Ngăn chặn đấu giá hộ, quân xanh, quân đỏ làm loạn thị trường

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị có các biện pháp chế tài để ngăn chặn tình trạng bỏ cọc đấu giá vì mục đích xấu. Cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định: Nghiêm cấm người tham giá đấu giá tài sản không đủ nguồn lực tài chính hay sử dụng nguồn vốn không minh bạch để tham gia đấu giá.

Khó khăn khi xác định năng lực tài chính vốn thực có

Ngày 28.11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam) quan tâm đến đấu giá tài sản có giá trị lớn, khó định giá hay tài sản dạng “phi vật thể” như quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng…

Liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm, Luật Đấu giá tài sản hiện hành không quy định vấn đề xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá. Theo đại biểu, việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay “đấu giá hộ” do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp dựa hoàn toàn vào ngân hàng bảo lãnh…

Trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, vướng mắc nhất hiện nay cũng là lỗ hổng pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính vốn thực có của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

“Đây là câu chuyện không chỉ của Luật Đất đai mà còn là chuyện đầu cơ phức tạp, họ có thể lợi dụng từ giai đoạn đấu giá, bị can thiệp bởi nguồn “vốn đen” chiếm dụng hay rửa tiền... dẫn đến tính khả thi của tài sản đấu giá chậm trễ, kéo dài, bị khai thác sử dụng theo ý đồ doanh nghiệp hay thế lực khác”, đại biểu đoàn tỉnh Hà Nam cảnh báo.

Từ phân tích trên, một mặt cần nghiên cứu hoàn thiện quy định về 8 trường hợp đấu giá tại Điều 118 Luật Đất đai. Mặt khác, cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định: Nghiêm cấm người tham gia đấu giá tài sản không đủ nguồn lực tài chính hay sử dụng nguồn vốn không minh bạch để tham gia đấu giá hay việc liên kết nhận ủy quyền tham gia đấu giá, trả giá cho bên thứ 2, thứ 3 vào điểm 5, Điều 9, Luật Đấu giá tài sản sửa đổi lần này.

Điều này sẽ khắc phục tình trạng nhũng nhiễu trong đấu giá quyền sử dụng đất bằng nguồn vốn thiếu minh bạch, người tham gia đấu giá có thể trả giá “cao ngất” rồi bỏ cọc bóp méo thị trường đất đai hoặc giành giật quyền mua tài sản “phi vật thể” giá trị kinh tế, thương mại, an ninh, xã hội.

Quân xanh, quân đỏ ngày càng tinh vi

Để ngăn chặn hiện tượng cò đấu giá, “quân xanh-quân đỏ lộng hành, thông đồng, dìm giá, bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường... theo đại biểu, xử lý nghiêm việc để lộ lọt thông tin như dự thảo là cần thiết.

Cần nghiên cứu bổ sung điểm 2, điểm 3, Điều 9, Luật Đấu giá tài sản quy định nghiêm cấm về tổ chức đấu giá tài sản và Hội đồng đấu giá tài sản để người không có đủ năng lực tài chính tham gia đấu giá tài sản.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn TP Hà Nội) nhận định, khi sửa đổi luật, cần có các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi này.

Về quy định liên quan đến đặt cọc, đại biểu cho rằng, cần nhìn nhận từ hai khía cạnh thấu đáo, trong đó cần sửa Điều 51 tránh tình trạng làm lũng đoạn về giá, gây khó khăn cho cả cơ quan định giá và người tham gia đấu giá.

Cần nâng cao trách nhiệm của Bộ Tư pháp tại Điều 77 của dự thảo luật trong việc thu thập, thống kê thông tin của các tổ chức tham gia đấu giá để phát hiện những bất thường, phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho hay, việc sửa đổi quy định về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước trong đấu giá tài sản là rất cần thiết, để tránh việc lợi dụng tham gia đấu giá không vì mục đích đấu giá, thay vào đó là thông đồng, thỏa thuận với nhau để trả giá thấp, làm thất thu ngân sách Nhà nước, dẫn tới tiêu cực.

Ông Hòa dẫn chứng điển hình như vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, các cuộc đấu giá biển số xe ôtô hay 3 mỏ cát ở Hà Nội.

Để chấm dứt tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc, ông Hòa cho rằng, cần có các biện pháp như nâng mức đặt cọc, áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính, không cho tham gia đấu giá lần tiếp theo.

Giá khởi điểm 24 tỉ đồng, đấu giá lên tới 1.684 tỉ đồng là bất thường

Cùng tham gia thảo luận, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An) cho biết, thời gian qua, nhiều cuộc đấu giá có biểu hiện bất thường, trả giá quá cao so với mặt bằng chung, nhất là tài sản công (quyền sử dụng đất, quyền khai thác mỏ), giá trả cao hơn giá khởi điểm tới 204 lần. Lấy ví dụ giá khởi điểm 24 tỉ đồng nhưng giá trúng đấu giá lên tới 1.684 tỉ đồng, nữ đại biểu cho rằng, luật chưa quy định đấu giá viên hoặc người có tài sản đấu giá được quyền dừng hoặc yêu cầu dừng cuộc đấu giá để xử lý các trường hợp tương tự.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Đồng Nai đấu giá 17 khu đất vàng ước thu hơn 10.000 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 28.11, theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, dự kiến từ nay đến hết năm 2025, Đồng Nai tổ chức đấu giá 17 khu đất, ước thu khoảng 10.000 tỉ đồng.

Vụ ra giá khởi điểm đất ở nông thôn “trên trời”, dừng hẳn đấu giá

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Liên quan đến việc UBND huyện Đức Thọ từng phê duyệt tổ chức đấu giá 9 lô đất ở nông thôn tại thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy với giá khởi điểm “trên trời” mà Báo Lao Động đã phản ánh, hiện chính quyền địa phương khẳng định đã dừng hẳn việc đấu giá những lô đất này.

Thời hạn nộp hồ sơ tham gia đấu giá dài dẫn tới tình trạng sốt ảo, dìm giá

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo đại biểu Quốc hội, khi nộp hồ sơ thì có thể rất đông người nộp, “tạo cơn sốt thị trường ảo”, tuy nhiên khi nộp tiền đặt trước thì lại lác đác vài người nộp, gây nên tình trạng hồ sơ "ảo" khó kiểm soát, “dìm giá”.

Đề xuất xử lý hình sự với người bỏ cọc, không thực hiện kết quả trúng đấu giá

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Để xử lý người trúng đấu giá rồi bỏ cọc, đại biểu Quốc hội đề nghị phạt vi phạm hành chính, tăng tiền đặt cọc so với quy định hiện hành, không cho các đối tượng này tham gia đấu giá lần sau, thậm chí là xử lý hình sự.

Nhiều công trình, việc làm thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Trà Vân |

Các cấp Công thành phố Đà Nẵng đã có những công trình, việc làm ý nghĩa, thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Loạt sạp hàng ở các khu chợ sỉ tại TPHCM đóng cửa mùa cao điểm mua sắm

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Hiện đang vào mùa cao điểm mua sắm lớn nhất trong năm, nhưng tại nhiều khu chợ sỉ lớn ở TPHCM như chợ Bình Tây, chợ Tân Bình... hàng loạt sạp hàng phải đóng cửa vì vắng khách.

2023 – thời của những “diễn viên triệu USD” Thái Hòa, Trấn Thành

Bình An |

Năm 2023 đánh dấu thành công và sự tỏa sáng của những diễn viên được mệnh danh “triệu USD” của phim Việt.

Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức thừa nhận sai sau khi được tòa cho gặp mẹ

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 30.11, mẹ bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) được Hội đồng xét xử cho gặp con trai để động viên, thăm hỏi. Trình bày trước tòa sau buổi gặp mẹ, bị cáo Quân thừa nhận hành vi theo cáo trạng nêu và xin HĐXX được làm đơn xin khắc phục hậu quả vụ án.

Đồng Nai đấu giá 17 khu đất vàng ước thu hơn 10.000 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 28.11, theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, dự kiến từ nay đến hết năm 2025, Đồng Nai tổ chức đấu giá 17 khu đất, ước thu khoảng 10.000 tỉ đồng.

Vụ ra giá khởi điểm đất ở nông thôn “trên trời”, dừng hẳn đấu giá

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Liên quan đến việc UBND huyện Đức Thọ từng phê duyệt tổ chức đấu giá 9 lô đất ở nông thôn tại thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy với giá khởi điểm “trên trời” mà Báo Lao Động đã phản ánh, hiện chính quyền địa phương khẳng định đã dừng hẳn việc đấu giá những lô đất này.

Thời hạn nộp hồ sơ tham gia đấu giá dài dẫn tới tình trạng sốt ảo, dìm giá

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo đại biểu Quốc hội, khi nộp hồ sơ thì có thể rất đông người nộp, “tạo cơn sốt thị trường ảo”, tuy nhiên khi nộp tiền đặt trước thì lại lác đác vài người nộp, gây nên tình trạng hồ sơ "ảo" khó kiểm soát, “dìm giá”.

Đề xuất xử lý hình sự với người bỏ cọc, không thực hiện kết quả trúng đấu giá

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Để xử lý người trúng đấu giá rồi bỏ cọc, đại biểu Quốc hội đề nghị phạt vi phạm hành chính, tăng tiền đặt cọc so với quy định hiện hành, không cho các đối tượng này tham gia đấu giá lần sau, thậm chí là xử lý hình sự.