Môi giới bất động sản tất bật hẹn khách chờ ngày “mở cửa”

ANH HUY |

Dù chưa có thông tin chính thức về việc giãn cách tiếp hay chưa nhưng mấy ngày gần đây, các môi giới bất động sản bắt đầu tất bật để hẹn khách xem đất.

Sau gần 2 tháng Thủ đô thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều môi giới bất động sản (BĐS) đang ngóng chờ ngày “mở cửa” để trở lại công việc, đón tiếp khách.

Ở một số vùng ven của Hà Nội, địa bàn thuộc vùng xanh bắt đầu xuất hiện bóng dáng của những môi giới đưa khách đi xem đất.

Chia sẻ với PV, anh Đình Quân – một môi giới đất ở Sơn Tây (Hà Nội) nói rằng mấy ngày hôm nay anh đã bắt đầu trở lại công việc. Những khách đã liên hệ với anh từ trước thì nay đã sẵn sàng để gọi điện đặt lịch lại với họ.

“Mặc dù chưa biết được Hà Nội tiếp tục giãn cách hay nới lỏng nhưng cứ hẹn trước để khách có thời gian chuẩn bị. Mình cũng có kế hoạch và sắp xếp đón tiếp cho chu đáo”, Quân kể.

Theo anh Quân, trong gần 2 tháng Hà Nội giãn cách xã hội, anh chỉ có thể tư vấn khách hàng qua điện thoại, lượng khách hàng quan tâm tới BĐS vẫn ổn định.

"Trong mùa dịch ai cũng bị ảnh hưởng về thu nhập, nhiều khách hàng của tôi vẫn phải ở nhà thuê. Kế hoạch mua nhà của họ đã chuẩn bị từ trước nên cũng muốn giao dịch nhanh chóng để chuyển về nhà ở mới, cắt bớt chi phí thuê nhà đi. Từ hôm có thông tin Hà Nội mở cửa trở lại, nhiều khách hàng còn chủ động gọi điện trước để hẹn ngày xem đất, xem nhà" - anh Quân nói.

Chị Phương Huyền – nhân viên môi giới của Công ty BĐS Quang Anh (Nam Từ Liêm) tâm sự, dù chưa biết được tình huống những ngày sắp tới ra sao nhưng chị đã chốt được một khách vào ngày giờ cụ thể (nếu Hà Nội được nới lỏng - PV) để đi xem đất.

“Sau 2 tháng không được hoạt động, bây giờ Hà Nội trở lại bình thường mới, tôi nghĩ nghề môi giới BĐS sẽ bận rộn, vì việc bị dồn trong thời gian dài", chị Huyền chia sẻ.

Một số văn phòng bất động sản rục rịch hoạt động trở lại. Ảnh Cao Nguyên.
Một số văn phòng BĐS rục rịch hoạt động trở lại. Ảnh Cao Nguyên.

Khi trao đổi với Lao Động, ông Vũ Trường Thắng - Giám đốc Công ty cổ phần Winhousing cho biết, do đại dịch COVID-19 kéo dài khiến các dự án BĐS tắc nghẽn, nhiều doanh nghiệp, sàn giao dịch đã đuối sức, phải tìm cách "thoát thân" bằng việc áp dụng công nghệ, bán hàng online, livestream…

Theo ông Thắng, hiện nay do công ty vẫn nằm trong vùng đỏ nên hiện tại các nhân viên vẫn chưa thể đi làm bình thường trở lại. Các dự án do sàn môi giới bất động sản của ông Thắng đang bán đều nằm ở tỉnh, trong khi đó việc ra vào TP.Hà Nội cũng vẫn rất hạn chế.

Để đảm bảo an toàn cho khách hàng và môi giới, nên công ty của ông Thắng vẫn chưa có cụ thể kế hoạch triển khai bán hàng trực tiếp nào. Công ty vẫn chủ yếu tập trung tổ chức các buổi bán hàng livestream thông qua video, hình ảnh 360 độ và áp dụng công nghệ VR Tour 360 - mô phỏng như thật, tái hiện đầy đủ, trực quan và sinh động các hình ảnh và trải nghiệm thực tế, có thể bằng hình ảnh thực tế hoặc hình ảnh giả lập 3D.

Bên cạnh đó, ông Thắng cũng khẳng định, công dụng từ việc bán hàng livestream giúp môi giới tiếp cận, tư vấn được nhiều khách hàng cùng lúc, ai có nhu cầu thật sự sẽ hẹn ngày đến xem trực tiếp. Do đó, kể cả khi đã vào trạng thái bình thường mới, sàn môi giới của anh sẽ kết hợp cả tư vấn trực tiếp và livestream bán hàng.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt môi giới bất động sản “vỡ mộng” đổi đời

CAO NGUYÊN |

Trong thời buổi dịch bệnh phức tạp, hầu hết nhân viên môi giới phải tạm thời nghỉ việc, không có thu nhập, thậm chí phải nhận đồ thực phẩm cứu trợ. Nhiều môi giới bị vỡ mộng khi trước đây từng nghĩ làm nghề này sẽ có cơ hội đổi đời.

“Mánh khóe” kiếm tiền của môi giới bất động sản

ANH HUY |

Dịch bệnh kéo dài, nhiều môi giới bất động sản đã phải chuyển sang nghề khác nhưng cũng có những nhân viên môi giới bám trụ với nghề. Tuy nhiên, để có tiền trang trải, không ít trong số họ phải đưa ra nhiều "mánh" kiếm tiền để duy trì cuộc sống.

Kế hoạch bám trụ nghề của nhân viên môi giới bất động sản

CAO NGUYÊN |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh tới toàn thị trường bất động sản, hàng trăm nghìn môi giới là những người lao đao nhất lúc này. Giới chuyên gia cho rằng để có thể tiếp tục tồn tại với nghề, môi giới cần phải lên kế hoạch bài bản hơn, thậm chí còn phải chuẩn bị bước đệm thật chắc chắn hơn sau dịch.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Hàng loạt môi giới bất động sản “vỡ mộng” đổi đời

CAO NGUYÊN |

Trong thời buổi dịch bệnh phức tạp, hầu hết nhân viên môi giới phải tạm thời nghỉ việc, không có thu nhập, thậm chí phải nhận đồ thực phẩm cứu trợ. Nhiều môi giới bị vỡ mộng khi trước đây từng nghĩ làm nghề này sẽ có cơ hội đổi đời.

“Mánh khóe” kiếm tiền của môi giới bất động sản

ANH HUY |

Dịch bệnh kéo dài, nhiều môi giới bất động sản đã phải chuyển sang nghề khác nhưng cũng có những nhân viên môi giới bám trụ với nghề. Tuy nhiên, để có tiền trang trải, không ít trong số họ phải đưa ra nhiều "mánh" kiếm tiền để duy trì cuộc sống.

Kế hoạch bám trụ nghề của nhân viên môi giới bất động sản

CAO NGUYÊN |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh tới toàn thị trường bất động sản, hàng trăm nghìn môi giới là những người lao đao nhất lúc này. Giới chuyên gia cho rằng để có thể tiếp tục tồn tại với nghề, môi giới cần phải lên kế hoạch bài bản hơn, thậm chí còn phải chuẩn bị bước đệm thật chắc chắn hơn sau dịch.