Khó “trói” cá nhân mua nhà ở nước ngoài để lấy quốc tịch

Cao Nguyên |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đang lấy ý kiến dự thảo nghị định về đầu tư ra nước ngoài theo hướng ngăn chặn đầu tư bất động sản tại nước ngoài để mua quốc tịch, chống rửa tiền và các cá nhân lợi dụng để tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng rất khó. “Càng trói càng lỏng”, chỉ cần có quy định rõ ràng, cụ thể để mang lại lợi ích cho đất nước.

Cần thiết nhưng đã đủ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, hướng dẫn Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, thay thế Nghị định số 83/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài. Tại dự thảo, bổ sung nội dung đối với việc kinh doanh bất động sản, điều kiện để được đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể, “nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết quy định này nhằm hạn chế những rủi ro lách luật tại hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân. Ngoài việc bổ sung điều kiện để hạn chế cá nhân mua nhà ở nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bổ sung quy định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài dẫn chiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, là các cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Điều 2 Dự thảo Nghị định).

Cụ thể, trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài gồm cán bộ, công chức, viên chức (theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức); sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước; người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Quy định trên nhằm hạn chế rủi ro như việc các cá nhân đang có vấn đề ràng buộc trong nước có thể tẩu tán tài sản. Đồng thời, đảm bảo cá nhân khi đầu tư ra nước ngoài có đầy đủ tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh - đánh giá cao tính cần thiết của việc bổ sung quy định cấm cá nhân “đầu tư” ở nước ngoài mà không phục vụ cho mục đích kinh doanh. Bởi theo ông Doanh thực tế, không ít cá nhân là cán bộ của các cơ quan công quyền có 2 quốc tịch cùng lúc trên cơ sở chuyển tiền ra nước ngoài.

Vị chuyên gia này cho rằng, rất cần thiết để rà soát và bổ sung quy định nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển tiền không mục đích đầu tư, kinh doanh là việc phải làm sớm. Tuy nhiên, quy định nêu trong dự thảo có thể chưa đủ chặt chẽ để có thể quản lý, kiểm soát và ngăn chặn tình trạng lách luật. Cần nhiều biện pháp hơn nữa, nhất là khi các hoạt động chuyển tiền hiện nay rất tinh vi, có thể thực hiện qua nhiều kênh như liên doanh, liên kết rồi chuyển tiền trong liên doanh; nhờ đối tác hoặc cá nhân khác chuyển tiền…

Ông Doanh cho rằng, nên rà soát thêm các quy định về kiểm soát dòng tiền; xây dựng phối hợp với các quốc gia khác để kiểm soát từ 2 chiều đối với các giao dịch có nghi vấn…

Thay vì cấm thì quản lý chặt

Chia sẻ với Lao Động, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp), việc cấm đầu tư mua đất có mục đích cá nhân là hết sức cần thiết. Hiện nay chúng ta đang phòng chống rửa tiền, phòng chống tham nhũng. Nếu việc đầu tư ra nước ngoài với mục đích cá nhân thì cần phải có biện pháp ngăn chặn cụ thể. Tuy nhiên, có những người với mục đích đầu tư là chính đáng, mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc thì chúng ta cần phải có quy định ràng buộc rõ ràng.

Theo ông Hòa, bên cạnh việc bổ sung quy định pháp luật thì vai trò giám sát và minh bạch thông tin là rất quan trọng, đặc biệt đối với khối làm việc trong cơ quan nhà nước. Nếu việc giám sát được thực thi tốt sẽ hạn chế các trường hợp đầu tư bất động sản ra nước ngoài không vì mục đích sản xuất - kinh doanh mà nhằm động cơ khác

Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng - lại cho rằng cần đưa ra các quy định để nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp tư nhân được phép đầu tư vào những loại hình bất động sản nào ở nước ngoài. Chẳng hạn nên khuyến khích họ đầu tư vào bất động sản công nghiệp, đầu tư các bất động sản thương mại như trung tâm mua sắm... Như vậy vừa thu được ngoại tệ về cho đất nước, đưa thương hiệu Việt ra nước ngoài, quảng bá được hình ảnh Việt Nam tới các nước.

Còn nếu cá nhân, doanh nghiệp đầu tư mua một chục căn nhà ở nước ngoài để cho thuê, để mua đi bán lại hoặc để ở sẽ không có lợi cho đất nước mà lại bị mất ngoại tệ, cần hạn chế và thậm chí cấm.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 7, Việt Nam có 1.741 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 22,9 tỉ USD. Trong đó, vốn đã thực hiện đạt khoảng 9,65 tỉ USD.

Việt Nam cũng đã mở rộng đầu tư sang những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Châu Âu. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam thậm chí chuyển sang kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, cung cấp dịch vụ các loại (viễn thông, tài chính - ngân hàng, công nghệ thông tin, du lịch, xây dựng).

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Trùm bất động sản Trung Quốc lĩnh án tù vì tội tham nhũng

HỒNG HẠNH |

Trùm bất động sản Trung Quốc Nhậm Chí Cường bị kết án 18 năm vì tội tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng chức quyền.

Về đề xuất cho phép người nước ngoài mua bất động sản du lịch: Cần cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng

Thông Chí - Bảo Chương |

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam, đồng thời tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi toà nhà chung cư hơn so với tỉ lệ tối đa 30% hiện nay.

Bất động sản Việt Nam chớp lấy cơ hội vàng trước Hiệp định EVFTA và EVIPA

Nguyễn Thu |

Ngày 8.6, Quốc hội tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA – Hai văn kiện quan trọng này sẽ như tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa EU và Việt Nam, mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Trùm bất động sản Trung Quốc lĩnh án tù vì tội tham nhũng

HỒNG HẠNH |

Trùm bất động sản Trung Quốc Nhậm Chí Cường bị kết án 18 năm vì tội tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ và lạm dụng chức quyền.

Về đề xuất cho phép người nước ngoài mua bất động sản du lịch: Cần cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng

Thông Chí - Bảo Chương |

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam, đồng thời tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi toà nhà chung cư hơn so với tỉ lệ tối đa 30% hiện nay.

Bất động sản Việt Nam chớp lấy cơ hội vàng trước Hiệp định EVFTA và EVIPA

Nguyễn Thu |

Ngày 8.6, Quốc hội tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA – Hai văn kiện quan trọng này sẽ như tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa EU và Việt Nam, mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.