Mang giấc mơ an cư đến hàng triệu người lao động

Gia Miêu |

Cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ một cách cụ thể các vướng mắc trong đầu tư, có các chính sách ưu đãi để hút các doanh nghiệp tham gia làm nhà ở vừa túi tiền, kéo giá nhà về gần với khả năng chi trả của người lao động.

Lệch pha cung cầu

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2021 đến nay chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng vì ảnh hưởng chung của đại dịch COVID-19. Hầu hết các dự án nhà ở xã hội đều bị chậm tiến độ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh là do chưa có sự thống nhất các quy định của pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đầu tư và Nghị định số 82/2018/NĐ- CP ngày 22/5/ 2018 của Chính phủ về quy định quản lý KCN và khu kinh tế.

Riêng tại TPHCM, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cũng cho biết đang có sự lệch pha về cung cầu lẫn các phân khúc nhà ở tại thành phố. Giai đoạn 2016 - 2020, TPHCM phát triển 15.000 căn nhà ở xã hội, chỉ đạt 75% kế hoạch. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của người dân rất cao, giá nhà lại vượt mức thu nhập của nhiều gia đình. Thậm chí trong năm 2021 vừa, TPHCM hầu như không có dự án nhà ở vừa túi tiền nào ra mắt, người dân rất khó để tìm được căn hộ có giá dưới 30 triệu đồng/m². "Nhiều dự án dự kiến bán với giá "mềm", dưới 35 triệu đồng/m², song do mất cân đối cung cầu nên sau đó lại đẩy giá lên quá cao", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết.

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, việc dành quỹ đất làm nhà ở cho công nhân KCN cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trong thực tế, mới chỉ có khoảng 41% diện tích và khoảng 250/600 ha đất được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Cùng với đó nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho chủ đầu tư và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội trong đó có nhà ở cho công nhân KCN vẫn còn thiếu.

Doanh nghiệp “xắn tay” vào cuộc

Mục tiêu xây dựng nhà ở giá rẻ cho người lao động đang được các doanh nghiệp hiện thực hoá bằng những mục tiêu cụ thể. Mới đây, sáng kiến "Nhà ở vừa túi tiền" với chất lượng đảm bảo, dành cho nhu cầu phổ thông được khởi xướng bởi 3 công ty là Tập đoàn Hưng Thịnh, Đồng Tâm Group, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành với mục tiêu xây dựng hàng triệu căn nhà giá vừa túi tiền tại TPHCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai. Theo đó, trước mắt 3 tập đoàn này sẽ xây dựng trước khoảng 100.000 căn nhà. Dự kiến mức giá bán mỗi m2 căn hộ tại TPHCM là dưới 25 triệu đồng và tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai là dưới 20 triệu đồng, thậm chí có thể rẻ hơn nữa nếu nhận được các ưu đãi về tiền sử dụng đất, lãi suất... Trong đó, Hưng Thịnh cam kết xây dựng nhà chất lượng đảm bảo, giá thành phù hợp với người có thu nhập thấp và trung bình thông qua việc tối ưu hóa hệ sinh thái của Tập đoàn, trong khi Đồng Tâm Group và Gỗ Trường Thành sẽ cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, đồ nội thất..., góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng ngôi nhà cho nhu cầu phổ thông.

Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Đồng Tâm Group khẳng định, khi tham gia vào sáng kiến, các doanh nghiệp không đặt mục tiêu lợi nhuận, mà đề cao tinh thần trách nhiệm xã hội, tạo dựng giá trị chung cho cộng đồng thông qua việc cung cấp nhà ở vừa túi tiền phục vụ nhu cầu của đại bộ phận người dân.

Liên quan tới giá thành, mặc dù không công bố con số cụ thể, nhưng ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành cho biết, các doanh nghiệp tham gia sáng kiến sẽ không loại trừ bất cứ giải pháp nào để đưa giá nhà về mức thấp nhất có thể, mà vẫn đảm chất lượng công trình.“Điều chúng tôi hướng đến không chỉ là một ngôi nhà vừa túi tiền, mà còn là nơi an cư chất lượng, ổn định lâu dài dành cho người lao động. Chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc làm sao để người lao động có thu nhập trung bình chỉ từ 10 triệu đồng/tháng vẫn có thể sở hữu nhà, thay vì trả tiền nhà trọ hàng tháng thì họ trả góp cho ngôi nhà đó và điều này cần sự hỗ trợ về nhiều mặt”, ông Tín cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long cho rằng  cần sớm xây dựng chính sách, cơ chế đặc thù cho nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ hướng đến xã hội hóa, cần giảm thuế VAT và triển khai các gói hỗ trợ tài chính cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ. Đặc biệt, cần cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, bởi hiện nay, chỉ tính riêng thời gian hoàn thủ tục đầu tư dự án đã mất 2-3 năm, trong khi nhu cầu nhà ở của người dân là cấp thiết và hiện nay từng ngày.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết về gói hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa được Quốc hội thông qua. Theo nội dung và đề xuất của Bộ Xây dựng, có 2 chính sách hỗ trợ, một là hỗ trợ trực tiếp cho Ngân hàng Chính sách xã hội để ngân hàng cho vay thuê mua nhà, dự kiến 15.000 tỉ đồng. Hai là, hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ theo gói 40.000 tỉ đồng trong 2 năm 2022-2023. Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết thêm Bộ Xây dựng sẽ có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, bảo đảm nguồn tiền phải dành cho dự án, phải có nguồn tín dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội vay và phải có dự án cho doanh nghiệp phát triển  nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vay. Đặc biệt, Nhà nước sẽ hỗ trợ 2% lãi suất cho các doanh nghiệp làm dự án.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Rà soát tìm kiếm quỹ đất triển khai xây dựng nhà ở cho người lao động

B. Chương |

Để phục vụ nhà ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn, TPHCM sẽ cần phát triển thêm 612.000 m² sàn nhà ở và bài toán đặt ra chính là làm thế nào để có quỹ đất phù hợp.

Bình Dương sẽ xây dựng thêm dự án nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hiện nay, Bình Dương đã xây dựng được nhiều dự án nhà ở xã hội, tuy nhiên mới đáp ứng được 1/5 nhu cầu của người lao động.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Rà soát tìm kiếm quỹ đất triển khai xây dựng nhà ở cho người lao động

B. Chương |

Để phục vụ nhà ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn, TPHCM sẽ cần phát triển thêm 612.000 m² sàn nhà ở và bài toán đặt ra chính là làm thế nào để có quỹ đất phù hợp.

Bình Dương sẽ xây dựng thêm dự án nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hiện nay, Bình Dương đã xây dựng được nhiều dự án nhà ở xã hội, tuy nhiên mới đáp ứng được 1/5 nhu cầu của người lao động.