Lợi nhuận sụt giảm mạnh ảnh hưởng khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản

Bảo Chương |

Các công ty bất động sản đang đối diện với vấn đề lớn, đó là khả năng trả nợ tiếp tục suy giảm do đòn bẩy cao và dòng tiền yếu.

Lợi nhuận sụt giảm mạnh

Báo cáo ngành bất động sản nhà ở vừa được Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) công bố cho thấy, lợi nhuận của các công ty phát triển bất động sản nhà ở niêm yết đã sụt giảm mạnh trong 9 tháng 2023 trong bối cảnh thị trường suy thoái.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận của các công ty bất động sản niêm yết giảm lần lượt 38% và 81% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức thấp nhất trong sáu năm qua do hoạt động kinh doanh cốt lõi sụt giảm trong bối cảnh cung và cầu yếu.

Chỉ một số ít chủ đầu tư như VHM, AGG, NLG và KDH ghi nhận tăng trưởng trong 9 tháng 2023 nhờ bàn giao các dự án lớn có kết quả bán hàng tốt từ năm trước.

Các dự án này nằm ở các thành phố loại 1 và vùng ngoại ô, nơi có nhu cầu nhà ở cao và không gặp trở ngại pháp lý.

Khả năng trả nợ của phần lớn các công ty tiếp tục suy giảm do đòn bẩy cao và dòng tiền yếu.

Tổng nợ của các công ty phát triển bất động sản niêm yết đã giảm 16% trong 9 tháng đầu năm 2023 do trả các khoản nợ đến hạn, đồng thời hoạt động phát triển dự án chậm lại trong bối cảnh thị trường suy thoái và vướng mắc pháp lý.

Trong khi đó, dòng tiền hoạt động kinh doanh đã giảm mạnh kể từ năm 2022 do hoạt động mở bán mới suy giảm, dẫn đến nguồn tiền mặt sụt giảm.

Theo VIS Rating, tổng nguồn tiền mặt của các công ty đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua. Ngoài ra, lượng trái phiếu đáo hạn lớn khoảng 114 nghìn tỉ đồng/năm trong giai đoạn 2023-2024 cũng sẽ làm gia tăng rủi ro tái cấp vốn.

“Chúng tôi cho rằng, khả năng trả nợ sẽ tiếp tục yếu do triển vọng lợi nhuận kém tích cực và nguồn tiền mặt sẽ vẫn ở mức thấp do căng thẳng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh”, VIS Rating đánh giá.

Áp lực từ việc đáo hạn trái phiếu

Trong bối cảnh thị trường vẫn ảm đạm, áp lực từ việc đáo hạn trái phiếu ngày càng nhân lên.

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 3.10.2023, có khoảng 69 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp với tổng dư nợ là khoảng 176.100 tỉ đồng. Trong đó, đa phần là những công ty địa ốc.

Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi mới đây, phía Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024 sẽ là 329.500 tỉ đồng. Đây là con số cao nhất trong 3 năm gần đây.

Hiện nay hoạt động đàm phán gia hạn trái phiếu đang diễn ra tích cực với kết quả khá thành công.

Tính đến ngày 3.10, hơn 50 tổ chức phát hành đã đạt được thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu với tổng giá trị hơn 95.200 tỉ đồng.

Chủ yếu thời gian đáo hạn điều chỉnh thêm hai năm, đẩy lùi áp lực trả nợ sang giai đoạn 2025 - 2026. Tuy nhiên, việc gia hạn không đồng nghĩa là xóa nợ. Các khó khăn vẫn tồn tại ở phía trước.

Trong bối cảnh này, tín hiệu tích cực của thị trường là khả năng tiếp cận vốn của ngành bất động sản đang dần cải thiện nhờ tín dụng kinh doanh bất động sản được mở rộng, bù đắp cho sự chậm lại của cho vay tiêu dùng bất động sản.

Các chủ đầu tư đã có nỗ lực trong việc cơ cấu lại danh mục dự án bất động sản thông qua M&A hoặc chuyển nhượng cổ phần, điều này tạm thời giúp các công ty khắc phục tình trạng thiếu thanh khoản.

Đồng thời, các ngân hàng tư nhân đang cung cấp vốn để hỗ trợ các chủ đầu tư tái cơ cấu dự án và nợ, dẫn đến tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 22% trong 9 tháng đầu năm 2023.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Trụ sở và các bất động sản tỉ đô của Vạn Thịnh Phát giờ ra sao?

Thanh Vũ - Anh Tú |

Trụ sở chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang cửa đóng then cài. Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác thuộc tập đoàn này vẫn đang hoạt động bình thường.

Lãi suất còn giảm để hỗ trợ bất động sản?

Minh Ánh |

Nhiều người vay ngân hàng để mua nhà giai đoạn vừa qua cho biết, lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm, nhưng vẫn ở mức trên 10%.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thể nhẹ đầu với nỗi lo mang tên pháp lý

Bảo Chương |

TPHCM - Các nhà phát triển dự án đều lường được những khó khăn và đã tính con đường để vượt qua nhưng riêng khó khăn về chính sách như pháp lý đầu tư, pháp lý cho thị trường bất động sản thì doanh nghiệp không tính được.

Ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản vẫn khó gặp nhau

TUYẾT LAN |

“Tín dụng vẫn đang chảy vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, số liệu này khá thấp so với các năm trước, đặc biệt ở thời kỳ thị trường bất động sản nóng sốt. Các ngân hàng vẫn luôn tích cực đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vì mối quan hệ cộng sinh. Nhưng chính doanh nghiệp bất động sản cũng phải thay đổi mình để đủ điều kiện vay vốn” - TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - nhận định trong buổi trao đổi với PV Báo Lao Động.

Sân golf nghìn tỉ đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống người dân

TRẦN TUẤN |

Là dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Giang, đang giải quyết việc làm cho hàng trăm người dân địa phương nhưng do chưa hoàn thiện hệ thống kè, mương thoát nước, Dự án Sân golf Việt Yên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhiều hộ dân khu vực giáp ranh mỗi khi mưa xuống.

Ám ảnh câu chuyện về thợ móc cống của tác giả đặc biệt đã nằm viết 20 năm

Huyền Chi |

Dù sức khỏe yếu, không thể đi lại, tác giả Nguyễn Phương Thúy vẫn nghị lực vượt lên nghịch cảnh, sáng tác 2 truyện ngắn về chủ đề công nhân, công đoàn, trong đó gây ấn tượng với tác phẩm "Bán mặt trong lòng đất".

Theo chân người Hải Dương đón mùa rươi Tứ Kỳ

Lê Tuyến |

Những ngày này, người dân ở đất Tứ Kỳ, Hải Dương nhiều khi đang trong bữa cơm, nhưng nghe con nước rút thì đều buông đũa, đi đong “bát rươi đầy”.

Khẳng định vị thế của Công đoàn Việt Nam trong phong trào Công đoàn quốc tế

Thu Trà thực hiện |

Thời gian qua, CĐ Việt Nam đã quán triệt, triển khai nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, triển khai công tác đối ngoại đạt nhiều kết quả tích cực. Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động về hoạt động đối ngoại của CĐ Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thịnh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Trưởng ban Đối ngoại Tổng LĐLĐVN cho biết:

Trụ sở và các bất động sản tỉ đô của Vạn Thịnh Phát giờ ra sao?

Thanh Vũ - Anh Tú |

Trụ sở chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang cửa đóng then cài. Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác thuộc tập đoàn này vẫn đang hoạt động bình thường.

Lãi suất còn giảm để hỗ trợ bất động sản?

Minh Ánh |

Nhiều người vay ngân hàng để mua nhà giai đoạn vừa qua cho biết, lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm, nhưng vẫn ở mức trên 10%.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thể nhẹ đầu với nỗi lo mang tên pháp lý

Bảo Chương |

TPHCM - Các nhà phát triển dự án đều lường được những khó khăn và đã tính con đường để vượt qua nhưng riêng khó khăn về chính sách như pháp lý đầu tư, pháp lý cho thị trường bất động sản thì doanh nghiệp không tính được.

Ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản vẫn khó gặp nhau

TUYẾT LAN |

“Tín dụng vẫn đang chảy vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, số liệu này khá thấp so với các năm trước, đặc biệt ở thời kỳ thị trường bất động sản nóng sốt. Các ngân hàng vẫn luôn tích cực đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vì mối quan hệ cộng sinh. Nhưng chính doanh nghiệp bất động sản cũng phải thay đổi mình để đủ điều kiện vay vốn” - TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - nhận định trong buổi trao đổi với PV Báo Lao Động.