Thị trường bất động sản Bắc Ninh:

Lực đẩy mạnh mẽ từ kỳ tích thu hút vốn FDI

Gia Miêu |

Sự phát triển vượt bậc trong thu hút vốn FDI của Bắc Ninh thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường bất động sản (BĐS) phát triển. Đặc biệt, sự tác động này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới từ năm 2020.

“Kỳ tích” thu hút vốn FDI

Câu chuyện thu hút đầu tư FDI của Bắc Ninh từng được xem là kỳ tích. Năm 1997, khi mới tái lập tỉnh Bắc Ninh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là dự án nhỏ, quy mô vốn thấp, tập trung vào các ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng cao cấp. Riêng công nghiệp điện tử chỉ có 2 dự án của Canon, với vốn đầu tư 130 triệu USD, chiếm 14% tổng số vốn đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Ninh.

Hai mươi năm sau đó, Bắc Ninh đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phồn thịnh của Việt Nam, đứng đầu toàn quốc về thành tích đầu tư nước ngoài. Hiện Bắc Ninh có 1.134 dự án đầu tư, đạt tổng số tiền khổng lồ 17,79 tỉ USD trên diện tích 6.397,68ha, tập trung tại 16 khu công nghiệp. Thành công lớn nhất trong chiến lược trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh là thu hút được Tập đoàn Samsung. Đại bản doanh của Samsung đặt tại KCN Yên Phong, đây là KCN thu hút vốn đầu tư FDI cao nhất Việt Nam. Bình quân 1ha tại đây thu hút được 0,04 tỉ USD vốn đầu tư.

Bắc Ninh đã tạo nên kỳ tích trong thu hút đầu tư FDI. Ảnh: Trần Quý – Báo Bắc Ninh
Bắc Ninh đã tạo nên kỳ tích trong thu hút đầu tư FDI. Ảnh: Trần Quý – Báo Bắc Ninh

Hiện tại Bắc Ninh tập trung gần 30 nghìn lao động, trong đó gần 20 nghìn lao động làm việc ở các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài gồm: Việt, Pháp, Mỹ, Nga, Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc… Thu nhập bình quân ở khu vực FDI của Bắc Ninh ngày càng tăng. Năm 2014 đạt 6,78 triệu đồng/người/tháng… Năm 2018 là 11,2 triệu đồng/người/tháng, gấp 1,55 lần khu vực đầu tư trong nước, đưa Bắc Ninh nhanh chóng trở thành Top đứng đầu toàn quốc về thành tích đầu tư nước ngoài.

Đánh thức thị trường bất động sản

Sự phát triển vượt bậc trong thu hút vốn FDI của Bắc Ninh thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường BĐS phát triển. Cùng với số lượng nhà máy mọc lên liên tục, gần 30 nghìn lao động đổ về tạo nên một lượng cầu “khổng lồ” về nhà ở chất lượng cao tại Bắc Ninh. Đây cũng là lý do các doanh nghiệp đồng loạt đổ về Bắc Ninh thời gian gần đây để đầu tư xây dựng các dự án chất lượng cao.

Nếu như trước kia chỉ có một hai doanh nghiệp coi Bắc Ninh là điểm đến thì nay thêm những cái tên mới như Vingroup, Him Lam, FLC, Apec Group… Cùng với đó, số lượng các khu đô thị từ chỗ chỉ đếm trên đầu ngón tay đến nay đã lên đến hai con số, đặc biệt là sự xuất hiện những khu đô thị hoàn chỉnh “all in one” trước đây chỉ xuất hiện tại những đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM thì nay đã có mặt tại thành phố Bắc Ninh.

Him Lam Green Park là khu đô thị hoàn chỉnh “all in one” tại Bắc Ninh
Him Lam Green Park là khu đô thị hoàn chỉnh “all in one” tại Bắc Ninh

Quan sát thực tế cho thấy, từ năm 2017, cuộc đua mở rộng thị phần của các đại gia tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt về quỹ đất. Khi quỹ đất tại trung tâm thành phố ngày càng eo hẹp, giá bất động sản tại khu vực này luôn ở mức cao. Các dự án Bất động sản bắt đầu chuyển ra khu vực trung tâm thành phố mở rộng và kề cạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn của tỉnh.

Cùng với việc mở rộng của các “ông lớn”, thị trường cũng chứng kiến xu hướng đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê của người dân địa phương. Bên cạnh đó là làn sóng của giới nhà giàu Hà Nội đổ về đầu tư nhà liền kề, biệt thự, căn hộ cho chuyên gia nước ngoài thuê tại các dự án BĐS cao cấp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, với vị trí địa lý thuận lợi, dư địa tăng giá cao, GDP đầu người luôn ở top 10 cả nước khiến Bắc Ninh trở thành mảnh đất màu mỡ dành cho các đại gia BĐS. Đặc biệt, trong thời gian tới Bắc Ninh đang hưởng lợi lớn từ việc đón nhận làn sóng mới của các doanh nghiệp sản xuất đổ về.

Cũng theo các chuyên gia, trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển đầu tư này, nhu cầu BĐS công nghiệp và nhà ở cao cấp - bình dân được dự báo sẽ tăng mạnh, đặc biệt ở các địa bàn các tỉnh lân cận Trung Quốc, nơi có khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nhân lực, môi trường đầu tư thông thoáng, hợp lý.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Vụ án cây xanh liên quan ông Nguyễn Đức Chung bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Việt Dũng |

Viện KSND Tối cao vừa có thông báo về việc trả hồ sơ vụ án cây xanh liên quan đến cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung để điều tra bổ sung.

Vụ bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Đang kiểm tra báo cáo của MVI Life

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng 12.4, xác nhận với PV Báo Lao Động, phía Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MVI (MVI Life) đã gửi báo cáo về vụ việc mua bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan.

Về đất Tổ Phú Thọ nghe làn điệu hát Xoan

Vân Hoa |

Hát Xoan ra đời trên mảnh đất trung du Phú Thọ từ thời đại Hùng Vương, đến nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ

Trẻ sơ sinh thở oxy do virus RSV, bệnh viện quá tải do số ca tăng nhanh

AN AN - MINH HÀ |

Những ngày gần đây, số bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp RSV tăng nhanh, đáng chú ý có nhiều trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản phải thở oxy, thở máy.

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người

Thùy Linh |

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người và dấu mốc này sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhận định 100 triệu người dân Việt Nam chính là tượng trưng cho “100 triệu hy vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp”. 

Tháo dỡ công trình trái phép rộng 3.000m2 ở đại thủy nông lớn nhất miền Bắc

Trần Tuấn |

Bắc Giang - Ngày 12.4, đại diện UBND huyện Lục Ngạn cho biết, cá nhân vi phạm đã hoàn thành tháo dỡ công trình trái phép trên hồ Cấm Sơn.

Chứng khoán: VN-Index sẽ giữ nhịp tăng để vượt ngưỡng 1.070 điểm

Gia Miêu |

VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính hồi phục trong phiên tiếp theo và thử thách lại ngưỡng cản gần quanh 1.07x điểm.

Kinh tế toàn cầu 2023 có thể tránh được suy giảm nghiêm trọng

Khánh Minh |

Nghiên cứu của Viện Brookings và tờ Financial Times về chỉ số theo dõi phục hồi kinh tế toàn cầu (Tiger) mới nhất cho thấy nền kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến và có thể tránh được suy giảm nghiêm trọng trong năm 2023.