Làng quê sôi sục vì sốt đất: Người dân lo mất kế sinh nhai

THU GIANG |

Không còn cảnh nhà nhà trồng và chế biến dược liệu bởi từ khi có các dự án khu đô thị mới, cuộc sống của đại đa số người dân ở làng Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) đã thay đổi chóng mặt, nhiều hộ dân tại đây đã phải xoay đủ nghề, đi làm công nhân để kiếm sống. 

Chật vật xoay xở

Như Lao Động đã phản ánh thông tin, giá đất ở làng Nghĩa Trai đang biến động mạnh theo dự án quy hoạch, có không ít nhà đầu tư, người dân tại đây đã "đón sóng" bằng cách chia nhỏ các lô đất nền thành những mảnh có diện tích từ 50 - 70m2 và tách riêng sổ đỏ để dễ thoát hàng. Đến thời điểm hiện tại, mặt bằng chung năm 2023, giá đất nền trên cả nước đang có xu hướng hạ nhiệt, nhưng nhiều lô đất trong ngõ hẻm, đường làng ở Nghĩa Trai vẫn đang rơi vào cảnh sốt giá bất thường và được một số môi giới tại đây thổi lên ngang ngửa với mức giá đất nền tại khu vực vùng ven Thủ đô.

Tìm hiểu của PV, dù giá đất nền tại Nghĩa Trai đang tăng theo dự án quy hoạch nhưng thông tin thực tế tại các văn phòng bất động sản trên địa bàn lượng giao dịch, mua bán đất đai tại đây đang diễn ra khá trầm lắng, thậm chỉ nhỏ giọt. Chị T.H (văn phòng bất động sản Hưng Yên) thông tin, giao dịch chuyển nhượng đất đai thời địa bàn không có nhiều do khó khăn chung của thị trường. Với nguồn vốn ít nên nhiều nhà đầu tư thường e ngại bỏ tiền mua đất đai thời điểm này.

Đặc biệt, với nguồn cung ít ỏi, nhu cầu cao nên có không ít nhà đầu tư, người dân đã vin vào cớ này để găm giữ đất nền, thậm chí đất nông nghiệp, chờ đợi thời điểm giá đất sẽ tăng cao. "Cầm 1 tỉ trong tay giờ cũng khó mua đất. Ở làng Nghĩa Trai tôi biết rất nhiều lô, trong đó có một mảnh đất thổ cư kèm theo đất vườn rộng rãi nhưng có mức giá bán khá cao, không dưới 40 triệu đồng/m2. Xu hướng chung, khi đất đai trở thành kênh đầu tư dễ sinh lời thì nhiều người dân tại đây cũng sẽ có tâm lý muốn giữ lại để chờ đợi dịp tăng giá, bán với mức giá cao hơn, nhất là khi tại đây đang có các dự án xây dựng khu đô thị mới" - người môi giới đất tên Linh (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) nói.

Mất nguồn cung dược liệu tại chỗ hơn 1 năm nay, anh N.A (chủ Cơ sở kinh doanh và chế biến dược liệu An Bình, thôn Nghĩa Trai) đã phải tìm cách thu mua, nhập nguồn nguyên vật liệu ở nơi khác với giá thành cao để duy trì hoạt động sản xuất. Anh N.A cho biết: "Trước kia, đa phần các xưởng sản xuất trong thôn sẽ thu mua nguyên liệu thô của bà con để chế biến tại chỗ và xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển, gỡ bỏ các thủ tục, hợp đồng rườm rà. Việc thu hồi đất nông nghiệp để triển khai dự án khu đô thị mới cũng có mặt hạn chế khi nhiều người dân trong làng hiện đã phải chuyển nghề, đa số họ đều đi làm công nhân. Nguồn nguyên liệu tại chỗ sụt giảm khiến nhiều xưởng sản xuất tại đây cả năm nay phải hoạt động cầm chừng, sụt giảm công suất 50%".

Kỳ vọng việc quy hoạch đô thị sẽ khiến đời sống khấm khá hơn nhưng ông Thành (xã Tân Quang) vẫn lo lắng khi nhiều người làm nông nghiệp tại đây đã quá tuổi lao động. Làng Nghĩa Trai là làng nghề truyền thống chuyên chế biến cây dược liệu đã có hàng trăm năm, trồng các loại cây dược liệu như kim cúc, hoắc hương, mã đề… Từ ngày ruộng đất thu hồi, hai người con của ông Thành cũng đã phải tìm việc đi làm công nhân, những người đã quá tuổi lao động như ông thì chỉ còn biết quanh quẩn ở nhà, bấu víu vào mảnh vườn trồng ít dược liệu theo mùa để kiếm thêm thu nhập.

Lo người dân mất đất, mất nghề

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, để phát triển quy hoạch làng nghề bền vững, quá trình chuyển đổi dự án buộc chủ đầu tư, chính quyền phải tạo điều kiện để duy trì làng nghề chứ không phải làm mất đi hồn cốt nông thôn. Đối với dự án đã được Nhà nước phê duyệt và đang trong quá trình triển khai, chính quyền địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện về quỹ đất để người dân duy trì nghề trồng cây dược liệu.

"Có nhiều bài toán đặt ra trong quá trình quy hoạch đô thị hoá, đối với những làng nghề có khả năng duy trì phát triển thì Nhà nước vẫn sẽ tạo mọi điều kiện. Trường hợp làng nghề đó hoạt động không còn hiệu quả nữa thì việc chuyển đổi này bắt buộc phải gắn liền, giải quyết vấn đề kế sinh nhai, đảm bảo người dân có cuộc sống tốt hơn. Hạn chế việc quy hoạch khiến người dân mất nghề, mất đất, làm giàu riêng cho chủ đầu tư bất động sản" - KTS Phạm Thanh Tùng phân tích thêm.

Đồng quan điểm, nhiều KTS cũng cho rằng, đối với việc quy hoạch khu đô thị, nên có một cơ chế để ba bên bao gồm chính quyền, doanh nghiệp và người dân cùng hợp tác và chia sẻ lợi ích chung. Ví dụ như doanh nghiệp thỏa thuận, tạo môi trường, điều kiện phát triển kinh tế nhưng vẫn dành lại một phần diện tích nhỏ để người dân có thể làm ăn, kinh doanh.

Mặt khác, chính quyền khi đó sẽ đứng ra đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý, với các chính sách đền bù, hỗ trợ phù hợp về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp tạm thời cho doanh nghiệp, người dân trong tương lai...

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Làng quê sôi sục vì sốt đất: Chặn thổi giá gây sốt ảo

THU GIANG |

Việc giá đất sốt nóng được nhận định là ảnh hưởng không tốt đến thị trường BĐS, ảnh hưởng đến việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng, mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh của tỉnh Hưng Yên.

Làng quê sôi sục vì sốt đất: Nguy cơ mất nguồn dược liệu quý

THU GIANG |

Làng Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng và chế biến dược liệu. Tuy nhiên từ ngày có các dự án khu đô thị mới, giá đất nền tại đây đã liên tục “nhảy múa”, thậm chí có thời điểm còn đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường bất động sản (BĐS) trong nước.

Lộc rừng Tây Bắc: Cây dược liệu quý tạo sinh kế bền vững

Trần Trọng |

Từ những giá trị cây sâm mang lại, tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương đưa loại cây này trở thành dược liệu quý, làm chủ lực trong phát triển kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân Tây Bắc.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Làng quê sôi sục vì sốt đất: Chặn thổi giá gây sốt ảo

THU GIANG |

Việc giá đất sốt nóng được nhận định là ảnh hưởng không tốt đến thị trường BĐS, ảnh hưởng đến việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng, mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh của tỉnh Hưng Yên.

Làng quê sôi sục vì sốt đất: Nguy cơ mất nguồn dược liệu quý

THU GIANG |

Làng Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng và chế biến dược liệu. Tuy nhiên từ ngày có các dự án khu đô thị mới, giá đất nền tại đây đã liên tục “nhảy múa”, thậm chí có thời điểm còn đi ngược lại với xu hướng chung của thị trường bất động sản (BĐS) trong nước.

Lộc rừng Tây Bắc: Cây dược liệu quý tạo sinh kế bền vững

Trần Trọng |

Từ những giá trị cây sâm mang lại, tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương đưa loại cây này trở thành dược liệu quý, làm chủ lực trong phát triển kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân Tây Bắc.