Lý giải lệch pha phân khúc nhà ở khiến giá nhà bị đẩy lên cao

ANH HUY |

Một trong những nguyên nhân khiến giá nhà, giá căn hộ tăng nhanh thời gian qua là thị trường lệch pha về phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở cao cấp.

Khoảng 5 năm trở lại đây nguồn cung sản phẩm nhà ở thuộc phân khúc bình dân (dưới 25 triệu đồng/m2) có sự sụt giảm mạnh, trong khi đó phân khúc nhà ở trung - cao cấp trên thị trường đang dư thừa khá lớn. Các sản phẩm cao cấp nhằm mục đích đầu tư, đầu cơ đang ngày càng chiếm số lượng áp đảo.

Đáng quan ngại, chính sự lệch pha này đã khiến cho giá nhà ngày càng tăng cao, khiến cho nhu cầu sở hữu nhà của nhóm người thu nhập thấp - trung bình ngày càng khó khăn, vì giá nhà vượt xa khả năng tài chính để chi trả.

Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing ghi nhận, thị trường chung cư Hà Nội có dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở bình dân "sạch bóng" trong quý I/2024.

Theo Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2024, trên thị trường bất động sản Hà Nội gần như không xuất hiện dự án căn hộ bình dân với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2, thay vào đó là sự tăng trưởng của phân khúc căn hộ cao cấp.

Nhiều chuyên gia nhận định tình trạng mất cân đối cung - cầu là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản khó phát triển bền vững.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết, sự mất cân đối cung - cầu nhà ở bình dân chủ yếu là do các khó khăn về pháp lý trong nhiều dự án kéo dài từ nhiều năm qua.

Một số dự án may mắn được phê duyệt và triển khai thực hiện lại bị doanh nghiệp "nâng cấp" và chuyển từ dự án nhà ở trung cấp, bình dân thành nhà ở cao cấp hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Vị chuyên gia này phân tích, nguyên nhân chính khiến giá nhà, giá căn hộ tăng nhanh chóng trong thời gian qua là do thị trường tập trung quá nhiều vào các sản phẩm cao cấp trong khi nhà ở phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân lại thiếu hụt.

Những căn hộ cao cấp chiếm phần lớn nguồn cung trên thị trường, tạo ra tình trạng đầu cơ, găm giữ và đẩy giá bất động sản lên cao.

Để giải quyết vấn đề này, theo các chuyên gia cần có sự can thiệp của các nhà phát triển bất động sản và các bên liên quan khác trong việc tăng cường nguồn cung nhà ở với mức giá phù hợp.

Để phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá thấp - vừa túi tiền, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - cho rằng, trước hết nhà nước cần đưa ra định nghĩa chính thức cho phân khúc sản phẩm này.

Ngoài ra, cần phải nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi riêng để khuyến khích chủ đầu tư tham gia phát triển, nhằm gia tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân.

Ưu tiên các dự án nhà ở giá thấp tại những vị trí có giao thông kết nối thuận lợi, không quá xa trung tâm đô thị, có chính sách hỗ trợ về tiền thuế.

Các chuyên gia nhận định thêm, nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá sẽ có nhiều điểm sáng hơn nhờ các luật liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai đã được thông qua và có hiệu lực sớm từ ngày 1.8.2024.

Hành lang pháp lý rõ ràng, điểm nghẽn được khơi thông và lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm nhiều hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở bình dân, nhà ở xã hội mới.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Thêm nhiều cơ chế đột phá giúp Hà Nội phát triển nhà ở xã hội

Linh Trang |

Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).

Dần cạn kiệt nguồn cung nhà ở giá bình dân

Bảo Chương |

Kết quả nghiên cứu thị trường của nhiều đơn vị bất động sản cho thấy, đến lúc này phân khúc nhà ở giá bình dân đã cạn kiệt.

Nhiều cơ chế mới thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển ở Hà Nội

Linh Trang - Hải Danh |

Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với 7 Chương và 54 Điều. Đáng chú ý, luật đã dành riêng Điều 30 để quy định về vấn đề phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NƠXH) nói riêng. Theo luật sư, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều cơ chế thông thoáng hơn thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển.

Trước ông Trump, nhiều tổng thống Mỹ từng bị bắn hoặc ám sát

Ngọc Vân |

Ngoài ông Donald Trump, nhiều tổng thống, cựu tổng thống hoặc ứng viên tổng thống Mỹ đã bị bắn hoặc ám sát.

Hiện trạng nhà 107 Trần Hưng Đạo ở Hà Nội sau gần 10 năm xảy ra đổ sập

Nhật Minh |

Hà Nội - Sau nhiều năm xảy ra sự cố đổ sập nhà, hiện nay, căn nhà số 107 Trần Hưng Đạo đang bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, bên ngoài quây tôn kín mít.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn trong cơn “khát” vốn

Lục Giang |

Phát hành cổ phiếu tăng vốn là phương thức được nhiều doanh nghiệp bất động sản trên sàn triển khai nhằm tái cơ cấu nợ, đầu tư phát triển dự án,…

Bản tin công đoàn: Loạt thầu phụ của Hitech Vina đứng trước nguy cơ phá sản

NHÓM PV |

Loạt thầu phụ bị Hitech Vina chậm thanh toán cầu cứu tỉnh Bắc Ninh; Hiện trường vụ 1 công nhân tử vong sau khi bị cuốn vào gầm xe bán tải; Làm việc ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, người lao động cần lưu ý gì?...

Chủ đầu tư “mất tích”, khu dân cư ở Long An 20 năm dang dở

An Long |

Được giao đất hơn 20 năm nhưng Dự án Khu dân cư Gò Đen đến nay vẫn dang dở và cơ quan chức năng tỉnh Long An không sao liên lạc được với đại diện chủ đầu tư.

Thêm nhiều cơ chế đột phá giúp Hà Nội phát triển nhà ở xã hội

Linh Trang |

Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).

Dần cạn kiệt nguồn cung nhà ở giá bình dân

Bảo Chương |

Kết quả nghiên cứu thị trường của nhiều đơn vị bất động sản cho thấy, đến lúc này phân khúc nhà ở giá bình dân đã cạn kiệt.

Nhiều cơ chế mới thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển ở Hà Nội

Linh Trang - Hải Danh |

Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với 7 Chương và 54 Điều. Đáng chú ý, luật đã dành riêng Điều 30 để quy định về vấn đề phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NƠXH) nói riêng. Theo luật sư, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều cơ chế thông thoáng hơn thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển.