Năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 32m2/người

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 32m2/người; phát triển mới khoảng 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở riêng lẻ; 2,5 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội; 1,3 triệu mét vuông sàn nhà ở tái định cư; 15,19 triệu mét vuông sàn nhà ở thương mại.

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 3627/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Việc phát triển nhà ở của Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030 gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ, quản lý theo quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh quy hoạch; quản lý chặt chẽ phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm; phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị theo hướng bền vững.

Hà Nội sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên sông Hồng và sông Đuống...

Hà Nội chú trọng phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở...

Dự báo nhu cầu tổng thể nhà ở giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố là 89 triệu mét vuông sàn. Trong đó, nhu cầu nhà ở giai đoạn 2021-2025 khoảng 44 triệu mét vuông sàn; giai đoạn 2026-2030 là 45 triệu mét vuông sàn. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2021-2030 là khoảng 880.000 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 11.700 tỉ đồng.

Đến năm 2025, thành phố phấn đấu diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,5m2/người; phát triển mới 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở riêng lẻ; khoảng 1,25 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội; khoảng 0,565 triệu mét vuông sàn nhà ở tái định cư; 19,69 triệu mét vuông sàn nhà ở thương mại.

Triển khai cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, tập thể Bộ Tư pháp), các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại có phát sinh trong quá trình kiểm định và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.

Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 32m2/người; phát triển mới khoảng 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở riêng lẻ; 2,5 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội; 1,3 triệu mét vuông sàn nhà ở tái định cư; 15,19 triệu mét vuông sàn nhà ở thương mại.

Triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ (6 khu có tính khả thi cao: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và hoàn thành 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D)...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Công nhân mong sớm tiếp cận nhà ở xã hội, chủ đầu tư thi công ì ạch

NGUYỄN TRƯỜNG |

Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 32 khu, cụm công nghiệp với hàng trăm nghìn công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp này, nhu cầu về nhà ở của CNLĐ là rất lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỉnh Ninh Bình chưa có bất kỳ khu nhà ở xã hội nào dành cho CNLĐ và người có thu nhập thấp. Trong khi đó, một số dự án nhà ở xã hội đã được phê duyệt nhưng tiến độ thi công chậm.

Chủ đầu tư nhà ở xã hội muốn chọn hình thức thực hiện nghĩa vụ

Gia Miêu |

Việc xây dựng nhà ở xã hội trong phạm vi dự án thương mại, các chủ đầu tư hoàn toàn thực hiện được. Người lao động có thu nhập từ trung bình đến thấp từ đó có thể tiếp cận được. Tuy nhiên, người lao động có thu nhập thấp chắc chắn sẽ không thể kham nổi chi phí sinh hoạt trong điều kiện hoàn cảnh này.

Công chức khó mua nhà ở xã hội nếu không có chính sách lương sát thực tế

Phương Ngân - Anh Tú |

Giấc mơ an cư của nhiều cán bộ, công chức tại TPHCM nhiều năm qua vẫn chưa thể thành hiện thực vì điều kiện, thu nhập không cho phép. Mong muốn có chính sách mua nhà ở xã hội, áp dụng sát với thực tế thu nhập của cán bộ là hy vọng duy nhất để cán bộ, công chức được an cư.

Muôn vàn lý do của doanh nghiệp chậm trả gốc lãi trái phiếu gửi về HNX

Đức Mạnh |

Chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán, do nhà đầu tư ở nước ngoài, lỗi kỹ thuật chuyển tiền... là những lý do mà doanh nghiệp phản hồi HNX về chậm trả gốc, lãi trái phiếu.

Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn Hà Nội: Tài xế nữ cũng không bỏ qua

PHẠM ĐÔNG |

Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, ngoài các nam tài xế bị kiểm tra, xử phạt, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cũng rà soát nhiều trường hợp tài xế là nữ điều khiển phương tiện cơ giới.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Bài học từ thế giới không tiền mặt của Thụy Điển

Thanh Hà |

Trong khảo sát gần đây, rất ít người Thụy Điển cho biết đã sử dụng tiền mặt trong 30 ngày trước đó và có tới 95% người từ 15-65 tuổi có ứng dụng thanh toán di động trong điện thoại.

Xe thư viện lưu động đưa kiến thức đến với học sinh vùng cao Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Các chuyến xe thư viện lưu động đến với học sinh người dân vùng sâu, vùng xa, các trường học trong tỉnh, góp phần nâng cao kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. 

Công nhân mong sớm tiếp cận nhà ở xã hội, chủ đầu tư thi công ì ạch

NGUYỄN TRƯỜNG |

Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 32 khu, cụm công nghiệp với hàng trăm nghìn công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp này, nhu cầu về nhà ở của CNLĐ là rất lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỉnh Ninh Bình chưa có bất kỳ khu nhà ở xã hội nào dành cho CNLĐ và người có thu nhập thấp. Trong khi đó, một số dự án nhà ở xã hội đã được phê duyệt nhưng tiến độ thi công chậm.

Chủ đầu tư nhà ở xã hội muốn chọn hình thức thực hiện nghĩa vụ

Gia Miêu |

Việc xây dựng nhà ở xã hội trong phạm vi dự án thương mại, các chủ đầu tư hoàn toàn thực hiện được. Người lao động có thu nhập từ trung bình đến thấp từ đó có thể tiếp cận được. Tuy nhiên, người lao động có thu nhập thấp chắc chắn sẽ không thể kham nổi chi phí sinh hoạt trong điều kiện hoàn cảnh này.

Công chức khó mua nhà ở xã hội nếu không có chính sách lương sát thực tế

Phương Ngân - Anh Tú |

Giấc mơ an cư của nhiều cán bộ, công chức tại TPHCM nhiều năm qua vẫn chưa thể thành hiện thực vì điều kiện, thu nhập không cho phép. Mong muốn có chính sách mua nhà ở xã hội, áp dụng sát với thực tế thu nhập của cán bộ là hy vọng duy nhất để cán bộ, công chức được an cư.