Hàng nghìn hộ dân bị “treo” quyền lợi vì không thể tách thửa

Gia Miêu |

Quá trình triển khai Quyết định 60 về diện tích tối thiểu được tách thửa của UBND TPHCM đang có nhiều vướng mắc, dẫn đến quyền lợi chính đáng của người dân bị “treo” trong nhiều năm qua.

Theo con số thống kê cho thấy có hàng nghìn hộ dân trên địa bàn TPHCM đang bị ảnh hưởng quyền lợi ngay sau khi Quyết định 60 về diện tích tối thiểu được tách thửa của UBND TPHCM có hiệu lực từ ngày 1.1.2018. Ghi nhận từ các quận, huyện cũng cho thấy số lượng hồ sơ được giải quyết tách thửa rất hạn chế do một số quy định của quyết định này đã làm khó người dân. Đó là thông tin được đưa ra tại tọa đàm "Tháo treo cho đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới" do Báo Thanh Niên tổ chức sáng ngày 13.10.

Cụ thể, Luật Đất đai chia đất ở thành 2 loại là đất ở đô thị và đất ở nông thôn thì quyết định 60 chia đất ở thành nhiều loại, gắn với quy hoạch như đất ở thuộc quy hoạch dân cư hiện hữu, hiện hữu chỉnh trang, đất xây dựng mới thấp tầng, cao tầng…. Từ đó, hàng nghìn hộ dân tại TPHCM bỗng dưng rơi vào quy hoạch treo, muốn tách thửa cho con, cháu... cũng không được.

Vợ chồng anh Nguyễn Ninh, ngụ tại quận Thủ Đức cho biết có miếng đất rộng gần 2.000 m2 ở phường Linh Tây (quận Thủ Đức, TPHCM) được quy hoạch là đất dân cư hiện hữu cải tạo, đang xin thủ tục tách thửa, phân lô và bán một phần đất để xoay xở nợ nần. Anh Ninh đã tiến hành san lấp mặt bằng, đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất và nộp hồ sơ xin tách thửa, nhưng hơn 2 năm qua vẫn không thể thực hiện.

Theo tìm hiểu thì được biết nhiều khu đất quy hoạch được thực hiện hàng chục năm nay đã lỗi thời, nhà ở gần kín hết nhưng không được coi là khu dân cư hiện hữu. Khi người dân xin được thực hiện tách thửa vẫn bị coi là đất ở hiện hữu cải tạo, khu dân cư xây dựng mới… Trong khi hai loại đất này không có trong khái niệm của Luật Đất đai 2013 khiến người dân không thể thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình, dù họ đã được chuyển thành đất ở và đã nộp tiền sử dụng đất đầy đủ.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, theo báo cáo mới đây của Sở Quy hoạch và Kiến trúc, toàn thành phố có hơn 14.000 ha đất nằm trong quy hoạch “đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới”. Với quy mô diện tích 2 loại đất nêu trên, thì có thể có hàng ngàn cá nhân, hộ gia đình đã không thể thực hiện được thủ tục tách thửa đất theo nhu cầu trong thời gian qua.

Cách đây hơn một tháng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan đã có công văn yêu cầu điều chỉnh hoặc xóa quy hoạch những khu vực quy hoạch thực hiện không khả thi để trả lại quyền và lợi ích hợp pháp của người dân liên quan đến quyết định 60. Tuy nhiên, mọi việc vẫn dẫm chân tại chỗ.

Ông Huỳnh Trịnh Phong, Trưởng phòng quản lý thực hiện quy hoạch Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, cho rằng Quyết định 60 ra đời và quan điểm của Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM xuyên suốt là không hạn chế nếu đất có quy hoạch chức năng là đất ở. Tuy nhiên, quy hoạch đã lập rất lâu và trước đó chưa quy hoạch đầy đủ. Đất dân cư xây dựng mới nhằm để cho các nhà đầu tư nhìn bản đồ tổng thể có thể thấy được và phân kỳ đầu tư thực hiện chứ không phải hạn chế quyền lợi của người dân. Vậy nên để giải quyết bài toán giữa nhà lập quy hoạch, nhà quản lý và quyền lợi của người dân, nên đề xuất, hiến kế ra giải pháp cho nhà quản lý.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Loay hoay với quy định tách thửa

Gia Miêu |

Việc sửa đổi một số nội dung trong quy định diện tích tối thiểu được tách thửa của thành phố Hồ Chí Minh vẫn dậm chân tại chỗ khiến cho việc giải quyết các hồ sơ của người dân cũng bị ách tắc.

Văn phòng đất đai huyện “vẽ” thêm thủ tục, ngâm hồ sơ tách thửa

NGUYỄN TRI |

Hơn 100 hồ sơ tách thửa đất đai tồn đọng, quá hạn giải quyết ở huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) do Văn phòng đăng ký đất đai huyện "vẽ" thêm thủ tục, ngâm hồ sơ khiến người dân bức xúc.

Khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc trong quy định tách thửa cho người dân

Gia Miêu |

Sau thời gian 2 năm áp dụng, Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của TPHCM quy định  diện tích tối thiểu được tách thửa đang cho thấy có nhiều bất cập và gây khó khăn cho người dân.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Loay hoay với quy định tách thửa

Gia Miêu |

Việc sửa đổi một số nội dung trong quy định diện tích tối thiểu được tách thửa của thành phố Hồ Chí Minh vẫn dậm chân tại chỗ khiến cho việc giải quyết các hồ sơ của người dân cũng bị ách tắc.

Văn phòng đất đai huyện “vẽ” thêm thủ tục, ngâm hồ sơ tách thửa

NGUYỄN TRI |

Hơn 100 hồ sơ tách thửa đất đai tồn đọng, quá hạn giải quyết ở huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) do Văn phòng đăng ký đất đai huyện "vẽ" thêm thủ tục, ngâm hồ sơ khiến người dân bức xúc.

Khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc trong quy định tách thửa cho người dân

Gia Miêu |

Sau thời gian 2 năm áp dụng, Quyết định 60/2017/QĐ-UBND của TPHCM quy định  diện tích tối thiểu được tách thửa đang cho thấy có nhiều bất cập và gây khó khăn cho người dân.