dưỡng gần Hà Nội để cả gia đình có nơi nghỉ ngơi, thư giãn mỗi cuối tuần, con trẻ có không gian vui chơi, vận động và khám phá thiên nhiên. Thời gian còn lại, chị muốn chủ đầu tư hoặc một đơn vị quản lý đứng ra khai thác cho thuê để tạo nguồn thu nhập thụ động ổn định cho chủ sở hữu.

"So với bất động sản ven biển thì biệt thự nghỉ dưỡng đồi, núi có mức giá tốt hơn, tiềm năng phát triển còn nhiều nên sẽ là một kênh tích sản về lâu dài", chị Giang chia sẻ thêm.

Sau hơn chục năm đầu tư chứng khoán, anh Nguyễn Văn Dũng (quận Long Biên, Hà Nội) đã có trong tay kha khá vài tỉ đồng. Anh Dũng dự định đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng.

Mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch nên nhu cầu du lịch của người dân bị hạn chế hơn, vì thế anh Dũng đang nhắm đến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô. Về tương lai, anh Dũng nghĩ rằng bất động sản ven biển vẫn có tiềm năng hơn.

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - phân tích, hiện nay đang có xu hướng đầu tư xây dựng bất động sản nghỉ dưỡng dịch chuyển về ven đô các thành phố lớn thay vì chỉ xuất hiện tại ven biển như trước đây.

Ngoài việc lựa chọn các điểm du lịch là các thành phố biển, trong những ngày nghỉ cuối tuần, khách du lịch ngày càng thích có thể lựa chọn các điểm đến nghỉ dưỡng ven đô để nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, rời xa nội đô đông đúc.

Một số ngôi nhà cũ ven đô được nhiều người mua lại cải tạo, trang trí để làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần. Ảnh Cao Nguyên.
Một số ngôi nhà cũ ven đô được nhiều người mua lại cải tạo, trang trí để làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần. Ảnh Cao Nguyên.

“Nghỉ dưỡng ven đô chỉ cần 2 ngày cuối tuần, đi lại bằng phương tiện cá nhân, có thể đi lại thường xuyên các kỳ cuối tuần mà không phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ vé máy bay, hành lý, lịch trình như đi nghỉ dưỡng ở ven biển.

Đây sẽ là những yếu tố để thị trường du lịch ven đô phát triển tốt, bền vững nhờ nhu cầu ngày càng cao của người dân trong tương lai. Điều này cho thấy tiềm năng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ven đô là dễ nhận thấy, đặc biệt trong năm mới 2023”, ông Điệp cho hay.

Một điều ông Điệp lưu ý, khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng ven biển hay ven đô, nhà đầu tư cần trường vốn và đầu tư dài hạn, chứ không thể đầu tư trong ngắn hạn mà sinh lời ngay.

GS. TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho hay, mọi giá trị đầu tư trên đất như cảnh quan, hạ tầng, tiện ích sống cùng với không gian kết nối, thương mại, dịch vụ mà dự án tạo ra mới được coi là giá trị thực của sản phẩm bất động sản. Giá trị đó có thể lên tới 70% giá bán của ngôi nhà.

"Việc nhiều người sẵn sàng bỏ qua các dự án nội đô, chấp nhận đi xa hơn, trả chi phí cao hơn để sở hữu nhà ngoại ô chính là sự tiến bộ của thị trường bất động sản Việt Nam", ông Võ dẫn chứng.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Triển vọng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2023

Hiếu Anh |

Sau thời gian dài bị giãn cách, hầu hết các nước đã dỡ bỏ phong tỏa. Theo đó, ngành du lịch có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong năm 2023. Đây cũng là làn sóng mới cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Bất động sản nghỉ dưỡng “tích nền” chờ cơ hội

Hiếu Anh |

Trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước trầm lắng, cuối năm âm lịch, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có đà tăng nhẹ chờ cơ hội bứt phá.

Bất động sản nghỉ dưỡng cần sớm được tháo gỡ pháp lý

Gia Miêu |

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng gặp khó khăn hơn các phân khúc khác do những tồn đọng về pháp lý.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Triển vọng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2023

Hiếu Anh |

Sau thời gian dài bị giãn cách, hầu hết các nước đã dỡ bỏ phong tỏa. Theo đó, ngành du lịch có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong năm 2023. Đây cũng là làn sóng mới cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Bất động sản nghỉ dưỡng “tích nền” chờ cơ hội

Hiếu Anh |

Trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước trầm lắng, cuối năm âm lịch, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có đà tăng nhẹ chờ cơ hội bứt phá.

Bất động sản nghỉ dưỡng cần sớm được tháo gỡ pháp lý

Gia Miêu |

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng gặp khó khăn hơn các phân khúc khác do những tồn đọng về pháp lý.