Hơn 11.000 căn hộ và nền đất tái định cư bỏ phí không sử dụng ở TPHCM

Gia Miêu |

Lượng căn hộ tái định cư thành phố đã xây dựng còn bỏ hoang chưa có người nhận hoặc căn hộ đã bàn giao nhưng người dân không vào ở do không phù hợp nhu cầu vẫn còn rất lớn.

Sở Xây dựng TPHCM vừa có Báo cáo Thường trực Ban chỉ đạo 167 về đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước giao cho Sở quản lý. Trong đó, đáng chú ý là nhà tái định cư thuộc sở hữu Nhà nước, về nhà, đất chưa sử dụng có 11.688 căn hộ và nền đất, bao gồm 9.434 căn hộ và 2.254 nền đất. Trong đó, 5.022 căn hộ và 41 nền đất đã có chủ trương bán đấu giá để thu hồi vốn. 

Đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước có 721 căn hộ tại 7 chung cư. Nhà công vụ thuộc sở hữu Nhà nước có 53 căn.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, tình hình quản lý sử dụng và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước đã được tháo gỡ nhiều vướng mắc tồn tại trước đó. Dẫu vậy, hiện nay công tác quản lý, sử dụng nhà sở hữu nhà nước còn một số tồn tại, bất cập.

Cụ thể, các văn bản chỉ quy định về quản lý tài sản Nhà nước được giao cho cơ quan làm trụ sở, mà không có mô hình giữ hộ, quản lý vận hành, cho thuê để tăng thêm ngân sách cho Nhà nước, cũng chưa có quy định về đấu giá cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước.

Sở Xây dựng kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó bổ sung chế độ giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý cho thuê, khai thác nguồn lực tài chính.

Sở Xây dựng cũng kiến nghị sửa đổi Luật Đấu giá, bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản Nhà nước. 

Tuy nhiên, trên tất cả thì vấn đề đang khiến cơ quan quản lý đau đầu nhất chính là lượng lớn nhà tái định cư xây xong rồi bỏ hoang nhiều năm qua. Thậm chí dù đem bán đấu giá thì vẫn ế ẩm chẳng ai mua.

Đơn cử như khu tái định cư có tổng diện tích lên tới 38,4ha ở phường Bình Khánh, TP.Thủ Đức thuộc chương trình xây dựng 12.500 căn hộ tái định cư cho người dân bị giải tỏa phục vụ Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Không có ai nhận nhà, bỏ hoang 5-6 năm qua nên 25 block nhà trong khu tái định cư 38,4 ha này trở nên hoang vắng.

Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn thành phố đang có nhiều dự án cần nhà tái định cư cho người dân, đặc biệt hơn 20.000 hộ dân sống ven và trên kênh rạch trong các dự án chỉnh trang đô thị.

Tuy nhiên, những hộ dân trong các dự án chỉnh trang đô thị khó có khả năng mua căn hộ tái định cư tại khu 38,4ha Bình Khánh bởi giá bán của các căn hộ quá cao, trên 50 triệu đồng/m2 sàn.

Bởi vì các hộ dân trên và ven kênh rạch vốn có diện tích nhà nhỏ, tiền bồi thường hỗ trợ thấp, thu nhập không ổn định sẽ không đủ khả năng mua căn hộ giá cao như vậy.

Do đó, Sở Xây dựng đã đề xuất cho bán đấu giá các khu căn hộ này và được UBND thành phố chấp thuận. Tuy nhiên, các lần tổ chức bán đấu giá đều thất bại. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, việc đấu giá đã nhiều lần thất bại nên có quá nhiều vấn đề cần phải thay đổi để thúc đẩy việc chào bán thành công.

Chẳng hạn việc bán sỉ hàng nghìn căn sẽ hạn chế khách mua vì chỉ thu hút các nhà đầu tư, tổ chức có vốn lớn tham gia, hiện số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cỡ này không nhiều.

Về mặt tâm lý, hàng nghìn căn hộ đưa ra chào bán có nguồn gốc là quỹ nhà tái định cư nên thường bị định kiến chất lượng không bằng nhà thương mại nên sẽ gây khó cho nhà đầu tư bán ra sau này.

Hơn nữa, dự án còn bị bỏ trống nhiều năm không người ở sẽ nhanh bị cũ và xuống cấp cũng đặt ra không ít thách thức cho nhà đầu tư tham gia đấu giá.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Khu tái định cư bỏ hoang, đừng ném tiền tỉ qua cửa sổ

THANH TUẤN |

Nhiều khu tái định cư được đầu tư hàng trăm tỉ đồng ở huyện Đắk Hà, Đắk Glei, tỉnh Kon Tum nhưng người dân không chịu vào ở, phải bỏ hoang do hạ tầng cơ sở vật chất yếu kém, thiếu thốn khiến ai cũng phải xót xa.

Khu tái định cư ở Đắk Nông bỏ hoang vì không có lối ra vào

Bảo Lâm |

Năm 2016, 20 hộ dân ở thôn Tân Lợi, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’ Lấp, Đắk Nông được tỉnh bố trí 20 lô đất tái định cư dọc Quốc lộ 14 sau khi bị giải tỏa, thu hồi đất. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm, khu tái định cư này vẫn đang bỏ hoang vì không có lối ra vào. Người dân liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết.

Xót xa khu tái định cư bỏ hoang lãng phí trong khi nhiều người thiếu nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều khu chung cư nhà ở xã hội và tái định cư nằm ở những khu vực đắc địa tại Hà Nội đã được xây dựng xong từ lâu nhưng tới nay vẫn đang bị bỏ hoang. Vì không đưa vào sử dụng khiến rác thải, cỏ dại bủa vây xung quanh các tòa nhà này.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Khu tái định cư bỏ hoang, đừng ném tiền tỉ qua cửa sổ

THANH TUẤN |

Nhiều khu tái định cư được đầu tư hàng trăm tỉ đồng ở huyện Đắk Hà, Đắk Glei, tỉnh Kon Tum nhưng người dân không chịu vào ở, phải bỏ hoang do hạ tầng cơ sở vật chất yếu kém, thiếu thốn khiến ai cũng phải xót xa.

Khu tái định cư ở Đắk Nông bỏ hoang vì không có lối ra vào

Bảo Lâm |

Năm 2016, 20 hộ dân ở thôn Tân Lợi, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’ Lấp, Đắk Nông được tỉnh bố trí 20 lô đất tái định cư dọc Quốc lộ 14 sau khi bị giải tỏa, thu hồi đất. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm, khu tái định cư này vẫn đang bỏ hoang vì không có lối ra vào. Người dân liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết.

Xót xa khu tái định cư bỏ hoang lãng phí trong khi nhiều người thiếu nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều khu chung cư nhà ở xã hội và tái định cư nằm ở những khu vực đắc địa tại Hà Nội đã được xây dựng xong từ lâu nhưng tới nay vẫn đang bị bỏ hoang. Vì không đưa vào sử dụng khiến rác thải, cỏ dại bủa vây xung quanh các tòa nhà này.